Một triệu tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới
Theo Ủy ban Tài chính – Ngân sách thì tính khả thi trong huy động nguồn lực để thực hiện chương trình không cao
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ đề xuất với Quốc hội chiều 20/10 có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng một triệu tỷ đồng.
Trình bày đề xuất này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, triển khai chương trình là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đồng thời còn để thực hiện mục tiêu phấn đấu có 50% số xã đạt chuẩn đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và dự thảo văn kiện Đại hội 12 của Đảng.
Với thời gian thực hiện từ 2016 đến 2020, trong một triệu tỷ đồng ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 120.000 tỷ đồng; lồng ghép với các chương trình, dự án khác: 80.000 tỷ đồng. Ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồngvà huy động các nguồn lực khác 670.000 tỷ đồng.
Do nguồn lực có hạn, ngân sách Trung ương bố trí cho chương trình 40.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tìm mọi cách để huy động các nguồn lực, trong đó có ngân sách Trung ương để hỗ trợ tối đa thực hiện chương trình, Bộ trưởng Vinh diễn giải thêm.
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì tính khả thi trong huy động nguồn lực để thực hiện chương trình không cao do Chính phủ chưa làm rõ nguồn lực thực hiện đối với từng hợp phần của chương trình. Ngân sách Trung ương trước mắt chỉ bố trí được 40.000 tỷ đồng là quá thấp, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc triển khai thực hiện các chương trình phải tuân thủ nghiêm túc quy định về quản lý ngân sách được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và một số văn bản pháp quy liên quan, không áp dụng cơ chế rút gọn đối với một số dự án như đề xuất của Chính phủ.
Trình bày đề xuất này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, triển khai chương trình là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đồng thời còn để thực hiện mục tiêu phấn đấu có 50% số xã đạt chuẩn đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và dự thảo văn kiện Đại hội 12 của Đảng.
Với thời gian thực hiện từ 2016 đến 2020, trong một triệu tỷ đồng ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 120.000 tỷ đồng; lồng ghép với các chương trình, dự án khác: 80.000 tỷ đồng. Ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồngvà huy động các nguồn lực khác 670.000 tỷ đồng.
Do nguồn lực có hạn, ngân sách Trung ương bố trí cho chương trình 40.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tìm mọi cách để huy động các nguồn lực, trong đó có ngân sách Trung ương để hỗ trợ tối đa thực hiện chương trình, Bộ trưởng Vinh diễn giải thêm.
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách thì tính khả thi trong huy động nguồn lực để thực hiện chương trình không cao do Chính phủ chưa làm rõ nguồn lực thực hiện đối với từng hợp phần của chương trình. Ngân sách Trung ương trước mắt chỉ bố trí được 40.000 tỷ đồng là quá thấp, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc triển khai thực hiện các chương trình phải tuân thủ nghiêm túc quy định về quản lý ngân sách được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và một số văn bản pháp quy liên quan, không áp dụng cơ chế rút gọn đối với một số dự án như đề xuất của Chính phủ.