Lo khủng hoảng, giới trẻ Trung Quốc tiêu pha tiết kiệm
Giới nhân viên văn phòng ở Trung Quốc đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu đối với mọi loại hàng hóa và dịch vụ
Giới nhân viên văn phòng ở Trung Quốc đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu đối với mọi loại hàng hóa và dịch vụ, từ quần áo tới đồ ăn nhanh.
Điều này trái ngược hoàn toàn với những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhằm hạn chế tác động tiêu cực của suy thoái toàn cầu.
Phong trào “mỗi tuần tiêu 100 Nhân dân tệ”
Các website và blog nổi tiếng trong giới trẻ văn phòng Trung Quốc thời gian này đang ca ngợi đức tính tiết kiệm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gây khó cho nền kinh tế nước này.
Tháng 6 vừa qua, một nhân viên văn phòng 24 tuổi ở Bắc Kinh có tên Wang Hao đã tổ chức một chiến dịch trên blog cá nhân nhằm kêu gọi mọi người hạn chế chi phí sinh hoạt hàng tuần xuống mức 100 Nhân dân tệ (tương đương 14,6 USD, bằng khoảng 230.000 VND). Wang cho hay, hiện chiến dịch này của anh đã thu hút được 55.000 người tham gia.
“Khủng hoảng tài chính rõ ràng đã đem tới cho giới trẻ Trung Quốc, trong đó có tôi, một bài học về chi tiêu”, Wang nói.
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức cao nhất thế giới, hoạt động tiêu dùng ở nước này đã bùng nỗ mạnh mẽ. Giống như thanh niên ở các nước phương Tây, nhiều người trẻ Trung Quốc trong độ tuổi từ 20 - 40, nhất là tại các những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, thậm chí là “vung tay quá trán”, cho những mặt hàng xa xỉ như quần áo nhà thiết kế, hàng điện tử, các dịch vụ giải trí…
Ở Trung Quốc, những mặt hàng đắt tiền như các thiết bị công nghệ cao và đồ hiệu bán chạy như tôm tươi. Nhiều nhân viên văn phòng trẻ sẵn sàng chi cả tháng lương để mua những vật dụng như chiếc iPhone của Apple. “Từ khi tốt nghiệp đại học, cứ 6 tháng tôi lại thay điện thoại di động một lần”, anh Wang nói.
Tháng 11/2008, chính quyền thành phố Thượng Hải tổ chức một cuộc điều tra mà kết quả cho thấy, nhân viên văn phòng ở đây tiêu bình quân 2.500 Nhân dân tệ mỗi tháng. Trong khi đó, thu nhập hàng tháng trung bình đầu người tại các thành phố của Trung Quốc chỉ là 2.192 Nhân dân tệ (320 USD). Điều này chứng tỏ, nhiều thanh niên Trung Quốc đã chi tiêu vượt thu nhập.
Nhưng tình hình kinh tế đi xuống đang khiến nhiều thanh niên Trung Quốc thay đổi lối sống. Anh Wang cho hay: “Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, tôi cảm nhận được áp lực từ phía công ty của tôi, một công ty có vốn nước ngoài”. Hiện anh đang lo có ngày mất việc.
Có mối lo tương tự như anh Wang là lý do khiến nhiều người trẻ ở Trung Quốc hạn chế tiêu dùng, mặc dù phần lớn trong số họ không “cực đoan” tới mức hạn chế chi tiêu xuống mức 100 Nhân dân tệ mỗi tuần.
Riêng Wang, anh vẫn kiên quyết thực hiện mục tiêu chỉ chi 100 Nhân dân tệ mỗi tuần cho việc ăn uống, đi lại và giải trí. Tại Bắc Kinh, 100 Nhân dân tệ mua được 9 chiếc bánh Big Mac của hãng đồ ăn nhanh McDonald’s, đủ cho một tháng kết nối Internet tại nhà, hoặc 2 vé xem phim…
Để đạt mục tiêu này, anh Wang đã chuyển sang ăn bánh bao vào bữa trưa, thay vì pizza, đồng thời đạp xe 20 phút mỗi ngày để đi làm, thay vì đi xe bus.
Ngoài chiến dịch kể trên của anh Wang, một website khác ở Trung Quốc cũng đang phát động chiến dịch “tiêu mỗi tuần 100 Nhân dân tệ”. Nhiều diễn đàn trên mạng và các website khác cũng đưa ra các bí quyết hạn chế chi tiêu, bao gồm cả những công thức nấu ăn chỉ tốn dưới 10 Nhân dân tệ (1,46 USD) cho mỗi bữa.
Một website đã đưa ra “10 phương châm cho “mùa đông” tài chính”, trong đó có các phương châm về tránh bỏ việc, bắt đầu công việc kinh doanh, mua xe hơi và sinh con...
Viễn cảnh đáng ngại
Các chiến dịch cắt giảm chi tiêu nói trên của giới trẻ Trung Quốc đối nghịch hoàn toàn với nỗ lực khuyến khích tiêu dùng nội địa của Chính phủ nước này, trong khi bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến các nhà sản xuất Trung Quốc điêu đứng vì số đơn đặt hàng xuất khẩu sụt giảm.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đang khiến tăng trưởng doanh số bán lẻ trong nước ở Trung Quốc có chiều đi xuống. Năm 2008, doanh số bán lẻ của Trung Quốc ước tính tăng 21%. Dự báo, sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ tại thị trường này chỉ là 13%.
Chính phủ Trung Quốc đang tỏ rõ quyết tâm bảo vệ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 8% trong năm 2009 này. Tăng trưởng GDP 8% được xem là mức tăng trưởng cần thiết để Trung Quốc duy trì ổn định xã hội và tạo đủ việc làm cho 15 triệu người mỗi năm gia nhập thị trường lao động của nước này.
Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ Trung Quốc đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế chưa tin tưởng chắc chắn về khả năng tăng cường chi tiêu nội địa của kế hoạch này.
Theo quan điểm của các nhà phân tích, phong trào cắt giảm chi phí của người trẻ Trung Quốc là một bằng chứng cho thấy sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng nước này. Thực tế này có thể gây tiêu cực thêm cho nền kinh tế Trung Quốc một khi phong trào trở nên phổ biến hơn.
Một cuộc điều tra vào tháng 11/2008 cho thấy, khoảng 46% người Trung Quốc cho rằng tình hình kinh tế nước này là tốt đẹp, so với mức 90% số người có câu trả lời như vậy trong năm 2007.
(Theo Reuters)
Điều này trái ngược hoàn toàn với những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhằm hạn chế tác động tiêu cực của suy thoái toàn cầu.
Phong trào “mỗi tuần tiêu 100 Nhân dân tệ”
Các website và blog nổi tiếng trong giới trẻ văn phòng Trung Quốc thời gian này đang ca ngợi đức tính tiết kiệm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gây khó cho nền kinh tế nước này.
Tháng 6 vừa qua, một nhân viên văn phòng 24 tuổi ở Bắc Kinh có tên Wang Hao đã tổ chức một chiến dịch trên blog cá nhân nhằm kêu gọi mọi người hạn chế chi phí sinh hoạt hàng tuần xuống mức 100 Nhân dân tệ (tương đương 14,6 USD, bằng khoảng 230.000 VND). Wang cho hay, hiện chiến dịch này của anh đã thu hút được 55.000 người tham gia.
“Khủng hoảng tài chính rõ ràng đã đem tới cho giới trẻ Trung Quốc, trong đó có tôi, một bài học về chi tiêu”, Wang nói.
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức cao nhất thế giới, hoạt động tiêu dùng ở nước này đã bùng nỗ mạnh mẽ. Giống như thanh niên ở các nước phương Tây, nhiều người trẻ Trung Quốc trong độ tuổi từ 20 - 40, nhất là tại các những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, thậm chí là “vung tay quá trán”, cho những mặt hàng xa xỉ như quần áo nhà thiết kế, hàng điện tử, các dịch vụ giải trí…
Ở Trung Quốc, những mặt hàng đắt tiền như các thiết bị công nghệ cao và đồ hiệu bán chạy như tôm tươi. Nhiều nhân viên văn phòng trẻ sẵn sàng chi cả tháng lương để mua những vật dụng như chiếc iPhone của Apple. “Từ khi tốt nghiệp đại học, cứ 6 tháng tôi lại thay điện thoại di động một lần”, anh Wang nói.
Tháng 11/2008, chính quyền thành phố Thượng Hải tổ chức một cuộc điều tra mà kết quả cho thấy, nhân viên văn phòng ở đây tiêu bình quân 2.500 Nhân dân tệ mỗi tháng. Trong khi đó, thu nhập hàng tháng trung bình đầu người tại các thành phố của Trung Quốc chỉ là 2.192 Nhân dân tệ (320 USD). Điều này chứng tỏ, nhiều thanh niên Trung Quốc đã chi tiêu vượt thu nhập.
Nhưng tình hình kinh tế đi xuống đang khiến nhiều thanh niên Trung Quốc thay đổi lối sống. Anh Wang cho hay: “Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, tôi cảm nhận được áp lực từ phía công ty của tôi, một công ty có vốn nước ngoài”. Hiện anh đang lo có ngày mất việc.
Có mối lo tương tự như anh Wang là lý do khiến nhiều người trẻ ở Trung Quốc hạn chế tiêu dùng, mặc dù phần lớn trong số họ không “cực đoan” tới mức hạn chế chi tiêu xuống mức 100 Nhân dân tệ mỗi tuần.
Riêng Wang, anh vẫn kiên quyết thực hiện mục tiêu chỉ chi 100 Nhân dân tệ mỗi tuần cho việc ăn uống, đi lại và giải trí. Tại Bắc Kinh, 100 Nhân dân tệ mua được 9 chiếc bánh Big Mac của hãng đồ ăn nhanh McDonald’s, đủ cho một tháng kết nối Internet tại nhà, hoặc 2 vé xem phim…
Để đạt mục tiêu này, anh Wang đã chuyển sang ăn bánh bao vào bữa trưa, thay vì pizza, đồng thời đạp xe 20 phút mỗi ngày để đi làm, thay vì đi xe bus.
Ngoài chiến dịch kể trên của anh Wang, một website khác ở Trung Quốc cũng đang phát động chiến dịch “tiêu mỗi tuần 100 Nhân dân tệ”. Nhiều diễn đàn trên mạng và các website khác cũng đưa ra các bí quyết hạn chế chi tiêu, bao gồm cả những công thức nấu ăn chỉ tốn dưới 10 Nhân dân tệ (1,46 USD) cho mỗi bữa.
Một website đã đưa ra “10 phương châm cho “mùa đông” tài chính”, trong đó có các phương châm về tránh bỏ việc, bắt đầu công việc kinh doanh, mua xe hơi và sinh con...
Viễn cảnh đáng ngại
Các chiến dịch cắt giảm chi tiêu nói trên của giới trẻ Trung Quốc đối nghịch hoàn toàn với nỗ lực khuyến khích tiêu dùng nội địa của Chính phủ nước này, trong khi bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến các nhà sản xuất Trung Quốc điêu đứng vì số đơn đặt hàng xuất khẩu sụt giảm.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đang khiến tăng trưởng doanh số bán lẻ trong nước ở Trung Quốc có chiều đi xuống. Năm 2008, doanh số bán lẻ của Trung Quốc ước tính tăng 21%. Dự báo, sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ tại thị trường này chỉ là 13%.
Chính phủ Trung Quốc đang tỏ rõ quyết tâm bảo vệ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 8% trong năm 2009 này. Tăng trưởng GDP 8% được xem là mức tăng trưởng cần thiết để Trung Quốc duy trì ổn định xã hội và tạo đủ việc làm cho 15 triệu người mỗi năm gia nhập thị trường lao động của nước này.
Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ Trung Quốc đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế chưa tin tưởng chắc chắn về khả năng tăng cường chi tiêu nội địa của kế hoạch này.
Theo quan điểm của các nhà phân tích, phong trào cắt giảm chi phí của người trẻ Trung Quốc là một bằng chứng cho thấy sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng nước này. Thực tế này có thể gây tiêu cực thêm cho nền kinh tế Trung Quốc một khi phong trào trở nên phổ biến hơn.
Một cuộc điều tra vào tháng 11/2008 cho thấy, khoảng 46% người Trung Quốc cho rằng tình hình kinh tế nước này là tốt đẹp, so với mức 90% số người có câu trả lời như vậy trong năm 2007.
(Theo Reuters)