“Mua thiết bị chế biến gỗ, cần chú ý dịch vụ hậu mãi”
12 công ty sản xuất thiết bị chế biến gỗ của Đức đã tham gia triển lãm tại Hội chợ Công nghiệp chế biến gỗ tại Tp.HCM
Từ ngày 27 đến 30/9/2007, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Phú Mỹ Hưng (Tp.HCM) đã diễn ra Hội chợ Công nghiệp chế biến gỗ (VietnamWood 2007).
Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức (BMWi) đã tài trợ cho 12 công ty sản xuất máy móc thiết bị chế biến gỗ của Đức tham gia triển lãm tại gian hàng quốc gia tại hội chợ này.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Ingo Bette, Đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất máy và thiết bị chế biến gỗ Đức (VDMA).
Ông nhận định thế nào về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay?
Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam liên tục phát triển từ nhiều năm qua và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới. Trong năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường thế giới bao gồm Mỹ, châu Âu và các thị trường khác những sản phẩm chế biến từ gỗ trị giá 1,9 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2005.
Được biết, trong 7 tháng đầu năm 2007, doanh số xuất khẩu gỗ chế biến của 1.500 công ty Việt Nam là 1,3 tỷ USD. Theo các chuyên gia thì xu hướng này sẽ giữ vững trong những năm tiếp theo.
Ông có thể cho biết vài con số về xuất khẩu của VDMA sang thị trường Việt Nam năm qua?
Trong năm 2006, tính chung Việt Nam đã nhập khẩu số lượng máy móc thiết bị chế biến gỗ gồm các loại như máy cưa, khoan... trị giá 57 triệu USD từ các nước như Nhật Bản, Italia, Đài Loan, Trung Quốc, Đức...
Trước đây Việt Nam chuyên sản xuất các loại gỗ ngoài trời thì hiện nay các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang làm gỗ cứng phục vụ sản xuất sản phẩm nội thất. Và công việc này đòi hỏi các máy móc và trang thiết bị chuyên dùng tinh tế hơn. Đức là nước xuất khẩu máy móc chế biến gỗ đứng đầu sang các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nam Phi...
Tại Việt Nam, Đức xếp hàng thứ 5, nếu so sánh giữa 2 năm 2005 và 2006, thì năm 2006 xuất khẩu máy móc thiết bị chế biến gỗ Đức sang Việt Nam tăng 220% (tính cả những máy móc thiết bị nhập khẩu trực tiếp từ Đức vào Việt Nam và cả từ các nước mà chúng tôi có nhà máy nhượng quyền, chi nhánh của chúng tôi đặt tại các nước như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc...), và chúng tôi hy vọng con số này còn sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới.
Hiệp hội chúng tôi rất phấn khởi về sự tăng trưởng này, và với xu hướng chuyển từ sản xuất sản phẩm gỗ ngoài trời sang sản xuất gỗ nội thất nên càng ngày khách hàng càng quan tâm hơn đến máy móc thiết bị chất lượng cao và tinh tế của chúng tôi.
Dự kiến kế hoạch năm nay xuất khẩu của chúng tôi sang Việt Nam sẽ tăng 10% nhưng qua kết quả có được trong 6 tháng đầu năm 2007, thì ước tính con số này sẽ đạt 20%.
Ông cảm nhận thế nào về hội chợ triển lãm lần này, thưa ông?
Chúng tôi rất vui vì khách hàng Việt Nam đến thăm quan gian hàng đã thật sự quan tâm đến các máy móc cao cấp tinh tế. Điều này chứng minh là khách hàng Việt Nam đã thay đổi tư duy và sự chọn lựa khi đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Vì máy móc tốt sẽ cho ra sản phẩm tốt, đáp ứng được tiêu chí của các thị trường khó tính.
Tham gia hội chợ triển lãm lần này cũng là dịp để chúng tôi tư vấn và góp ý để khách hàng Việt Nam phân biệt được sự khác biệt giữa máy móc chính hãng của Đức và máy móc nhái, giả mà chúng tôi đã phát hiện sự có mặt và được bán nhiều đặc biệt tại các thị trường châu Á trong nhiều năm nay.
Khi mua máy móc thiết bị chính hãng bao giờ cũng có kèm theo với dịch vụ hậu mãi. Đây là điều cơ bản mà khách hàng Việt Nam cần lưu ý khi đầu tư mua máy móc thiết bị chế biến gỗ.
Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức (BMWi) đã tài trợ cho 12 công ty sản xuất máy móc thiết bị chế biến gỗ của Đức tham gia triển lãm tại gian hàng quốc gia tại hội chợ này.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Ingo Bette, Đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất máy và thiết bị chế biến gỗ Đức (VDMA).
Ông nhận định thế nào về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay?
Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam liên tục phát triển từ nhiều năm qua và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới. Trong năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường thế giới bao gồm Mỹ, châu Âu và các thị trường khác những sản phẩm chế biến từ gỗ trị giá 1,9 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2005.
Được biết, trong 7 tháng đầu năm 2007, doanh số xuất khẩu gỗ chế biến của 1.500 công ty Việt Nam là 1,3 tỷ USD. Theo các chuyên gia thì xu hướng này sẽ giữ vững trong những năm tiếp theo.
Ông có thể cho biết vài con số về xuất khẩu của VDMA sang thị trường Việt Nam năm qua?
Trong năm 2006, tính chung Việt Nam đã nhập khẩu số lượng máy móc thiết bị chế biến gỗ gồm các loại như máy cưa, khoan... trị giá 57 triệu USD từ các nước như Nhật Bản, Italia, Đài Loan, Trung Quốc, Đức...
Trước đây Việt Nam chuyên sản xuất các loại gỗ ngoài trời thì hiện nay các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang làm gỗ cứng phục vụ sản xuất sản phẩm nội thất. Và công việc này đòi hỏi các máy móc và trang thiết bị chuyên dùng tinh tế hơn. Đức là nước xuất khẩu máy móc chế biến gỗ đứng đầu sang các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nam Phi...
Tại Việt Nam, Đức xếp hàng thứ 5, nếu so sánh giữa 2 năm 2005 và 2006, thì năm 2006 xuất khẩu máy móc thiết bị chế biến gỗ Đức sang Việt Nam tăng 220% (tính cả những máy móc thiết bị nhập khẩu trực tiếp từ Đức vào Việt Nam và cả từ các nước mà chúng tôi có nhà máy nhượng quyền, chi nhánh của chúng tôi đặt tại các nước như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc...), và chúng tôi hy vọng con số này còn sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới.
Hiệp hội chúng tôi rất phấn khởi về sự tăng trưởng này, và với xu hướng chuyển từ sản xuất sản phẩm gỗ ngoài trời sang sản xuất gỗ nội thất nên càng ngày khách hàng càng quan tâm hơn đến máy móc thiết bị chất lượng cao và tinh tế của chúng tôi.
Dự kiến kế hoạch năm nay xuất khẩu của chúng tôi sang Việt Nam sẽ tăng 10% nhưng qua kết quả có được trong 6 tháng đầu năm 2007, thì ước tính con số này sẽ đạt 20%.
Ông cảm nhận thế nào về hội chợ triển lãm lần này, thưa ông?
Chúng tôi rất vui vì khách hàng Việt Nam đến thăm quan gian hàng đã thật sự quan tâm đến các máy móc cao cấp tinh tế. Điều này chứng minh là khách hàng Việt Nam đã thay đổi tư duy và sự chọn lựa khi đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Vì máy móc tốt sẽ cho ra sản phẩm tốt, đáp ứng được tiêu chí của các thị trường khó tính.
Tham gia hội chợ triển lãm lần này cũng là dịp để chúng tôi tư vấn và góp ý để khách hàng Việt Nam phân biệt được sự khác biệt giữa máy móc chính hãng của Đức và máy móc nhái, giả mà chúng tôi đã phát hiện sự có mặt và được bán nhiều đặc biệt tại các thị trường châu Á trong nhiều năm nay.
Khi mua máy móc thiết bị chính hãng bao giờ cũng có kèm theo với dịch vụ hậu mãi. Đây là điều cơ bản mà khách hàng Việt Nam cần lưu ý khi đầu tư mua máy móc thiết bị chế biến gỗ.