Mỹ loay hoay gỡ mâu thuẫn Qatar - 4 nước vùng Vịnh
Cả 4 nước tẩy chay Qatar và bản thân Qatar đều là những đồng minh của Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang đứng trước một nhiệm vụ đầy khó khăn là thuyết phục 4 nước Arab chấm dứt tẩy chay Qatar khi ông có cuộc đàm phán với các nước này vào ngày 12/7. Trước đó, ông Tillerson đã ký thỏa thuận Mỹ - Qatar về chống tài trợ khủng bố nhằm “xoa dịu” liên minh 4 nước.
Theo tin từ Reuters, 4 nước gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cho rằng thỏa thuận mà Mỹ ký với Qatar là chưa đủ.
Trước thềm cuộc gặp giữa ông Tillerson với đại diện 4 nước tại Saudi Arabia, một quan chức cấp cao của UAE nói bất kỳ giải pháp nào cho mâu thuẫn với Qatar đều phải giải quyết được những mối quan tâm chính của 4 nước - trong đó có việc Doha bị cho là gây mất ổn định an ninh khu vực.
Hôm 5/6 vừa qua, 4 nước trên đã tung lệnh trừng phạt đối với Qatar, sau khi cáo buộc nước này tài trợ cho các nhóm cực đoan và thân với Iran - đối thủ của các quốc gia Arab ở vùng Vịnh, bất chấp Qatar phủ nhận những cáo buộc này.
Cả 4 nước và Qatar đều là những đồng minh của Mỹ.
Cuộc gặp sắp diễn ra giữa Ngoại trưởng Mỹ với người đồng cấp 4 nước sẽ được tổ chức tại thành phố cảng Jeddah bên bờ biển Đỏ. Cuộc gặp là sự đẩy mạnh nỗ lực của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất giữa các nước vùng Vịnh kể từ khi Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh được thành lập vào năm 1981.
Tuy nhiên, vào ngày 11/7, ngay sau khi ông Tillerson ký một ban ghi nhớ tại Doha về chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố, 4 nước trên đã ra một tuyên bố nói rằng động thái này là chưa đủ để khép lại mâu thuẫn. 4 nước cũng nhắc lại 13 điều kiện mà họ đưa ra cho Qatar để nối lại quan hệ nhưng sau đó tuyên bố đã hết hiệu lực.
Trong số 13 điều kiện này có yêu cầu Qatar cắt quan hệ với Iran, đóng cửa đài truyền hình quốc gia Al Jazeera, đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar, và giao nộp tất cả những nhân vật bị cho là phần tử khủng bố đang ở Qatar.
Trong tuyên bố chung, 4 nước tẩy chay Qatar nói rằng họ đánh giá cao những nỗ lực của Mỹ trong chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng “động thái như vậy là chưa đủ và 4 nước sẽ theo dõi chặt chẽ sự nghiêm túc của Qatar trong việc chống lại mọi dạng của tài trợ, hậu thuẫn và thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố”, tuyên bố viết.
Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash nói rằng mâu thuẫn với Qatar có gốc rễ là sự thiếu vắng niềm tin, và bất kỳ giải pháp nào cũng phải giải quyết được mối lo của 4 nước này.
“Giải pháp ngoại giao phải giải quyết được việc Qatar hậu thuẫn chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố, gây mất ổn định khu vực. Một giải pháp tạm thời không phải là khôn ngoan”, ông Gargash viết trên mạng xã hội Twitter. “Chúng ta có một cơ hội duy nhất để thay đổi (việc Qatar tài trợ khủng bố). Đây không phải là sự thù hận của 4 nước vùng Vịnh”.
Mỹ lo ngại cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự và chống khủng bố của mình và làm gia tăng ảnh hưởng khu vực của Iran. Sau khi khủng hoảng nổ ra, Iran đã hỗ trợ Qatar bằng cách cho phép nước này sử dụng các tuyến đường biển và đường không đi qua lãnh thổ Iran.
Qatar là nơi đặt căn cứ không quân Udeid Air Base, cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông. Từ căn cứ này, chiến đấu cơ của liên minh do Mỹ dẫn đầu xuất phát để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Trước khi ông Tillerson tới Jeddah, một số tờ báo và hãng tin của vùng Vịnh đã thể hiện quan điểm chỉ trích ông.
“Điều khiến cuộc gặp ngày thứ Tư ở Jeddah trở nên khó khăn là ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, ông Tillerson có vẻ như đã đứng về phía Qatar”, một bài bình luận trên các tờ báo Asharq al-Awsat và Arab News của Saudi Arabia số ra ngày thứ Tư có đoạn viết.
“Ông Tillerson không thể áp đặt sự hòa giải, nhưng ông ấy có thể giảm khoảng cách giữa các bên trong vết rạn nứt ngoại giao này, thay vì đứng về bên này chống lại bên kia. Tất cả đều là đồng minh của Mỹ”, bài báo nói.
Theo tin từ Reuters, 4 nước gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cho rằng thỏa thuận mà Mỹ ký với Qatar là chưa đủ.
Trước thềm cuộc gặp giữa ông Tillerson với đại diện 4 nước tại Saudi Arabia, một quan chức cấp cao của UAE nói bất kỳ giải pháp nào cho mâu thuẫn với Qatar đều phải giải quyết được những mối quan tâm chính của 4 nước - trong đó có việc Doha bị cho là gây mất ổn định an ninh khu vực.
Hôm 5/6 vừa qua, 4 nước trên đã tung lệnh trừng phạt đối với Qatar, sau khi cáo buộc nước này tài trợ cho các nhóm cực đoan và thân với Iran - đối thủ của các quốc gia Arab ở vùng Vịnh, bất chấp Qatar phủ nhận những cáo buộc này.
Cả 4 nước và Qatar đều là những đồng minh của Mỹ.
Cuộc gặp sắp diễn ra giữa Ngoại trưởng Mỹ với người đồng cấp 4 nước sẽ được tổ chức tại thành phố cảng Jeddah bên bờ biển Đỏ. Cuộc gặp là sự đẩy mạnh nỗ lực của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất giữa các nước vùng Vịnh kể từ khi Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh được thành lập vào năm 1981.
Tuy nhiên, vào ngày 11/7, ngay sau khi ông Tillerson ký một ban ghi nhớ tại Doha về chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố, 4 nước trên đã ra một tuyên bố nói rằng động thái này là chưa đủ để khép lại mâu thuẫn. 4 nước cũng nhắc lại 13 điều kiện mà họ đưa ra cho Qatar để nối lại quan hệ nhưng sau đó tuyên bố đã hết hiệu lực.
Trong số 13 điều kiện này có yêu cầu Qatar cắt quan hệ với Iran, đóng cửa đài truyền hình quốc gia Al Jazeera, đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar, và giao nộp tất cả những nhân vật bị cho là phần tử khủng bố đang ở Qatar.
Trong tuyên bố chung, 4 nước tẩy chay Qatar nói rằng họ đánh giá cao những nỗ lực của Mỹ trong chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng “động thái như vậy là chưa đủ và 4 nước sẽ theo dõi chặt chẽ sự nghiêm túc của Qatar trong việc chống lại mọi dạng của tài trợ, hậu thuẫn và thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố”, tuyên bố viết.
Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash nói rằng mâu thuẫn với Qatar có gốc rễ là sự thiếu vắng niềm tin, và bất kỳ giải pháp nào cũng phải giải quyết được mối lo của 4 nước này.
“Giải pháp ngoại giao phải giải quyết được việc Qatar hậu thuẫn chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố, gây mất ổn định khu vực. Một giải pháp tạm thời không phải là khôn ngoan”, ông Gargash viết trên mạng xã hội Twitter. “Chúng ta có một cơ hội duy nhất để thay đổi (việc Qatar tài trợ khủng bố). Đây không phải là sự thù hận của 4 nước vùng Vịnh”.
Mỹ lo ngại cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự và chống khủng bố của mình và làm gia tăng ảnh hưởng khu vực của Iran. Sau khi khủng hoảng nổ ra, Iran đã hỗ trợ Qatar bằng cách cho phép nước này sử dụng các tuyến đường biển và đường không đi qua lãnh thổ Iran.
Qatar là nơi đặt căn cứ không quân Udeid Air Base, cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông. Từ căn cứ này, chiến đấu cơ của liên minh do Mỹ dẫn đầu xuất phát để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Trước khi ông Tillerson tới Jeddah, một số tờ báo và hãng tin của vùng Vịnh đã thể hiện quan điểm chỉ trích ông.
“Điều khiến cuộc gặp ngày thứ Tư ở Jeddah trở nên khó khăn là ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, ông Tillerson có vẻ như đã đứng về phía Qatar”, một bài bình luận trên các tờ báo Asharq al-Awsat và Arab News của Saudi Arabia số ra ngày thứ Tư có đoạn viết.
“Ông Tillerson không thể áp đặt sự hòa giải, nhưng ông ấy có thể giảm khoảng cách giữa các bên trong vết rạn nứt ngoại giao này, thay vì đứng về bên này chống lại bên kia. Tất cả đều là đồng minh của Mỹ”, bài báo nói.