Năm 2009, đình công giảm 70%
Năm 2009 đã xảy ra 216 cuộc đình công, diễn biến ôn hòa với thời gian ngắn; không xảy ra hiện tượng đập phá, quá khích
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho biết, trong năm 2009 các cuộc đình công đã giảm rõ rệt về quy mô cũng như số lượng, chỉ bằng 30% so với năm 2008.
Cụ thể, năm 2009 đã xảy ra 216 cuộc đình công, diễn biến ôn hòa với thời gian ngắn; không xảy ra hiện tượng đập phá, quá khích.
Đình công vẫn xảy ra chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (157 cuộc, chiếm 72,6%); thuộc ngành Dệt may (114 cuộc, chiếm 52,7%) và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (155 cuộc, chiếm 71,7%).
Theo Ủy ban Quan hệ lao động, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động và đình công là do nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chưa bảo đảm được đúng các thỏa thuận với người lao động, việc vi phạm pháp luật lao động vẫn xảy ra, nhất là nợ lương, trả chậm lương, tăng ca, tăng giờ vượt quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hiện tất cả các cuộc đình công đều tự phát, không đúng theo trình tự pháp luật quy định và không do tổ chức công đoàn cơ sở lãnh đạo.
Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Phạm Minh Huân cho rằng, tác động của khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến cung - cầu lao động và số cuộc đình công giảm đi là điều tất yếu.
Trong khi doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn sau những cuộc đình công tự phát của công nhân, thì khủng hoảng kinh tế cũng khiến người lao động sợ mất việc hơn là đòi hỏi quyền lợi.
Ngoài ra, năm 2009 là năm nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị số 22-CT/TW và Quyết định số 1129/QĐ-TTg về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp cũng đã từng bước hạn chế tranh chấp lao động, ông Huân nói.
Cụ thể, năm 2009 đã xảy ra 216 cuộc đình công, diễn biến ôn hòa với thời gian ngắn; không xảy ra hiện tượng đập phá, quá khích.
Đình công vẫn xảy ra chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (157 cuộc, chiếm 72,6%); thuộc ngành Dệt may (114 cuộc, chiếm 52,7%) và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (155 cuộc, chiếm 71,7%).
Theo Ủy ban Quan hệ lao động, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động và đình công là do nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chưa bảo đảm được đúng các thỏa thuận với người lao động, việc vi phạm pháp luật lao động vẫn xảy ra, nhất là nợ lương, trả chậm lương, tăng ca, tăng giờ vượt quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hiện tất cả các cuộc đình công đều tự phát, không đúng theo trình tự pháp luật quy định và không do tổ chức công đoàn cơ sở lãnh đạo.
Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Phạm Minh Huân cho rằng, tác động của khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến cung - cầu lao động và số cuộc đình công giảm đi là điều tất yếu.
Trong khi doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn sau những cuộc đình công tự phát của công nhân, thì khủng hoảng kinh tế cũng khiến người lao động sợ mất việc hơn là đòi hỏi quyền lợi.
Ngoài ra, năm 2009 là năm nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị số 22-CT/TW và Quyết định số 1129/QĐ-TTg về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp cũng đã từng bước hạn chế tranh chấp lao động, ông Huân nói.