Lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng
“Việc cấm kinh doanh vàng miếng ở thị trường tự do sẽ được Ngân hàng Nhà nước làm theo lộ trình, chứ không đột ngột”
“Việc cấm kinh doanh vàng miếng ở thị trường tự do sẽ được Ngân hàng Nhà nước làm theo lộ trình, chứ không đột ngột”.
Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong cuộc trao đổi với báo giới bên lề cuộc họp triển khai Nghị quyết 11 với các ngân hàng phía Nam, vào cuối tuần qua tại Tp.HCM.
Trong tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định về quản lý kinh doanh vàng, việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do theo lộ trình. Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cấp phép sản xuất vàng miếng hoặc chỉ cấp phép có giới hạn hoặc sẽ mua vàng để tăng dự trữ ngoại hối bởi vàng có thể xem là ngoại tệ; hạn chế cho vay vàng miếng, tiến tới xóa bỏ huy động vàng...
Xóa bỏ kinh doanh vàng miếng sẽ chọn thời điểm cụ thể. Cách làm cũng sẽ được quy định cụ thể, như Ngân hàng Nhà nước đứng ra mua vàng theo giá thế giới và trả bằng VND. Có thể thông qua các đại lý là các ngân hàng để thu mua và nguồn vàng miếng thu về sẽ được đưa vào để tăng dự trữ.
“Tôi khẳng định, vàng là tài sản hợp pháp của người dân. Mong muốn của chúng tôi lần này là làm sao đưa nguồn lực từ vàng đi vào sản xuất và thị trường vàng phải được quản lý chặt”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói.
Trong ba năm gần đây, thị trường vàng có những hoạt động mới phức tạp như sàn vàng, sản xuất vàng miếng, ngân hàng huy động cho vay bằng vàng... Từ các hoạt động này, thị trường vàng xuất hiện yếu tố tiêu cực như đầu cơ, thao túng thị trường khiến giá vàng biến động gắn chặt với ngoại tệ làm thị trường ngoại hối biến động mạnh.
Vì thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ nghị định quản lý thị trường vàng có lộ trình, không làm tổn thương đến quyền nắm giữ vàng hợp pháp của người dân, không làm xáo động thị trường.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất gồm bất động sản, chứng khoán, vay tiêu dùng cuối năm 2010 là 18,7%. Chủ trương của Chính phủ là giảm dần tốc độ và tỉ trọng cho vay phi sản xuất. Vì thế, Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước quyết tâm đưa tỉ trọng cho vay phi sản xuất từ 18,7% về 16% vào cuối năm 2011...
Cũng theo Thống đốc, mục đích của việc giảm tốc độ và tỉ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất là siết đầu cơ “lướt sóng”, tập trung nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Còn vì sao lấy tỉ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất là 16% thì Ngân hàng Nhà nước đã khảo sát 18 ngân hàng, có ngân hàng cho vay lĩnh vực phi sản xuất trên 25% nhưng cũng có ngân hàng cho vay tỉ lệ có 5%.
Vì thế, đến cuối năm tỉ trọng cho vay ở lĩnh vực này lùi về mức 16% là hợp lý. Trong quá trình thực hiện sẽ chia làm hai giai đoạn. Sáu tháng đầu năm giảm về mức 22%. Đến cuối năm giảm về mức 16%. Các ngân hàng sẽ thực hiện được mục tiêu này vì cho vay phi sản xuất chủ yếu là ngắn hạn.
Cũng tại cuộc họp này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói, hiện tại giá cả hàng hóa nông - thủy sản, lương thực trên thị trường quốc tế đang tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu để tăng cung USD. Mặt khác, các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa, thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ... sẽ phát huy tác dụng làm giảm cầu USD, từ đó hạn chế được nhập siêu (hai tháng đầu năm 2011 nhập siêu chỉ 1,8 tỉ USD). Khi đó, tỉ giá sẽ ổn định, lãi suất USD sẽ giảm.
Hiện lãi suất huy động USD cao bất thường do các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay USD buộc phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút vốn, ổn định thanh khoản. Dự kiến trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản thu hẹp đối tượng vay ngoại tệ. Đây chính là sức ép buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất huy động USD.
“Nếu thị trường trong nước ít bị tác động của thị trường thế giới, các giải pháp kiềm chế lạm phát được thực hiện đồng bộ thì đến hết quý 2/2011, lãi suất VND sẽ giảm”, Thống đốc kỳ vọng.
Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong cuộc trao đổi với báo giới bên lề cuộc họp triển khai Nghị quyết 11 với các ngân hàng phía Nam, vào cuối tuần qua tại Tp.HCM.
Trong tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định về quản lý kinh doanh vàng, việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do theo lộ trình. Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cấp phép sản xuất vàng miếng hoặc chỉ cấp phép có giới hạn hoặc sẽ mua vàng để tăng dự trữ ngoại hối bởi vàng có thể xem là ngoại tệ; hạn chế cho vay vàng miếng, tiến tới xóa bỏ huy động vàng...
Xóa bỏ kinh doanh vàng miếng sẽ chọn thời điểm cụ thể. Cách làm cũng sẽ được quy định cụ thể, như Ngân hàng Nhà nước đứng ra mua vàng theo giá thế giới và trả bằng VND. Có thể thông qua các đại lý là các ngân hàng để thu mua và nguồn vàng miếng thu về sẽ được đưa vào để tăng dự trữ.
“Tôi khẳng định, vàng là tài sản hợp pháp của người dân. Mong muốn của chúng tôi lần này là làm sao đưa nguồn lực từ vàng đi vào sản xuất và thị trường vàng phải được quản lý chặt”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói.
Trong ba năm gần đây, thị trường vàng có những hoạt động mới phức tạp như sàn vàng, sản xuất vàng miếng, ngân hàng huy động cho vay bằng vàng... Từ các hoạt động này, thị trường vàng xuất hiện yếu tố tiêu cực như đầu cơ, thao túng thị trường khiến giá vàng biến động gắn chặt với ngoại tệ làm thị trường ngoại hối biến động mạnh.
Vì thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ nghị định quản lý thị trường vàng có lộ trình, không làm tổn thương đến quyền nắm giữ vàng hợp pháp của người dân, không làm xáo động thị trường.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất gồm bất động sản, chứng khoán, vay tiêu dùng cuối năm 2010 là 18,7%. Chủ trương của Chính phủ là giảm dần tốc độ và tỉ trọng cho vay phi sản xuất. Vì thế, Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước quyết tâm đưa tỉ trọng cho vay phi sản xuất từ 18,7% về 16% vào cuối năm 2011...
Cũng theo Thống đốc, mục đích của việc giảm tốc độ và tỉ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất là siết đầu cơ “lướt sóng”, tập trung nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Còn vì sao lấy tỉ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất là 16% thì Ngân hàng Nhà nước đã khảo sát 18 ngân hàng, có ngân hàng cho vay lĩnh vực phi sản xuất trên 25% nhưng cũng có ngân hàng cho vay tỉ lệ có 5%.
Vì thế, đến cuối năm tỉ trọng cho vay ở lĩnh vực này lùi về mức 16% là hợp lý. Trong quá trình thực hiện sẽ chia làm hai giai đoạn. Sáu tháng đầu năm giảm về mức 22%. Đến cuối năm giảm về mức 16%. Các ngân hàng sẽ thực hiện được mục tiêu này vì cho vay phi sản xuất chủ yếu là ngắn hạn.
Cũng tại cuộc họp này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói, hiện tại giá cả hàng hóa nông - thủy sản, lương thực trên thị trường quốc tế đang tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu để tăng cung USD. Mặt khác, các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa, thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ... sẽ phát huy tác dụng làm giảm cầu USD, từ đó hạn chế được nhập siêu (hai tháng đầu năm 2011 nhập siêu chỉ 1,8 tỉ USD). Khi đó, tỉ giá sẽ ổn định, lãi suất USD sẽ giảm.
Hiện lãi suất huy động USD cao bất thường do các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay USD buộc phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút vốn, ổn định thanh khoản. Dự kiến trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản thu hẹp đối tượng vay ngoại tệ. Đây chính là sức ép buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất huy động USD.
“Nếu thị trường trong nước ít bị tác động của thị trường thế giới, các giải pháp kiềm chế lạm phát được thực hiện đồng bộ thì đến hết quý 2/2011, lãi suất VND sẽ giảm”, Thống đốc kỳ vọng.