Năm yếu tố hỗ trợ VN-Index tăng điểm tháng 12
Tháng 11 là tháng điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán, do tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng từ các sự kiện kinh tế vĩ mô
Tháng 11 là tháng điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán, do tâm lý nhà đầu tư chịu ảnh hưởng từ các sự kiện kinh tế vĩ mô.
Nhưng có thể trong tháng 12/2009, với việc chính sách điều chỉnh lãi suất và tỷ giá phát huy tác dụng cùng dự báo tích cực về lợi nhuận doanh nghiệp cả năm, tâm lý nhà đầu tư sẽ bình ổn trở lại, qua đó gián tiếp khiến thị trường chứng khoán khởi sắc hơn.
Bi quan thái quá?
Tháng 11, VN-Index giảm mạnh 22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23/10 xuống mốc 490,6 điểm ngày 27/11. Khối lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh so với tháng 9 và tháng 10. Đây là tháng giảm điểm đầu tiên sau 8 tháng tăng điểm liên tiếp.
Cũng trong tháng này, thị trường chứng kiến nhiều sự kiện phức tạp, đan xen. Nhà đầu tư hấp thụ khá dè dặt các tin tốt, nhưng lại phản ứng thái quá với các tin đồn và tin tiêu cực.
Trước tiên là những động thái của cơ quan chức năng nhằm siết chặt hơn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, khi tăng trưởng tín dụng đến tháng 11 đã là 34%, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới dòng tiền vào chứng khoán và giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Thứ hai, Ủy ban Chứng khoán đã yêu cầu chấm dứt việc bán chứng khoán trước ngày T+4 và cho vay chứng khoán.
Thứ ba, thị trường vàng và ngoại tệ biến động mạnh, giá vàng tăng một phần do giá vàng thế giới tăng mạnh. Để xử lý, Ngân hàng Nhà nước ngày 25/11 đã công bố điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 8% và tỷ giá lên 17,961 VNĐ/USD, đồng thời Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước (ước tính 4-5 tỷ USD).
Thứ tư, trên thị trường lan truyền nhiều tin đồn gây hoang mang cho nhiều đầu tư như một số công ty chứng khoán “đại chiến”, Trung tâm Lưu ký “treo giò” tài khoản giao dịch T+<4, công ty chứng khoán gây sức ép giải chấp với khách hàng… Mặc dù, ngay sau đó đã có thông tin công bố chính thức để bác bỏ các tin đồn, nhưng nhà đầu tư đã có xu hướng phản ứng thái quá với các tin đồn này.
Thứ năm, mặc cho nhiều biến động, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng trong tháng 11, tương tự như hồi tháng 7 khi thị trường điều chỉnh mạnh (và họ đã thu lợi lớn khi thị trường tăng lại trong các tháng sau). Điều này cho thấy tính kỷ luật và tâm lý kiên định của họ.
Nhà đầu tư nước ngoài kiên định mua ròng trong tháng 11, tương tự như hồi tháng 7 khi thị trường điều chỉnh giảm - Nguồn: HOSE.
Thị trường có thể sẽ tăng điểm
Tâm lý bi quan thái quá cuối tháng 11 làm thị trường có 4 phiên giảm mạnh từ ngày 23 đến 26/11 - vài phiên giảm gần hết biên độ và trắng bảng bên mua. Tuy nhiên, phiên giao dịch bắt đáy đầy kịch tính ngày 27/11 cho thấy dường như ngưỡng 460 điểm của VN-index là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh.
Yếu tố hạn chế của thị trường hiện nay chủ yếu là tâm lý bi quan vẫn còn tiếp tục. Trọng tâm theo dõi của nhà đầu tư trong nửa đầu tháng 12 tiếp tục là việc điều hành tiền tệ như lãi suất, tín dụng, lạm phát, tỷ giá và gói kích cầu. Từ nửa cuối tháng 12, trọng tâm chú ý có thể sẽ là các thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp, đặc biệt là ngành ngân hàng và bất động sản.
Diễn biến VN-Index trong tháng 12 cũng sẽ chịu ảnh hưởng của Dow Jones và thị trường chứng khoán thế giới. Thị trường chứng khoán thế giới sẽ cần kiểm chứng mức độ tác động của sự kiện Dubai World xin khất nợ và liệu ngành tài chính thế giới đã vượt khỏi khủng hoảng? Xu hướng lúc này là chưa rõ ràng và khó dự đoán.
Dù vậy, nhìn về tháng 12, có khá nhiều thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường:
Một là, đến khoảng giữa tháng 12 sẽ bắt đầu có thông tin lợi nhuận 11 tháng và dự báo lợi nhuận cả năm của nhiều doanh nghiệp, dự kiến là tích cực. Trong thời gian qua, các tin cơ bản này dường như bị lấn át bởi các tin về tiền tệ, nhưng khi tâm lý nhà đầu tư bình ổn trở lại thì sẽ hấp thụ các tin này tốt hơn.
Hai là, chính sách điều chỉnh lãi suất và tỷ giá của Chính phủ, được nhiều chuyên gia và tổ chức nước ngoài, như Goldman Sachs đánh giá cao, dự kiến sẽ bắt đầu phát huy tác dụng, giúp hạ nhiệt USD. Đồng thời, tăng lãi suất cơ bản giúp đầu ra của ngân hàng được khơi thông, qua đó gián tiếp tăng dòng tiền vào thị trường chứng khoán.
Ba là, cổ phiếu ngành ngân hàng - vốn đi ngang vài tháng qua và bị đẩy vào tình trạng bán quá mức cuối tháng 11 - sẽ trực tiếp hưởng lợi từ việc tăng lãi suất và triển vọng sang tháng 1/2010 không còn bị khống chế room tăng trưởng tín dụng. Làn sóng bắt đáy cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện và do là blue-chip dẫn dắt thị trường, nên chỉ cần ngành này tăng nhẹ cũng sẽ giúp VN-Index tăng đáng kể.
Bốn là, quý 4 cuối năm thường là quý có lợi nhuận tăng mạnh của các công ty bất động sản, và nhiều công ty đã có dự báo lợi nhuận rất ấn tượng như LCG, NTL, SJS…. Và do đó dự kiến sẽ tăng điểm trở lại trong tháng cuối năm. Sóng bất động sản đã nhiều lần là động lực tăng điểm của VN-Index.
Tính từ tháng 9 đến nay, VN-Index đã hoàn tất mô hình vai-đầu-vai, báo hiệu xu hướng tăng trong tháng 12, nếu không có yếu tố gì tác động động mạnh - Nguồn: HOSE, AVSC.
Năm là, trên phương diện phân tích kỹ thuật, người viết nhận thấy trong 3 tháng qua, VN-Index đã hoàn tất mô hình vai-đầu-vai. Mô hình này cho thấy khả năng vùng 460 điểm là vùng đáy của VN-Index và dự báo khả năng tăng điểm trong tháng 12, nếu không có yếu tố gì tác động quá mạnh.
* Tác giả bài viết hiện là Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC).
Nhưng có thể trong tháng 12/2009, với việc chính sách điều chỉnh lãi suất và tỷ giá phát huy tác dụng cùng dự báo tích cực về lợi nhuận doanh nghiệp cả năm, tâm lý nhà đầu tư sẽ bình ổn trở lại, qua đó gián tiếp khiến thị trường chứng khoán khởi sắc hơn.
Bi quan thái quá?
Tháng 11, VN-Index giảm mạnh 22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23/10 xuống mốc 490,6 điểm ngày 27/11. Khối lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh so với tháng 9 và tháng 10. Đây là tháng giảm điểm đầu tiên sau 8 tháng tăng điểm liên tiếp.
Cũng trong tháng này, thị trường chứng kiến nhiều sự kiện phức tạp, đan xen. Nhà đầu tư hấp thụ khá dè dặt các tin tốt, nhưng lại phản ứng thái quá với các tin đồn và tin tiêu cực.
Trước tiên là những động thái của cơ quan chức năng nhằm siết chặt hơn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, khi tăng trưởng tín dụng đến tháng 11 đã là 34%, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới dòng tiền vào chứng khoán và giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Thứ hai, Ủy ban Chứng khoán đã yêu cầu chấm dứt việc bán chứng khoán trước ngày T+4 và cho vay chứng khoán.
Thứ ba, thị trường vàng và ngoại tệ biến động mạnh, giá vàng tăng một phần do giá vàng thế giới tăng mạnh. Để xử lý, Ngân hàng Nhà nước ngày 25/11 đã công bố điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 8% và tỷ giá lên 17,961 VNĐ/USD, đồng thời Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước (ước tính 4-5 tỷ USD).
Thứ tư, trên thị trường lan truyền nhiều tin đồn gây hoang mang cho nhiều đầu tư như một số công ty chứng khoán “đại chiến”, Trung tâm Lưu ký “treo giò” tài khoản giao dịch T+<4, công ty chứng khoán gây sức ép giải chấp với khách hàng… Mặc dù, ngay sau đó đã có thông tin công bố chính thức để bác bỏ các tin đồn, nhưng nhà đầu tư đã có xu hướng phản ứng thái quá với các tin đồn này.
Thứ năm, mặc cho nhiều biến động, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng trong tháng 11, tương tự như hồi tháng 7 khi thị trường điều chỉnh mạnh (và họ đã thu lợi lớn khi thị trường tăng lại trong các tháng sau). Điều này cho thấy tính kỷ luật và tâm lý kiên định của họ.
Thị trường có thể sẽ tăng điểm
Tâm lý bi quan thái quá cuối tháng 11 làm thị trường có 4 phiên giảm mạnh từ ngày 23 đến 26/11 - vài phiên giảm gần hết biên độ và trắng bảng bên mua. Tuy nhiên, phiên giao dịch bắt đáy đầy kịch tính ngày 27/11 cho thấy dường như ngưỡng 460 điểm của VN-index là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh.
Yếu tố hạn chế của thị trường hiện nay chủ yếu là tâm lý bi quan vẫn còn tiếp tục. Trọng tâm theo dõi của nhà đầu tư trong nửa đầu tháng 12 tiếp tục là việc điều hành tiền tệ như lãi suất, tín dụng, lạm phát, tỷ giá và gói kích cầu. Từ nửa cuối tháng 12, trọng tâm chú ý có thể sẽ là các thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp, đặc biệt là ngành ngân hàng và bất động sản.
Diễn biến VN-Index trong tháng 12 cũng sẽ chịu ảnh hưởng của Dow Jones và thị trường chứng khoán thế giới. Thị trường chứng khoán thế giới sẽ cần kiểm chứng mức độ tác động của sự kiện Dubai World xin khất nợ và liệu ngành tài chính thế giới đã vượt khỏi khủng hoảng? Xu hướng lúc này là chưa rõ ràng và khó dự đoán.
Dù vậy, nhìn về tháng 12, có khá nhiều thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường:
Một là, đến khoảng giữa tháng 12 sẽ bắt đầu có thông tin lợi nhuận 11 tháng và dự báo lợi nhuận cả năm của nhiều doanh nghiệp, dự kiến là tích cực. Trong thời gian qua, các tin cơ bản này dường như bị lấn át bởi các tin về tiền tệ, nhưng khi tâm lý nhà đầu tư bình ổn trở lại thì sẽ hấp thụ các tin này tốt hơn.
Hai là, chính sách điều chỉnh lãi suất và tỷ giá của Chính phủ, được nhiều chuyên gia và tổ chức nước ngoài, như Goldman Sachs đánh giá cao, dự kiến sẽ bắt đầu phát huy tác dụng, giúp hạ nhiệt USD. Đồng thời, tăng lãi suất cơ bản giúp đầu ra của ngân hàng được khơi thông, qua đó gián tiếp tăng dòng tiền vào thị trường chứng khoán.
Ba là, cổ phiếu ngành ngân hàng - vốn đi ngang vài tháng qua và bị đẩy vào tình trạng bán quá mức cuối tháng 11 - sẽ trực tiếp hưởng lợi từ việc tăng lãi suất và triển vọng sang tháng 1/2010 không còn bị khống chế room tăng trưởng tín dụng. Làn sóng bắt đáy cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện và do là blue-chip dẫn dắt thị trường, nên chỉ cần ngành này tăng nhẹ cũng sẽ giúp VN-Index tăng đáng kể.
Bốn là, quý 4 cuối năm thường là quý có lợi nhuận tăng mạnh của các công ty bất động sản, và nhiều công ty đã có dự báo lợi nhuận rất ấn tượng như LCG, NTL, SJS…. Và do đó dự kiến sẽ tăng điểm trở lại trong tháng cuối năm. Sóng bất động sản đã nhiều lần là động lực tăng điểm của VN-Index.
Tính từ tháng 9 đến nay, VN-Index đã hoàn tất mô hình vai-đầu-vai, báo hiệu xu hướng tăng trong tháng 12, nếu không có yếu tố gì tác động động mạnh - Nguồn: HOSE, AVSC.
Năm là, trên phương diện phân tích kỹ thuật, người viết nhận thấy trong 3 tháng qua, VN-Index đã hoàn tất mô hình vai-đầu-vai. Mô hình này cho thấy khả năng vùng 460 điểm là vùng đáy của VN-Index và dự báo khả năng tăng điểm trong tháng 12, nếu không có yếu tố gì tác động quá mạnh.
* Tác giả bài viết hiện là Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC).