Mỹ thúc Trung Quốc dừng san lấp trên biển Đông
“Thái Bình Dương đủ lớn để ôm trọn cả Trung Quốc và Mỹ”, ông Tập Cận Bình nói với ông Kerry
Mỹ và Trung Quốc cần quản lý các tranh chấp theo cách không ảnh hưởng tới quan hệ song phương - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm của ông Kerry tới Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm này, ông Kerry đã hối thúc Trung Quốc dừng các hoạt động san lấp và xây dựng trên biển Đông.
Mối quan hệ Mỹ-Trung “nhìn chung vẫn ổn định”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 17/5.
“Dạng mới của mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ đã sớm đạt được kết quả”, ông Tập Cận Bình nói.
Tuy vậy, ông Tập Cận Bình - người trước đây từng đề cập về một mô hình quan hệ giữa các cường quốc nhằm thích nghi với một Trung Quốc đang nổi lên - nói rằng hai nước “cần quản lý, kiểm soát, và xử lý các tranh chấp theo cách phù hợp để phương hướng chung của mối quan hệ song phương không bị ảnh hưởng”.
“Thái Bình Dương đủ lớn để ôm trọn cả Trung Quốc và Mỹ”, Chủ tịch Trung Quốc phát biểu.
Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ đang gây sức ép buộc Trung Quốc phải kiềm chế hoạt động khai hoang quy mô lớn tại các khu vực có tranh chấp trên biển Đông. Mới đây, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris nói rằng Trung Quốc đang xây “Vạn lý Trường thành bằng cát” trên biển Đông.
Ngoài ra, căng thẳng trên biển Đông cũng có nguy cơ phủ bóng lên chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới của ông Tập Cận Bình.
Ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển ảnh hưởng kinh tế theo hướng có thể thách thức trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu.
Trong cuộc gặp ngày 17/5, ông Tập Cận Bình và ông Kerry đã bàn về tầm quan trọng của chuyến thăm Washington vào tháng 9 của ông Tập Cận Bình, cùng các vấn đề như biến đổi khí hậu, cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, và cam kết chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngoài ra, ông Kerry còn đề cập tới vấn đề biển Đông và sự cần thiết phải giảm căng thẳng.
Trước đó, vào hôm 16/5, ông Kerry đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Trong cuộc gặp này, ông Kerry đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang tìm cách thiết lập kiểm soát đối với biển Đông bằng cách bồi lấp các đảo và bãi đá.
Ngoại trưởng Mỹ nói, ông đã hối thúc Trung Quốc “có hành động cùng với các bên nhằm làm giảm căng thẳng và mở đường cho một giải pháp ngoại giao” đối với các tranh chấp lãnh thổ trên tuyến đường biển then chốt của thế giới này.
Đáp lời Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc nói việc nước này tiến hành các hoạt động khai hoang trên biển Đông là vấn đề “lợi ích quốc gia”. “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình là vững như đá”, ông này khẳng định.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Kerry hôm 16/5, ôn Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói nước này có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các khu vực trên biển Đông - theo nội dung một tuyên bố đăng trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc khai hoang [trên biển Đông] có thể có ảnh hưởng lớn về mặt quân sự”, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 13/5.
Theo ông Shear, Trung Quốc có thể xây dựng các cơ sở phục vụ cho việc lắp đặt radar tầm xa, sân bay dành cho máy bay giám sát và máy bay chiến đấu, và các bến cảng dành cho tàu hải quân và hải giám.
Tại một cuộc họp báo cùng với người đồng cấp Mỹ hôm 16/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói nước này hy vọng sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ và các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề nghị Lầu năm góc cân nhắc việc cử tàu và máy bay tới tuần tra tại các khu vực có tranh chấp trên biển Đông, bao gồm khu vực trong vòng 12 hải lý từ các bãi đá mà Trung Quốc đang khai hoang.
“Trong những vấn đề mà chúng tôi có thể còn có sự khác biệt quan điểm, chúng tôi không nhất trí sẽ để sự khác biệt đó tồn tại, mà tiếp tục tiến tới giải quyết”, Ngoại trưởng Mỹ nói hôm 16/5. “Cả hai nước cùng nhận thức được tầm quan trọng của việc trao đổi trung thực về những bất đồng này và cố gắng tìm ra một con đường hợp tác ở phía trước”, ông Kerry nói.
Trung Quốc và Mỹ cần tôn trọng lẫn nhau và giải quyết các vấn đề nhạy cảm trên tinh thần xây dựng - ông Vương Nghị nói. “Việc có sự khác biệt giữa hai nước là hoàn toàn ổn, miễn là hai nước cùng nỗ lực để tránh hiểu lầm và tránh những tính toán sai lầm”.
Trong chuyến thăm này, ông Kerry đã hối thúc Trung Quốc dừng các hoạt động san lấp và xây dựng trên biển Đông.
Mối quan hệ Mỹ-Trung “nhìn chung vẫn ổn định”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 17/5.
“Dạng mới của mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ đã sớm đạt được kết quả”, ông Tập Cận Bình nói.
Tuy vậy, ông Tập Cận Bình - người trước đây từng đề cập về một mô hình quan hệ giữa các cường quốc nhằm thích nghi với một Trung Quốc đang nổi lên - nói rằng hai nước “cần quản lý, kiểm soát, và xử lý các tranh chấp theo cách phù hợp để phương hướng chung của mối quan hệ song phương không bị ảnh hưởng”.
“Thái Bình Dương đủ lớn để ôm trọn cả Trung Quốc và Mỹ”, Chủ tịch Trung Quốc phát biểu.
Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ đang gây sức ép buộc Trung Quốc phải kiềm chế hoạt động khai hoang quy mô lớn tại các khu vực có tranh chấp trên biển Đông. Mới đây, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Harry Harris nói rằng Trung Quốc đang xây “Vạn lý Trường thành bằng cát” trên biển Đông.
Ngoài ra, căng thẳng trên biển Đông cũng có nguy cơ phủ bóng lên chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới của ông Tập Cận Bình.
Ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển ảnh hưởng kinh tế theo hướng có thể thách thức trật tự thế giới do phương Tây dẫn đầu.
Trong cuộc gặp ngày 17/5, ông Tập Cận Bình và ông Kerry đã bàn về tầm quan trọng của chuyến thăm Washington vào tháng 9 của ông Tập Cận Bình, cùng các vấn đề như biến đổi khí hậu, cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, và cam kết chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngoài ra, ông Kerry còn đề cập tới vấn đề biển Đông và sự cần thiết phải giảm căng thẳng.
Trước đó, vào hôm 16/5, ông Kerry đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Trong cuộc gặp này, ông Kerry đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang tìm cách thiết lập kiểm soát đối với biển Đông bằng cách bồi lấp các đảo và bãi đá.
Ngoại trưởng Mỹ nói, ông đã hối thúc Trung Quốc “có hành động cùng với các bên nhằm làm giảm căng thẳng và mở đường cho một giải pháp ngoại giao” đối với các tranh chấp lãnh thổ trên tuyến đường biển then chốt của thế giới này.
Đáp lời Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc nói việc nước này tiến hành các hoạt động khai hoang trên biển Đông là vấn đề “lợi ích quốc gia”. “Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình là vững như đá”, ông này khẳng định.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Kerry hôm 16/5, ôn Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói nước này có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các khu vực trên biển Đông - theo nội dung một tuyên bố đăng trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc khai hoang [trên biển Đông] có thể có ảnh hưởng lớn về mặt quân sự”, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 13/5.
Theo ông Shear, Trung Quốc có thể xây dựng các cơ sở phục vụ cho việc lắp đặt radar tầm xa, sân bay dành cho máy bay giám sát và máy bay chiến đấu, và các bến cảng dành cho tàu hải quân và hải giám.
Tại một cuộc họp báo cùng với người đồng cấp Mỹ hôm 16/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói nước này hy vọng sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ và các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề nghị Lầu năm góc cân nhắc việc cử tàu và máy bay tới tuần tra tại các khu vực có tranh chấp trên biển Đông, bao gồm khu vực trong vòng 12 hải lý từ các bãi đá mà Trung Quốc đang khai hoang.
“Trong những vấn đề mà chúng tôi có thể còn có sự khác biệt quan điểm, chúng tôi không nhất trí sẽ để sự khác biệt đó tồn tại, mà tiếp tục tiến tới giải quyết”, Ngoại trưởng Mỹ nói hôm 16/5. “Cả hai nước cùng nhận thức được tầm quan trọng của việc trao đổi trung thực về những bất đồng này và cố gắng tìm ra một con đường hợp tác ở phía trước”, ông Kerry nói.
Trung Quốc và Mỹ cần tôn trọng lẫn nhau và giải quyết các vấn đề nhạy cảm trên tinh thần xây dựng - ông Vương Nghị nói. “Việc có sự khác biệt giữa hai nước là hoàn toàn ổn, miễn là hai nước cùng nỗ lực để tránh hiểu lầm và tránh những tính toán sai lầm”.