Mỹ bán hệ thống phòng thủ tên lửa 15 tỷ USD cho Saudi Arabia
Hệ thống này giúp đảm bảo an ninh dài hạn của Saudi Arabia và vùng Vịnh trước Iran và các mối đe doạ khác trong khu vực
Chính phủ Mỹ thông qua thương vụ bán hệ thống phòng thủ khu vực đầu cuối tầm cao (THAAD) trị giá 15 tỷ USD cho Saudi Arabia, hãng tin BBC cho biết.
“Thương vụ này cho thấy mối quan tâm về vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời giúp đảm bảo an ninh dài hạn của Saudi Arabia và vùng Vịnh trước Iran và các mối đe doạ khác trong khu vực”, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ nói trong một thông cáo ngày 6/10.
Thương vụ này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng về quân sự trong khu vực, thông cáo trên cho biết.
Hệ thống THAAD hiện cũng đang được Mỹ lắp đặt tại Hàn Quốc để chống lại nguy cơ tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều người Hàn Quốc phản đối hệ thống này bởi lo ngại nó sẽ trở thành một mục tiêu và gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân gần khu vực lắp đặt.
Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối việc này bởi cho rằng hệ thống radar của THAAD có thể do thám sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, gây mất cân bằng an ninh trong khu vực.
Trước đó, Mỹ lắp đặt hệ thống này tại đảo Guam (hòn đảo nằm ở miền tây Thái Bình Dương) và Hawaii nhằm chống lại nguy cơ tấn công từ Triều Tiên.
THAAD có khả năng tiêu diệt các tên lửa ở độ cao ngoài khí quyển trái đất, đặc biệt hữu dụng trong việc chống lại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Hệ thống này được trang bị công nghệ truy đuổi-tiêu diệt tiên tiến cho phép vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo bên trong hoặc bên ngoài khí quyển, trong phạm vi từ 150-200 km. Điểm đặc biệt của THAAD là nó không mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ, mà sử dụng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu.
Đây là hệ thống được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ.
Trước thương vụ, Tổng thống Trump nhiều lần khẳng định ông hoàn toàn hiểu quan điểm của Saudi cho rằng Iran là mối đe doạ lớn nhất trong khu vực. Đây cũng là một trong những lý do Saudi Arabia chi tỷ USD thương vụ này, BBC nhận định.
Thương vụ này được công bố một ngày sau khi Quốc vương Saudi Arabia, Salman bin Abdulaziz Al Saud, đến Nga để thoả thuận thương vụ mua hệ thống không S-400. Theo tờ Kommersant của Nga, thương vụ đó có thể trị giá 3 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ ra quan ngại về việc các đồng minh của Mỹ mua hệ thống phòng thủ từ Nga và đưa ra các vấn đề liên quan tới sự tương thích với hệ thống của Mỹ.
Trước đó, Lầu Năm góc cũng bày tỏ quan ngại về kế hoạch mua hệ thống phòng không tương tự từ Nga của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Mỹ, vì Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh trong NATO nên tốt nhất nước này nên có một hệ thống tên lửa phòng “tương thích” với NATO.
S-400 là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất của Nga, có thể mang theo 3 loại đầu đạn được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
“Thương vụ này cho thấy mối quan tâm về vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời giúp đảm bảo an ninh dài hạn của Saudi Arabia và vùng Vịnh trước Iran và các mối đe doạ khác trong khu vực”, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ nói trong một thông cáo ngày 6/10.
Thương vụ này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng về quân sự trong khu vực, thông cáo trên cho biết.
Hệ thống THAAD hiện cũng đang được Mỹ lắp đặt tại Hàn Quốc để chống lại nguy cơ tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều người Hàn Quốc phản đối hệ thống này bởi lo ngại nó sẽ trở thành một mục tiêu và gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân gần khu vực lắp đặt.
Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối việc này bởi cho rằng hệ thống radar của THAAD có thể do thám sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, gây mất cân bằng an ninh trong khu vực.
Trước đó, Mỹ lắp đặt hệ thống này tại đảo Guam (hòn đảo nằm ở miền tây Thái Bình Dương) và Hawaii nhằm chống lại nguy cơ tấn công từ Triều Tiên.
THAAD có khả năng tiêu diệt các tên lửa ở độ cao ngoài khí quyển trái đất, đặc biệt hữu dụng trong việc chống lại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Hệ thống này được trang bị công nghệ truy đuổi-tiêu diệt tiên tiến cho phép vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo bên trong hoặc bên ngoài khí quyển, trong phạm vi từ 150-200 km. Điểm đặc biệt của THAAD là nó không mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ, mà sử dụng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu.
Đây là hệ thống được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ.
Trước thương vụ, Tổng thống Trump nhiều lần khẳng định ông hoàn toàn hiểu quan điểm của Saudi cho rằng Iran là mối đe doạ lớn nhất trong khu vực. Đây cũng là một trong những lý do Saudi Arabia chi tỷ USD thương vụ này, BBC nhận định.
Thương vụ này được công bố một ngày sau khi Quốc vương Saudi Arabia, Salman bin Abdulaziz Al Saud, đến Nga để thoả thuận thương vụ mua hệ thống không S-400. Theo tờ Kommersant của Nga, thương vụ đó có thể trị giá 3 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ ra quan ngại về việc các đồng minh của Mỹ mua hệ thống phòng thủ từ Nga và đưa ra các vấn đề liên quan tới sự tương thích với hệ thống của Mỹ.
Trước đó, Lầu Năm góc cũng bày tỏ quan ngại về kế hoạch mua hệ thống phòng không tương tự từ Nga của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Mỹ, vì Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh trong NATO nên tốt nhất nước này nên có một hệ thống tên lửa phòng “tương thích” với NATO.
S-400 là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất của Nga, có thể mang theo 3 loại đầu đạn được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.