Một số doanh nghiệp ôtô có vốn nước ngoài “đang lỗ”
Nhiều câu hỏi, kiến nghị của cử tri các tỉnh gửi tới Bộ Công thương liên quan đến sản xuất và giá xe ôtô đã có lời giải đáp
Cử tri cho rằng, quyền lợi người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng vì giá xe ôtô sản xuất trong nước quá cao, còn Bộ Công Thương khẳng định, mua ôtô trong nước dịch vụ sau bán hàng tốt hơn xe nhập khẩu...
Nhiều câu hỏi, kiến nghị của cử tri các tỉnh gửi tới Bộ Công thương liên quan đến sản xuất và giá xe ôtô đã có lời giải đáp tại tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri, vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Thị trường nhỏ, cạnh tranh khốc liệt
Theo cử tri tỉnh Nghệ An, “hiện nay công nghiệp chế tạo ở nước ta có bước phát triển đúng hướng, trong đó ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy, dầu, điện… bước đầu đáp ứng yêu cầu của người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu ôtô có xu hướng trái ngược với thế giới, giá ôtô sản xuất trong nước quá cao ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng”.
Cử tri Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ cho kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng giá xe ôtô sản xuất trong nước không chênh lệch nhiều so với giá xe cùng loại nhập ngoại, đã đem lại nhiều lợi nhuận cho các hãng sản xuất ôtô trong nước, đồng thời người tiêu dùng phải chịu giá rất cao.
Tại văn bản trả lời, Bộ Công Thương giải thích, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Việt Nam chưa sản xuất được các nguyên, vật liệu chủ yếu phục vụ sản xuất ôtô.
“Hiện nay, hầu hết các loại phụ tùng, linh kiện lắp ráp ôtô đều phải nhập khẩu. Về nguyên nhân giá ôtô cao, chủ yếu là do số thuế phải nộp chiếm đến 2/3 giá thành, đặc biệt là các loại ôtô dưới 9 chỗ, là một trong những mặt hàng Việt Nam đang hạn chế tiêu dùng”.
Cũng theo lý giải của Bộ Công Thương, do dung lượng thị trường ôtô Việt Nam còn nhỏ bé (chỉ bằng khoảng 1/4 so với Thái Lan), lại phải cạnh tranh khốc liệt với xe ôtô nhập khẩu, cho nên đến nay, không phải mọi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam đều có lãi.
Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang bị lỗ, hoặc bị phá sản như Mekong, Daihatsu…, bộ này cho biết.
Mặc dù vậy, Bộ Công thương vẫn đánh giá, “việc sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam hiện nay đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Các sản phẩm ôtô tải, ôtô chuyên dùng, ôtô bus… trong nước sản xuất đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường, có tỷ lệ nội địa hóa cao và giá thành hợp lý. Số lao động trực tiếp trong ngành ôtô đã lên tới 70.000 người. Sản phẩm sản xuất trong nước được hưởng các dịch vụ sau bán hàng tốt hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu”.
Tỷ lệ nội địa hóa chưa được tuân thủ
Vẫn là quyền lợi của người mua xe ôtô, cử tri tỉnh Quảng Ninh “đề nghị Chính phủ xem xét lại chính sách ưu đãi đối với một số công ty liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam vì không tuân thủ cam kết về tỷ lệ nội địa hóa, công nghệ lắp ráp lạc hậu chủ yếu là thủ công, giá cao hơn rất nhiều lần các nước trong khu vực gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm chậm nghiêm trọng tiến trình công nghiệp hóa ngành sản xuất ôtô trong nước”.
Thừa nhận thực tế này, tuy nhiên, Bộ Công thương cho rằng nguyên nhân là do thị trường ôtô Việt Nam hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé, nên việc đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
Con số cụ thể được đưa ra là năm 2008, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước là 152.509 chiếc, tính trung bình (khoảng 50 doanh nghiệp), mỗi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp 3.000 chiếc. Với số lượng chủng loại, mẫu mã xe hiện đang lắp ráp tại Việt Nam (khoảng 400), trung bình khoảng 380 chiếc cho một mẫu xe thì “ việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô là không hấp dẫn”.
Bên cạnh một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang bị lỗ, hoặc bị phá sản như đã nói trên, thì cũng có doanh nghiệp như Toyota Việt Nam, do sản phẩm có thị trường nên đã đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 37% cho xe Innova, đồng thời đã đầu tư sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện phục vụ xuất khẩu với kim ngạch khoảng 20 triệu USD/năm, Bộ Công Thương cho biết.
Cũng theo bộ này, thời gian tới, khi tập trung phát triển dòng xe chiến lược có số lượng tiêu thụ lớn, đáp ứng các tiêu chí: phù hợp tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, an toàn, có giá cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường thì “tỷ lệ nội địa hóa sẽ cao hơn”.
Bộ Công Thương đang xây dựng để trình Thủ tướng phê duyệt quyết định về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (quy hoạch giai đoạn mới), trong đó nhấn mạnh đến công nghiệp sản xuất, chế tạo phụ tùng ôtô, và việc sản xuất phụ tùng cần phải nằm trong chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu, văn bản trả lời nêu rõ.
Nhiều câu hỏi, kiến nghị của cử tri các tỉnh gửi tới Bộ Công thương liên quan đến sản xuất và giá xe ôtô đã có lời giải đáp tại tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri, vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Thị trường nhỏ, cạnh tranh khốc liệt
Theo cử tri tỉnh Nghệ An, “hiện nay công nghiệp chế tạo ở nước ta có bước phát triển đúng hướng, trong đó ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy, dầu, điện… bước đầu đáp ứng yêu cầu của người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu ôtô có xu hướng trái ngược với thế giới, giá ôtô sản xuất trong nước quá cao ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng”.
Cử tri Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ cho kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng giá xe ôtô sản xuất trong nước không chênh lệch nhiều so với giá xe cùng loại nhập ngoại, đã đem lại nhiều lợi nhuận cho các hãng sản xuất ôtô trong nước, đồng thời người tiêu dùng phải chịu giá rất cao.
Tại văn bản trả lời, Bộ Công Thương giải thích, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Việt Nam chưa sản xuất được các nguyên, vật liệu chủ yếu phục vụ sản xuất ôtô.
“Hiện nay, hầu hết các loại phụ tùng, linh kiện lắp ráp ôtô đều phải nhập khẩu. Về nguyên nhân giá ôtô cao, chủ yếu là do số thuế phải nộp chiếm đến 2/3 giá thành, đặc biệt là các loại ôtô dưới 9 chỗ, là một trong những mặt hàng Việt Nam đang hạn chế tiêu dùng”.
Cũng theo lý giải của Bộ Công Thương, do dung lượng thị trường ôtô Việt Nam còn nhỏ bé (chỉ bằng khoảng 1/4 so với Thái Lan), lại phải cạnh tranh khốc liệt với xe ôtô nhập khẩu, cho nên đến nay, không phải mọi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam đều có lãi.
Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang bị lỗ, hoặc bị phá sản như Mekong, Daihatsu…, bộ này cho biết.
Mặc dù vậy, Bộ Công thương vẫn đánh giá, “việc sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam hiện nay đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Các sản phẩm ôtô tải, ôtô chuyên dùng, ôtô bus… trong nước sản xuất đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường, có tỷ lệ nội địa hóa cao và giá thành hợp lý. Số lao động trực tiếp trong ngành ôtô đã lên tới 70.000 người. Sản phẩm sản xuất trong nước được hưởng các dịch vụ sau bán hàng tốt hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu”.
Tỷ lệ nội địa hóa chưa được tuân thủ
Vẫn là quyền lợi của người mua xe ôtô, cử tri tỉnh Quảng Ninh “đề nghị Chính phủ xem xét lại chính sách ưu đãi đối với một số công ty liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam vì không tuân thủ cam kết về tỷ lệ nội địa hóa, công nghệ lắp ráp lạc hậu chủ yếu là thủ công, giá cao hơn rất nhiều lần các nước trong khu vực gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm chậm nghiêm trọng tiến trình công nghiệp hóa ngành sản xuất ôtô trong nước”.
Thừa nhận thực tế này, tuy nhiên, Bộ Công thương cho rằng nguyên nhân là do thị trường ôtô Việt Nam hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé, nên việc đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
Con số cụ thể được đưa ra là năm 2008, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước là 152.509 chiếc, tính trung bình (khoảng 50 doanh nghiệp), mỗi doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp 3.000 chiếc. Với số lượng chủng loại, mẫu mã xe hiện đang lắp ráp tại Việt Nam (khoảng 400), trung bình khoảng 380 chiếc cho một mẫu xe thì “ việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô là không hấp dẫn”.
Bên cạnh một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang bị lỗ, hoặc bị phá sản như đã nói trên, thì cũng có doanh nghiệp như Toyota Việt Nam, do sản phẩm có thị trường nên đã đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 37% cho xe Innova, đồng thời đã đầu tư sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện phục vụ xuất khẩu với kim ngạch khoảng 20 triệu USD/năm, Bộ Công Thương cho biết.
Cũng theo bộ này, thời gian tới, khi tập trung phát triển dòng xe chiến lược có số lượng tiêu thụ lớn, đáp ứng các tiêu chí: phù hợp tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, an toàn, có giá cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường thì “tỷ lệ nội địa hóa sẽ cao hơn”.
Bộ Công Thương đang xây dựng để trình Thủ tướng phê duyệt quyết định về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ và quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (quy hoạch giai đoạn mới), trong đó nhấn mạnh đến công nghiệp sản xuất, chế tạo phụ tùng ôtô, và việc sản xuất phụ tùng cần phải nằm trong chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu, văn bản trả lời nêu rõ.