14:47 08/05/2023

Mỗi phút, có hơn 6.000 ứng dụng được tải xuống và 900 USD được chi tiêu tại Việt Nam

Đỗ Phong

Việt Nam trở thành quốc gia lớn thứ hai ở Đông Nam Á về lượt tải xuống ứng dụng. Các ứng dụng tài chính như Mobile Banking, ví điện tử và thanh toán, cho vay cá nhân đã chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng tải xuống...

Việt Nam trở thành quốc gia lớn thứ hai ở Đông Nam Á về lượt tải xuống ứng dụng.
Việt Nam trở thành quốc gia lớn thứ hai ở Đông Nam Á về lượt tải xuống ứng dụng.

Theo thông tin báo cáo nghiên cứu vừa được nền tảng cung cấp dữ liệu di động Data.ai công bố, tổng chi tiêu quảng cáo di động toàn cầu năm 2022 đạt 336 tỷ USD và được dự đoán sẽ cán mốc 362 tỷ USD trong năm 2023.

Nghiên cứu nêu rõ, người dùng đang dành thời gian cho ứng dụng di động nhiều hơn bao giờ hết, với hơn 4 nghìn tỷ giờ vào năm 2022 trên toàn thế giới (chỉ tính riêng Android) và 83 tỷ giờ ở Việt Nam.

 
Các ứng dụng Mobile Banking tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượt tải lên đến 40% so với cùng kỳ năm trước, với số lượt tải xuống cao nhất là 18 triệu. Trong khi đó, ví điện tử tăng 7%; ứng dụng cho vay cá nhân đạt mức tăng kinh ngạc 100% về lượt tải.

Ứng dụng di động đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á thể hiện qua tốc độ tăng trưởng hàng năm và thời gian sử dụng hàng ngày. Tại Việt Nam, cứ mỗi phút là có hơn 6.000 ứng dụng được tải xuống và hơn 900 USD được chi tiêu, góp phần đưa tăng trưởng của năm đạt 22% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo kết quả khảo sát, người dùng ở Việt Nam dành trung bình 4 giờ mỗi ngày cho ứng dụng, và ở các thị trường khác trong khu vực như Philippines, Indonesia và Singapore, con số này tăng lên hơn 5 giờ mỗi ngày.

Sự gia tăng nhu cầu sử dụng ứng dụng từ phía người dùng đang thúc đẩy tăng trưởng lượt tải ứng dụng ở khắp các khu vực. Trên thực tế, số lượt tải xuống toàn cầu tăng trưởng 11% và riêng Việt Nam đã tăng 4%. Với con số này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia lớn thứ hai ở Đông Nam Á về lượt tải xuống ứng dụng, với tổng số 3,5 tỷ lượt tải xuống vào năm ngoái.

Trong khi chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu đã giảm 2% vào năm 2022 thì tại Đông Nam Á, Việt Nam và Indonesia lại nổi bật với tốc độ tăng trưởng ấn tượng lần lượt là 22% và 18%.

Mỗi phút, có hơn 6.000 ứng dụng được tải xuống và 900 USD được chi tiêu tại Việt Nam - Ảnh 1

Các chuyên gia nghiên cứu nhìn nhận điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phát triển ứng dụng ở các quốc gia này phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dùng đồng thời tối đa hóa tiềm năng doanh thu.

Tốc độ tăng trưởng của việc sử dụng và lượt tải ứng dụng mang đến cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp trong các nhóm ngành khác nhau. Theo dữ liệu từ Data.ai, các ứng dụng tài chính như Mobile Banking, Ví điện tử và Thanh toán, Cho vay cá nhân đã chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng tải xuống, càng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch sang các dịch vụ trên nền tảng di động kể từ thời điểm bùng nổ đại dịch vào năm 2020.

 
Tuy nhiên, một trong những lo ngại là việc người dùng ngừng sử dụng ứng dụng di động. Theo Adjust, có tới 78% người dùng gỡ bỏ ứng dụng di động trong 1 ngày sau khi tải xuống, và sau 1 tuần chỉ còn 10% người sử dụng.

Xu hướng này đặc biệt rõ ràng trong ngành tài chính của Việt Nam. Trong năm, các ứng dụng Mobile Banking tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượt tải lên đến 40% so với cùng kỳ năm trước, với số lượt tải xuống cao nhất là 18 triệu lượt tải ứng dụng. Trong khi đó, Ví điện tử tăng 7% và Ứng dụng cho vay cá nhân đạt mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 100% về lượt tải ứng dụng.

Sự gia tăng trong việc sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động đang thúc đẩy các ngân hàng tại Việt Nam tăng gấp đôi nỗ lực chuyển đổi số và thực hiện các chiến lược ưu tiên các dịch vụ di động để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng một trong những lo ngại hàng đầu là việc người dùng ngừng sử dụng ứng dụng. Theo dữ liệu từ Adjust- đơn vị đo lường và phân tích ứng dụng, đối với các nhà phát triển ứng dụng, có tới 78% người dùng gỡ bỏ ứng dụng trong vòng một ngày sau khi tải xuống, và sau một tuần chỉ còn 10% người sử dụng.

Do đó, các ứng dụng cần có những phương thức duy trì tương tác hiệu quả với người dùng. Bằng cách tập trung tăng cường mức độ tương tác và giữ chân người dùng, các ứng dụng có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với người dùng và xác lập vị thế của mình trong thị trường ứng dụng cạnh tranh.