Muốn tăng giá thép, sẽ phải "cân nhắc kỹ"
Gần đây, giá thép trên thị trường liên tục tăng. Liệu giá mặt hàng này sẽ có những biến động lớn như trong năm 2008?
Gần đây, giá thép trên thị trường liên tục tăng. Liệu giá mặt hàng này sẽ có những biến động lớn như trong năm 2008?
Trả lời câu hỏi này trong cuộc trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: công suất sản xuất của toàn ngành thép đến nay đã lên tới 7 triệu tấn, cộng thêm khoảng 700 nghìn tấn thép nhập khẩu, trong khi nhu cầu tiêu thụ của cả nước chỉ từ 3,8 - 4 triệu tấn.
"Cung lớn hơn cầu nên các doanh nghiệp sẽ phải rất dè chừng trong việc tăng giá bán. Nói cách khác việc tăng giá phải được cân nhắc kỹ trước các tín hiệu cung cầu của thị trường. Thêm vào đó, theo ước tính, tổng lượng tiêu thụ thép trong năm 2009 sẽ chỉ tăng khoảng 3-5% so với năm 2008. Do vậy thời gian tới, giá thép có thể sẽ tăng hơn một chút, nhưng sẽ không có những đột biến như trong năm 2008", ông Nghi nói.
Theo ông, đâu là nguyên nhân chính của việc giá nhiều loại thép được điều chỉnh tăng trong thời gian qua?
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến tình hình kinh tế nước ta ngay từ những tháng cuối năm 2008 và sản xuất thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Những tháng đầu năm 2009, tiêu thụ thép trong nước đã giảm xuống chỉ còn 1/3 so với cùng kỳ năm 2008. Lượng tiêu thụ sụt giảm, kéo theo giá bán đã phải giảm xuống mức thấp hơn cả giá thành để trả lương cho công nhân…
Tuy nhiên, bước sang quý 2/2009, tình hình đã được cải thiện hơn, cộng thêm các yếu tố đầu vào đều tăng nên các doanh nghiệp sản xuất buộc phải tăng giá bán để bù đắp lại các chi phí.
Vậy, ông có thể nói rõ hơn đối với ngành sản xuất thép, việc tăng giá xăng dầu có tác động như thế nào không?
Từ tháng 4 đến nay, giá các mặt hàng xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng. Mỗi tấn thép tiêu hao khoảng 45 - 50 lít dầu, theo ước tính với việc tăng giá dầu, giá thành của mỗi thép sẽ đội thêm khoảng 60.000 đồng.
Bên cạnh đó, giá phôi thép cũng đã tăng thêm 40 - 50 USD/tấn lên mức 470 - 480 USD/tấn so với hồi tháng 4, thép phế liệu cũng tăng, tiếp đến là biến động tỷ giá giữa VND và USD... Như vậy, giá thép thành phẩm phải tăng lên khoảng 100.000 đồng/tấn.
Nhưng liệu có tình trạng tăng giá kiểu “té nước theo mưa” không, thưa ông, khi mà từ này tới cuối năm mới là thời gian thị trường có nhu cầu cao đối với sản phẩm thép?
Ở nước ta, các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất thép khá đa dạng. Trong đó, Nhà nước chiếm 31,5%, liên doanh 24,1%, tư nhân và 100% vốn nước ngoài chiếm 44,4%, nên không thể xảy ra tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng giá, do cạnh tranh trong ngành là rất lớn.
Thêm nữa, thép trong nước nếu tăng giá quá cao sẽ không thể cạnh tranh với thép của các nước như Trung Quốc và ASEAN, hiện có thuế nhập khẩu 0%.
Trả lời câu hỏi này trong cuộc trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: công suất sản xuất của toàn ngành thép đến nay đã lên tới 7 triệu tấn, cộng thêm khoảng 700 nghìn tấn thép nhập khẩu, trong khi nhu cầu tiêu thụ của cả nước chỉ từ 3,8 - 4 triệu tấn.
"Cung lớn hơn cầu nên các doanh nghiệp sẽ phải rất dè chừng trong việc tăng giá bán. Nói cách khác việc tăng giá phải được cân nhắc kỹ trước các tín hiệu cung cầu của thị trường. Thêm vào đó, theo ước tính, tổng lượng tiêu thụ thép trong năm 2009 sẽ chỉ tăng khoảng 3-5% so với năm 2008. Do vậy thời gian tới, giá thép có thể sẽ tăng hơn một chút, nhưng sẽ không có những đột biến như trong năm 2008", ông Nghi nói.
Theo ông, đâu là nguyên nhân chính của việc giá nhiều loại thép được điều chỉnh tăng trong thời gian qua?
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến tình hình kinh tế nước ta ngay từ những tháng cuối năm 2008 và sản xuất thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Những tháng đầu năm 2009, tiêu thụ thép trong nước đã giảm xuống chỉ còn 1/3 so với cùng kỳ năm 2008. Lượng tiêu thụ sụt giảm, kéo theo giá bán đã phải giảm xuống mức thấp hơn cả giá thành để trả lương cho công nhân…
Tuy nhiên, bước sang quý 2/2009, tình hình đã được cải thiện hơn, cộng thêm các yếu tố đầu vào đều tăng nên các doanh nghiệp sản xuất buộc phải tăng giá bán để bù đắp lại các chi phí.
Vậy, ông có thể nói rõ hơn đối với ngành sản xuất thép, việc tăng giá xăng dầu có tác động như thế nào không?
Từ tháng 4 đến nay, giá các mặt hàng xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng. Mỗi tấn thép tiêu hao khoảng 45 - 50 lít dầu, theo ước tính với việc tăng giá dầu, giá thành của mỗi thép sẽ đội thêm khoảng 60.000 đồng.
Bên cạnh đó, giá phôi thép cũng đã tăng thêm 40 - 50 USD/tấn lên mức 470 - 480 USD/tấn so với hồi tháng 4, thép phế liệu cũng tăng, tiếp đến là biến động tỷ giá giữa VND và USD... Như vậy, giá thép thành phẩm phải tăng lên khoảng 100.000 đồng/tấn.
Nhưng liệu có tình trạng tăng giá kiểu “té nước theo mưa” không, thưa ông, khi mà từ này tới cuối năm mới là thời gian thị trường có nhu cầu cao đối với sản phẩm thép?
Ở nước ta, các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất thép khá đa dạng. Trong đó, Nhà nước chiếm 31,5%, liên doanh 24,1%, tư nhân và 100% vốn nước ngoài chiếm 44,4%, nên không thể xảy ra tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng giá, do cạnh tranh trong ngành là rất lớn.
Thêm nữa, thép trong nước nếu tăng giá quá cao sẽ không thể cạnh tranh với thép của các nước như Trung Quốc và ASEAN, hiện có thuế nhập khẩu 0%.