17:12 07/12/2016

Mất ngủ là… đủ thứ bệnh!

PV

Mất ngủ là… đủ thứ bệnh! - Ảnh 1

Theo y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vi các chứng “bất đắc miên”, “bất đắc ngọa”, “bất mị”… Nguyên nhân do âm hư, huyết ứ, dinh vệ khí huyết bất hòa, âm dương thất điều, có liên quan đến các tạng tâm, tỳ, can, đởm, thận. Y học cổ truyền có nhiều biện pháp điều trị chứng mất ngủ bao gồm dược pháp, ẩm thực liệu pháp và phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, tâm lý liệu pháp, dưỡng sinh, xoa bóp, ấn huyệt…   Tựu chung lại, căn nguyên của các liệu pháp chữa trị đều hướng tới việc điều tiết để có một thười lượng hợp lý cho giấc ngủ. Giấc ngủ là chuyện tự nhiên phải có của con người trong một chu kỳ 24 giờ, các bác sĩ chuyên khoa nói như vậy. Bạn nên tự đặt cho mình giờ giấc đi ngủ nhất định trong mỗi ngày. Đừng để những dịp thả lỏng cuối tuần làm xáo trộn thời khóa biểu của mình. Tối thứ bảy đi dự một buổi tiệc về khuya, sau đó lại xem một chương trình TV hấp dẫn. Điều này bảo đảm rằng bạn khó tìm lại giấc ngủ đúng giờ vào tối chủ nhật để có thể thức dậy sớm vào sáng thứ hai. Hãy tìm thời lượng càng chuẩn xác càng tốt cho giấc ngủ, vừa đủ cho mình; và đừng phí thì giờ “lên giường sớm” hoặc “nằm nướng” trên giường  Bạn nên tập thói quen khi nằm lên giường là ngủ ngay, cũng như khi đã thức thì đừng nán lại… nằm chơi trên giường. Thói quen này giúp cho bạn tránh khỏi những đêm trằn trọc mất ngủ.  

Mất ngủ là… đủ thứ bệnh! - Ảnh 2

Cơ thể mỗi con người khác nhau. Không hề có con số nào ấn định số giờ ngủ cần thiết mỗi ngày là 7 hay 8 tiếng như nhiều người lầm tưởng. Một hài nhi mới ra đời có thể ngủ vùi hơn 15 tiếng mỗi ngày. Số giờ ngủ này giảm lại còn chừng 9 tiếng khi đứa bé lên mười. Khi lớn tuổi, giấc ngủ trung bình mỗi đêm chỉ còn khoảng 5 tiếng. Đó là con số chung chung. Nhưng nếu bạn ở tuổi trưởng thành và có thói quen ngủ mỗi ngày 5 tiếng? Con số này chẳng có gì là quá ít hay quá thiếu. Một người khác cùng tuổi bạn lại có giấc ngủ kéo dài hơn 10 tiếng? Giấc ngủ này cũng không hẳn là nhiều.  Mỗi người có một cơ thể khác nhau. Khoa học cũng như y học không hề ấn định số giờ nào cho giấc ngủ cả. Bạn có thể ngủ 5 hay 10 tiếng, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn, miễn sao cơ thể không thấy mỏi mệt, không buồn ngủ, không ngáp dài trong ngày hôm sau là được.  Để biết được số giờ ngủ cần thiết cho cơ thể mình, trước hết bạn đặt một số giờ ngủ hơi ít hơn bạn thường ngủ một chút. Giả sử bạn có thói quen vào giường lúc 11 giờ đêm tỉnh dậy lúc 7 giờ sáng, nhưng lại thường hay thức giấc nửa đêm. Bạn hãy đặt cho mình giờ giấc mới, thay vì vào giường lúc 11 giờ, hãy thử lên giường lúc 12 giờ, và vẫn để đồng hồ báo thức vào 7 giờ sáng. Nếu ngày hôm sau bạn không hề có cảm giác buồn ngủ hay mệt mỏi, thì giấc ngủ 7 tiếng (từ 12 - 7) có thể hoặc vừa đủ, hoặc hơi dư cho bạn. Đêm hôm đó thử đi ngủ trễ hơn 15 phút nữa (12h15) và vẫn thức dậy 7 giờ sáng... Tiếp tục mỗi đêm như vậy cho đến khi bạn cảm thấy hơi buồn ngủ vào ban ngày. Số giờ ngủ của đêm chót cộng thêm 15 phút chính là giấc ngủ mà cơ thể bạn cần. Với số giờ này, bạn sẽ ngủ một hơi tới sáng mà không còn trằn trọc hay thức giấc nửa đêm nữa. Tương tự, nếu sau khi giảm giấc ngủ lại một tiếng bạn cảm thấy buồn ngủ vào ngày hôm sau, hãy đi ngủ sớm hơn 15 phút cho đến khi không còn cảm giác buồn ngủ ban ngày nữa. Số giờ ngủ đêm cuối cùng chính là giấc ngủ cần thiết. Sau khi đã biết được số giờ ngủ cần cho cơ thể mình, hãy tập thói quen lên giường đúng giờ và thức dậy đúng giờ (dù là ngày chủ nhật hay thứ bảy). Nếu vì lý do nào đó mà có đêm bạn phải lên giường hơi trễ, đừng nằm nướng để bù vào chỗ bị mất trong buổi sáng, mà hãy lên giường sớm hơn một chút vào tối hôm sau.

Mất ngủ là… đủ thứ bệnh! - Ảnh 3

Ngủ ngon, ngủ sâu chỉ với đậu xanh và đường phèn
Chúng ta đều biết, đậu xanh là một trong những nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe. Trong đậu xanh có chứa một lượng lớn vitamin B6, một vitamin cần thiết cho việc sản xuất melatonin, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, duy trì được giấc ngủ lâu hơn. Còn đường phèn sẽ giúp cho món ăn của bạn sẽ ngon và đậm đà hơn. Đây cũng được xem là một trong những cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả đơn giản nhất.  
Nguyên liệu: 50 gr đậu xanh; 10gr đường phèn.
Cách thực hiện: Bạn cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, rồi cho lượng nước vừa đủ. Bắc lên bếp ninh tới khi đậu xanh nhừ thì bắc ra, nên dùng khi còn nóng. Bạn có thể cho thêm một chút sữa để bát chè của bạn trở nên hấp dẫn, ngon và thơm hơn. Khi ăn bạn tốt nhất ăn cả vỏ đậu xanh sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Món chè đậu xanh này sẽ hỗ trợ rất tốt cho người mất ngủ lâu ngày hoặc thường xuyên và có thể dùng cho mọi đối tượng.
 
Hãy thử day huyệt ấn đường
Đối với những người làm việc với trí óc căng thẳng, thường xuyên bị nhức đầu sẽ rất dễ bị chứng mất ngủ. Bạn có thể áp dụng phương pháp xoa bóp huyệt ấn đường để có giấc ngủ ngon hơn. Bạn đặt ngón tay lên trên huyệt ấn đường, huyệt ấn đường trên gương mặt của bạn được xác định vị trí nằm ở giữa 2 chân mày. Sau đó, day tròn (xoa ngón tay tròn ngay huyệt ấn đường) khoảng 30 lần. Tiếp theo, bạn được 2 tay lên huyệt ấn đường và vuốt nhẹ sang 2 bên thái dương, bạn vuốt liên tục khoảng 30 lần và nhắm mắt lại thư giãn khi nằm trên giường ngủ. 
Bạn sẽ có cảm giác rất thư thái và chìm vào giấc ngủ ngon một cách tự nhiên. Hãy thả lỏng cơ thể. Lưu ý: bạn phải nằm tư thế ngửa, vì nếu nằm nghiêng thì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ không được thả lỏng hoàn toàn, còn nếu nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tim… đều làm cho bệnh mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Sau khi nằm thả lỏng trên giường bạn chỉ cần hít vào thở ra một cách đều đặn để từ từ chìm vào giấc ngủ.
 
Những lỗi nhỏ vô tình là tác nhân gây mất ngủ
- Nói chuyện với người khác: Khi đã nằm trên giường chuẩn bị ngủ, bạn càng nói chuyện bạn càng kích thích não bộ tỉnh thức. Điều này cũng tương tự với các trường hợp nói chuyện qua điện thoại, lướt web, chat facebook hoặc nhắn tin với người khác…
- Phòng ngủ có gió lạnh: Quá nhiều gió từ quạt máy hoặc máy lạnh sẽ làm chúng ta lạnh cơ thể và dễ thức giấc hơn.
- Đắp chăn kín đầu: Điều này sẽ làm bạn khó thở, nhịp tim sẽ đập nhanh dần lên và sẽ gây tỉnh giấc đột ngột.
- Quên đi vệ sinh trước khi ngủ dẫn đến nửa đêm phải thức giấc để đi tiểu, khi thức nửa đêm rất khó để bạn có thể ngủ sâu trở lại.
- Tắm muộn với nước lạnh: Nhiều thanh nhiên vì công việc hối hả chưa giải quyết xong dẫn đến tắm muộn hơn bình thường với nước lạnh, không lâu khô hẳn đầu mà ngủ ngay sẽ dễ làm bạn thức giấc lúc nửa đêm.
Box4: Top 6 thảo dược có thể trị bệnh mất ngủ
1.    Hoa tam thất. Hoa tam thất là một loại trà thảo dược dùng pha uống hàng ngày với nhiều công dụng, quý nhất là tác dụng điều trị mất ngủ. Bạn chỉ cần dùng 1 ấm trà pha Hoa tam thất trong ngày, bạn sẽ có ngay 1 buổi tối ngon giấc. 
2.    Củ bình vôi. Tác dụng điều trị mất ngủ của bình vôi đã được nghiên cứu và được sử dụng cho bộ đội từ kháng chiến chống Pháp để làm thuốc điều trị mất ngủ, chống đau tim. Cách dùng: Ngày dùng 8 - 10g sắc với 500ml nước uống trong ngày.
3.    Lá vông. Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Y học cổ truyền thường dùng lá vông trong các bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc như sau: Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
4.    Cây lạc tiên. Dân gian thường lấy cây lạc tiên để nấu canh hoặc dùng lạc tiên phơi khô hãm nước uống như chè để điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp. Ngoài ra lạc tiên còn là vị thuốc trong một số bài thuốc nam điều trị mất ngủ gồm: Lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen. Giá bán cây lạc tiên vào khoảng 130.000 đồng/1kg.
5.    Tâm sen. Tâm sen là trồi mầm bên trong của hạt sen, tâm sen có màu xanh, đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày.
6.    Cây xạ đen. Là cây thuốc nam có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, xạ đen còn là một cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ rất tốt. Cách dùng: 60 gr xạ đen (phần thân và lá) sắc nước uống hàng ngày. Giá bán xạ đen vào khoảng 145.000 đồng/1kg cây khô.
 


Phương Anh