Lương của sếp “dầu khí” vẫn thua “dầu ăn”
Trong số lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, mức lương lớn nhất thuộc về một sếp trong ngành dầu thực vật
Trong số lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, mức lương lớn nhất thuộc về một sếp trong ngành dầu thực vật.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương về mức lương trung bình của các lãnh đạo cấp cao trong 11 tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn trong năm 2013, thì ông Đỗ Ngọc Khải, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Dầu thực vật đứng đầu danh sách với mức lương là 74,72 triệu đồng/tháng.
Đứng thứ hai là ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với mức lương 65,81 triệu đồng/tháng. Ông Thực vừa nghỉ hưu hồi tháng 6/2014 vừa qua.
Tổng giám đốc Petro Vietnam Đỗ Văn Hậu đứng ở vị trí thứ ba với mức lương tháng 64,35 triệu đồng.
Đứng tiếp theo là Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Hoàng Quốc Vượng với mức lương 61,32 triệu đồng/tháng. Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh nhận mức 53,4 triệu/tháng.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mức lương 57,13 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Đình Khang, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 55,92 triệu đồng/tháng. Ông Khang hiện cũng đã chuyển công tác khác.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petro Limex) Bùi Ngọc Bảo với mức lương 54 triệu đồng/tháng.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa có mức lương 53,42 triệu đồng/tháng.
Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2013 quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, trong đó quy định lương của lãnh đạo tối đa không được quá 36 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh khoản “lương cứng” bị khống chế trần đó, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp vẫn được hưởng nhiều khoản tiền phụ cấp, bồi dưỡng khác khiến tổng thu nhập trong tháng của họ được thống kê công khai lên tới gấp 2 - 3 lần, thậm chí gần đây một số doanh nghiệp công ích đã trả lương và phụ cấp cho lãnh đạo lên tới hơn 200 triệu đồng/tháng.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương về mức lương trung bình của các lãnh đạo cấp cao trong 11 tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn trong năm 2013, thì ông Đỗ Ngọc Khải, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Dầu thực vật đứng đầu danh sách với mức lương là 74,72 triệu đồng/tháng.
Đứng thứ hai là ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với mức lương 65,81 triệu đồng/tháng. Ông Thực vừa nghỉ hưu hồi tháng 6/2014 vừa qua.
Tổng giám đốc Petro Vietnam Đỗ Văn Hậu đứng ở vị trí thứ ba với mức lương tháng 64,35 triệu đồng.
Đứng tiếp theo là Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Hoàng Quốc Vượng với mức lương 61,32 triệu đồng/tháng. Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh nhận mức 53,4 triệu/tháng.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mức lương 57,13 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Đình Khang, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 55,92 triệu đồng/tháng. Ông Khang hiện cũng đã chuyển công tác khác.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petro Limex) Bùi Ngọc Bảo với mức lương 54 triệu đồng/tháng.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa có mức lương 53,42 triệu đồng/tháng.
Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2013 quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, trong đó quy định lương của lãnh đạo tối đa không được quá 36 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh khoản “lương cứng” bị khống chế trần đó, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp vẫn được hưởng nhiều khoản tiền phụ cấp, bồi dưỡng khác khiến tổng thu nhập trong tháng của họ được thống kê công khai lên tới gấp 2 - 3 lần, thậm chí gần đây một số doanh nghiệp công ích đã trả lương và phụ cấp cho lãnh đạo lên tới hơn 200 triệu đồng/tháng.