Mỹ dọa trừng phạt Trung Quốc về tỷ giá Nhân dân tệ
Mỹ cảnh báo sẽ tăng thuế đánh vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc nếu nước này không tăng tỷ giá Nhân dân tệ
Các nhà làm luật Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo sẽ trừng phạt Bắc Kinh bằng cách tăng thuế đánh vào một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc nếu nước này không chịu tăng tỷ giá Nhân dân tệ.
Với động thái này, Quốc hội Mỹ gây áp lực buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama xem Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền.
Theo hãng tin Reuters, một dự luật có sự đồng thuận của cả hai đảng đã được Thượng viện Mỹ đưa ra vào ngày 16/3, trong đó kết hợp tất cả những nỗ lực trước đó buộc Trung Quốc phải thay đổi chính sách tỷ giá hiện nay. Giới phê bình cho rằng, Trung Quốc đang cố tình định giá đồng nội tệ của mình ở mức thấp nhằm làm lợi cho lĩnh vực xuất khẩu và cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường đông dân nhất thế giới này.
“Khi một đồng tiền được định giá thấp hơn giá trị thực của nó từ 20-30%, làm giảm giá cho hàng xuất khẩu của quốc gia phát hành đồng tiền đó, thì đó là cạnh tranh không bình đẳng”, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Debbie Stabenow nhận định.
Theo Reuters, hiếm khi nào mà một dự luật lại nhận được sự đồng tình mạnh mẽ tới vậy giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ. Dự luật này được đưa ra hai ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phủ nhận những lời phàn nàn từ phía Mỹ cho rằng chính sách tỷ giá hiện nay của Bắc Kinh là một biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Dự luật trên cũng gia tăng áp lực đối với chính quyền Obama trong việc cân nhắc xem liệu có nên xem Trung Quốc là một quốc gia đang thao túng tỷ giá đồng tiền. Vấn đề này cũng có thể được đề cập tới trong báo cáo định kỳ một năm hai lần của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 15/4 tới.
Phản ứng trước dự luật trên, ngày 17/3, một quan chức của Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định với hãng tin Reuters rằng, lập trường của Chính phủ nước này về vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ là nhất quán và không thay đổi. “Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại lập trường của mình và không thể có tuyên bố nào rõ ràng hơn được nữa”, vị quan chức giấu tên này cho biết.
Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nhà kinh tế học, nhiều nhà làm luật Mỹ cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang được định giá thấp hơn bình thường ít nhất 25%, tạo ưu thế bất bình đẳng về giá cho hàng hóa của Trung Quốc. Nước Mỹ đặc biệt “sốt ruột” trước vấn đề này trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới chật vật phục hồi khỏi suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 10%.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox về dự luật mà Thượng viện Mỹ vừa đưa ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, rồi sẽ đến lúc Trung Quốc sẽ nhận ra rằng, việc áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn là lợi ích của nước này.
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Robert Gibbs cho hay, Tổng thống Obama “hy vọng Trung Quốc sẽ áp dụng một chính sách tỷ giá dựa trên các điều kiện thị trường nhiều hơn”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, dự luật của Quốc hội Mỹ có thể phản tác dụng.
Ông Dan Ikenson, một nhà phân tích về chính sách thương mại thuộc Viện Cato, cho rằng, dự luật trên có thể làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà chẳng thể đạt mục tiêu giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Chuyên gia này chỉ ra rằng, khi đồng Nhân dân tệ tăng giá 21% trong thời gian từ tháng 7/2005-7/2008, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng từ mức 202 tỷ USD lên 268 tỷ USD.
Ông Nick Bennenbroek, người đứng đầu bộ phận chiến lược ngoại hối thuộc ngân hàng Wells Fargo, thì cho rằng, một khi bị gây áp lực điều chỉnh tỷ giá, chắc chắn Trung Quốc sẽ thực hiện theo.
Vào năm 2005, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một dự luật gây áp lực buộc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, nhưng sau đó dự luật này đã bị hủy bỏ khi Trung Quốc có những động thái nâng tỷ giá.
Trong thời gian từ tháng 7/2005-7/2008, Trung Quốc đã nâng dần tỷ giá đồng nội tệ của nước này. Tuy nhiên, từ đó tới nay, tỷ giá Nhân dân tệ duy trì ở mức khoảng 6,83 tệ đổi được 1 USD.
Giống như người tiền nhiệm George Bush, từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama đã nỗ lực nhằm giải quyết những căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sao cho không ảnh hưởng xấu tới sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu như chống biến đổi khí hậu và phi hạt nhân hóa ở Iran và CHDCND Triều Tiên. Quan trọng không kém, Trung Quốc cũng dùng tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu để mua nợ Mỹ, giúp duy trì mức lãi suất thấp tại Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà làm luật và chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình giờ đã khác trước. “Trung Quốc cần thị trường Mỹ nhiều hơn những gì Mỹ cần ở Trung Quốc”, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Charles Schumer phát biểu.
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman thì cho rằng, không giống như nhiều năm trước đây, “chúng ta không còn ở trong một thế giới mà các dòng vốn từ Trung Quốc giúp giữ lãi suất ở mức thấp”. Ông Krugman nhận định: “Thặng dư thương mại của Trung Quốc có được đồng nghĩa với thiệt hại về việc làm ở những nơi khác trên thế giới”.
Theo Reuters, Trung Quốc được cho là hiện mỗi ngày mua vào khoảng 1 tỷ USD để giữ ổn định tỷ giá Nhân dân tệ.
Với động thái này, Quốc hội Mỹ gây áp lực buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama xem Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền.
Theo hãng tin Reuters, một dự luật có sự đồng thuận của cả hai đảng đã được Thượng viện Mỹ đưa ra vào ngày 16/3, trong đó kết hợp tất cả những nỗ lực trước đó buộc Trung Quốc phải thay đổi chính sách tỷ giá hiện nay. Giới phê bình cho rằng, Trung Quốc đang cố tình định giá đồng nội tệ của mình ở mức thấp nhằm làm lợi cho lĩnh vực xuất khẩu và cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường đông dân nhất thế giới này.
“Khi một đồng tiền được định giá thấp hơn giá trị thực của nó từ 20-30%, làm giảm giá cho hàng xuất khẩu của quốc gia phát hành đồng tiền đó, thì đó là cạnh tranh không bình đẳng”, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Debbie Stabenow nhận định.
Theo Reuters, hiếm khi nào mà một dự luật lại nhận được sự đồng tình mạnh mẽ tới vậy giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ. Dự luật này được đưa ra hai ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phủ nhận những lời phàn nàn từ phía Mỹ cho rằng chính sách tỷ giá hiện nay của Bắc Kinh là một biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Dự luật trên cũng gia tăng áp lực đối với chính quyền Obama trong việc cân nhắc xem liệu có nên xem Trung Quốc là một quốc gia đang thao túng tỷ giá đồng tiền. Vấn đề này cũng có thể được đề cập tới trong báo cáo định kỳ một năm hai lần của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 15/4 tới.
Phản ứng trước dự luật trên, ngày 17/3, một quan chức của Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định với hãng tin Reuters rằng, lập trường của Chính phủ nước này về vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ là nhất quán và không thay đổi. “Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại lập trường của mình và không thể có tuyên bố nào rõ ràng hơn được nữa”, vị quan chức giấu tên này cho biết.
Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nhà kinh tế học, nhiều nhà làm luật Mỹ cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang được định giá thấp hơn bình thường ít nhất 25%, tạo ưu thế bất bình đẳng về giá cho hàng hóa của Trung Quốc. Nước Mỹ đặc biệt “sốt ruột” trước vấn đề này trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới chật vật phục hồi khỏi suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 10%.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox về dự luật mà Thượng viện Mỹ vừa đưa ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, rồi sẽ đến lúc Trung Quốc sẽ nhận ra rằng, việc áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn là lợi ích của nước này.
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Robert Gibbs cho hay, Tổng thống Obama “hy vọng Trung Quốc sẽ áp dụng một chính sách tỷ giá dựa trên các điều kiện thị trường nhiều hơn”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, dự luật của Quốc hội Mỹ có thể phản tác dụng.
Ông Dan Ikenson, một nhà phân tích về chính sách thương mại thuộc Viện Cato, cho rằng, dự luật trên có thể làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà chẳng thể đạt mục tiêu giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Chuyên gia này chỉ ra rằng, khi đồng Nhân dân tệ tăng giá 21% trong thời gian từ tháng 7/2005-7/2008, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng từ mức 202 tỷ USD lên 268 tỷ USD.
Ông Nick Bennenbroek, người đứng đầu bộ phận chiến lược ngoại hối thuộc ngân hàng Wells Fargo, thì cho rằng, một khi bị gây áp lực điều chỉnh tỷ giá, chắc chắn Trung Quốc sẽ thực hiện theo.
Vào năm 2005, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một dự luật gây áp lực buộc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, nhưng sau đó dự luật này đã bị hủy bỏ khi Trung Quốc có những động thái nâng tỷ giá.
Trong thời gian từ tháng 7/2005-7/2008, Trung Quốc đã nâng dần tỷ giá đồng nội tệ của nước này. Tuy nhiên, từ đó tới nay, tỷ giá Nhân dân tệ duy trì ở mức khoảng 6,83 tệ đổi được 1 USD.
Giống như người tiền nhiệm George Bush, từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama đã nỗ lực nhằm giải quyết những căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sao cho không ảnh hưởng xấu tới sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu như chống biến đổi khí hậu và phi hạt nhân hóa ở Iran và CHDCND Triều Tiên. Quan trọng không kém, Trung Quốc cũng dùng tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu để mua nợ Mỹ, giúp duy trì mức lãi suất thấp tại Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà làm luật và chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình giờ đã khác trước. “Trung Quốc cần thị trường Mỹ nhiều hơn những gì Mỹ cần ở Trung Quốc”, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Charles Schumer phát biểu.
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman thì cho rằng, không giống như nhiều năm trước đây, “chúng ta không còn ở trong một thế giới mà các dòng vốn từ Trung Quốc giúp giữ lãi suất ở mức thấp”. Ông Krugman nhận định: “Thặng dư thương mại của Trung Quốc có được đồng nghĩa với thiệt hại về việc làm ở những nơi khác trên thế giới”.
Theo Reuters, Trung Quốc được cho là hiện mỗi ngày mua vào khoảng 1 tỷ USD để giữ ổn định tỷ giá Nhân dân tệ.