Mỹ siết trừng phạt Nga, Đức “nổi giận”
Mâu thuẫn này càng khoét sâu thêm vết rạn nứt giữa Washington và Berlin vốn xuất hiện kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền
Đức và Áo đã chỉ trích lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga nhằm vào đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Moscow dẫn tới châu Âu, gọi lệnh trừng phạt này là một nguy cơ bất hợp pháp đối với an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).
Theo tờ Financial Times, trong một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Nga, Thượng viện Mỹ vào ngày thứ Tư tuần này đã bỏ phiếu với tỷ lệ 97 phiếu thuận và 2 phiếu chống đối với các biện pháp tăng cường trừng phạt Moscow. Theo đó, Mỹ đặt ra những hạn chế mới đối với các công ty hậu thuẫn việc Nga xuất khẩu năng lượng bằng đường ống.
Hành động này của Mỹ đã vấp phải sự phản đối từ Đức và Áo. Trong một tuyên bố chung ra ngày thứ Năm, Berlin và Vienna nói rằng việc Mỹ siết trừng phạt Nga như vậy báo hiệu cho một “chất lượng mới và rất tiêu cực trong quan hệ châu Âu-Mỹ”.
Sở dĩ hai nước có phản ứng như vậy là do động thái của Thượng viện Mỹ có nguy cơ phá vỡ một sự đông thuận mong manh giữa hai bờ Đại Tây Dương về lệnh trừng phạt Nga. Theo sự đồng thuận mà Thủ tướng Angela Merkel phải bỏ nhiều công sức mới đạt được, cho đến nay, các đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga vẫn nằm ngoài phạm vi trừng phạt bởi liên quan đến các lợi ích của nước Đức.
Mâu thuẫn này càng khoét sâu thêm vết rạn nứt giữa Washington và Berlin vốn xuất hiện kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền. Thời gian qua, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích chi tiêu quốc phòng và thặng dư thương mại của Đức với Mỹ, đồng thời công kích sự hợp tác kinh tế toàn cầu.
“Nguồn cung năng lượng của châu Âu là một vấn đề đối với châu Âu, chứ không phải đối với Mỹ”, tuyên bố của Đức-Áo có đoạn viết. Tuyên bố sử dụng những ngôn từ mạnh bất thường: “Chúng tôi không thể chấp nhận… nguy cơ từ lệnh trừng phạt bất hợp pháp của nước khác nhằm vào các công ty châu Âu tham gia vào việc phát triển nguồn cung năng lượng của châu Âu”.
Đi xuyên biển Baltic, đường ống Nord Stream 2 được dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất cung cấp khí đốt từ tập đoàn quốc doanh Gazprom của Nga cho châu Âu. Lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các công ty năng lượng châu Âu tham gia vào dự án này, như Shell, Engie, OMV… Giá cổ phiếu của các công ty này đồng loạt sụt giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm.
Thượng viện Mỹ vốn có sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong nhiều vấn đề, nhưng các thượng nghị sỹ đã có sự đồng thuận cao hiếm có khi thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Nga lần này. Điều này phản ánh sự bất bình của Washington đối với những cáo buộc cho rằng Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Khi ông Trump lên cầm quyền, điện Kremlin đã hy vọng chính quyền mới của Mỹ có một lập trường mềm mỏng hơn với Moscow so với người tiền nhiệm Barack Obama. Tuy nhiên, những hy vọng này đã dẫn tan biến khi chính quyền Trump bị bủa vây vởi những rắc rối từ cuộc điều tra của FBI nhằm vào nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Thời gian qua, dự án đường ống Nord Stream 2 đã bị “soi” do có những cáo buộc rằng đường ống này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung năng lượng từ Nga, và giảm dòng khí đốt chảy qua Ukraine - một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố của Đức và Áo cáo buộc rằng Mỹ đang tìm cách tăng xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu và xem đường ống Nord Stream 2 là một đối thủ.
“Mục đích ở đây là đảm bảo việc làm trong ngành dầu khí ở Mỹ. Nhưng việc ai cung cấp năng lượng cho chúng tôi và chúng tôi quyết định như thế nào là tùy thuộc vào các nguyên tắc cởi mở và thị trường cạnh tranh”, tuyên bố viết.
Sau khi Mỹ xuất khẩu lô khí hóa lỏng đầu tiên sang Ba Lan vào tuần trước, chính quyền Trump nói việc xuất khẩu này “hỗ trợ việc làm ở Mỹ, giảm giá năng lượng cho các đối tác nước ngoài, và đóng góp vào an ninh năng lượng của châu Âu bằng một nhà cung cấp đáng tin cậy, với mức giá dựa trên thị trường”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản bác lệnh trừng phạt mới của Mỹ. “Giờ thì chúng tôi đã biết một dự luật trừng phạt mới đã xuất hiện ở Thượng viện Mỹ. Tại sao vậy? Dĩ nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy cuộc đấu đá chính trị nội bộ tiếp diễn ở Mỹ”, ông Putin nói.
Theo tờ Financial Times, trong một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Nga, Thượng viện Mỹ vào ngày thứ Tư tuần này đã bỏ phiếu với tỷ lệ 97 phiếu thuận và 2 phiếu chống đối với các biện pháp tăng cường trừng phạt Moscow. Theo đó, Mỹ đặt ra những hạn chế mới đối với các công ty hậu thuẫn việc Nga xuất khẩu năng lượng bằng đường ống.
Hành động này của Mỹ đã vấp phải sự phản đối từ Đức và Áo. Trong một tuyên bố chung ra ngày thứ Năm, Berlin và Vienna nói rằng việc Mỹ siết trừng phạt Nga như vậy báo hiệu cho một “chất lượng mới và rất tiêu cực trong quan hệ châu Âu-Mỹ”.
Sở dĩ hai nước có phản ứng như vậy là do động thái của Thượng viện Mỹ có nguy cơ phá vỡ một sự đông thuận mong manh giữa hai bờ Đại Tây Dương về lệnh trừng phạt Nga. Theo sự đồng thuận mà Thủ tướng Angela Merkel phải bỏ nhiều công sức mới đạt được, cho đến nay, các đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga vẫn nằm ngoài phạm vi trừng phạt bởi liên quan đến các lợi ích của nước Đức.
Mâu thuẫn này càng khoét sâu thêm vết rạn nứt giữa Washington và Berlin vốn xuất hiện kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền. Thời gian qua, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích chi tiêu quốc phòng và thặng dư thương mại của Đức với Mỹ, đồng thời công kích sự hợp tác kinh tế toàn cầu.
“Nguồn cung năng lượng của châu Âu là một vấn đề đối với châu Âu, chứ không phải đối với Mỹ”, tuyên bố của Đức-Áo có đoạn viết. Tuyên bố sử dụng những ngôn từ mạnh bất thường: “Chúng tôi không thể chấp nhận… nguy cơ từ lệnh trừng phạt bất hợp pháp của nước khác nhằm vào các công ty châu Âu tham gia vào việc phát triển nguồn cung năng lượng của châu Âu”.
Đi xuyên biển Baltic, đường ống Nord Stream 2 được dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất cung cấp khí đốt từ tập đoàn quốc doanh Gazprom của Nga cho châu Âu. Lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các công ty năng lượng châu Âu tham gia vào dự án này, như Shell, Engie, OMV… Giá cổ phiếu của các công ty này đồng loạt sụt giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm.
Thượng viện Mỹ vốn có sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong nhiều vấn đề, nhưng các thượng nghị sỹ đã có sự đồng thuận cao hiếm có khi thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Nga lần này. Điều này phản ánh sự bất bình của Washington đối với những cáo buộc cho rằng Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Khi ông Trump lên cầm quyền, điện Kremlin đã hy vọng chính quyền mới của Mỹ có một lập trường mềm mỏng hơn với Moscow so với người tiền nhiệm Barack Obama. Tuy nhiên, những hy vọng này đã dẫn tan biến khi chính quyền Trump bị bủa vây vởi những rắc rối từ cuộc điều tra của FBI nhằm vào nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Thời gian qua, dự án đường ống Nord Stream 2 đã bị “soi” do có những cáo buộc rằng đường ống này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung năng lượng từ Nga, và giảm dòng khí đốt chảy qua Ukraine - một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố của Đức và Áo cáo buộc rằng Mỹ đang tìm cách tăng xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu và xem đường ống Nord Stream 2 là một đối thủ.
“Mục đích ở đây là đảm bảo việc làm trong ngành dầu khí ở Mỹ. Nhưng việc ai cung cấp năng lượng cho chúng tôi và chúng tôi quyết định như thế nào là tùy thuộc vào các nguyên tắc cởi mở và thị trường cạnh tranh”, tuyên bố viết.
Sau khi Mỹ xuất khẩu lô khí hóa lỏng đầu tiên sang Ba Lan vào tuần trước, chính quyền Trump nói việc xuất khẩu này “hỗ trợ việc làm ở Mỹ, giảm giá năng lượng cho các đối tác nước ngoài, và đóng góp vào an ninh năng lượng của châu Âu bằng một nhà cung cấp đáng tin cậy, với mức giá dựa trên thị trường”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản bác lệnh trừng phạt mới của Mỹ. “Giờ thì chúng tôi đã biết một dự luật trừng phạt mới đã xuất hiện ở Thượng viện Mỹ. Tại sao vậy? Dĩ nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy cuộc đấu đá chính trị nội bộ tiếp diễn ở Mỹ”, ông Putin nói.