“Nếu tái suy thoái, hãy chọn USD”
Giáo sư Nouriel Roubini nhận định, đồng USD, Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ sẽ là kênh đầu tư tốt hơn vàng
Giáo sư trường Đại học New York, ông Nouriel Roubini, nhận định, đồng USD, Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ sẽ là kênh đầu tư tốt hơn vàng, nếu kinh tế thế giới suy thoái một lần nữa.
“Nếu xảy ra suy thoái kép, nỗi lo ngại rủi ro tăng lên, một số tài sản sẽ được nhà đầu tư lựa chọn, vàng là một trong số đó”, ông Roubini trả lời trong chương trình “On the Move” trên kênh truyền hình Bloomberg.
“Nhưng trong tình huống như vậy, những loại tài sản như USD, Yên Nhật, France Thụy Sỹ có thể tăng giá tốt hơn, bởi tính thanh khoản của chúng tốt hơn so với vàng”.
Các nhà đầu tư đang đổ xô nắm giữ một số loại chứng khoán được xem là an toàn nhất khi kinh tế đi xuống, trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang chậm lại.
Đồng Franc của Thụy Sỹ đã tăng giá lên mức cao kỷ lục so với Euro hôm 31/8 và đồng Yên Nhật hồi tháng trước đã đạt đỉnh trong 15 năm so với USD. Giá vàng đã tăng 14% trong năm nay và hiện đang giao dịch ở trên vùng 1.240 USD/oz.
“Tôi tin là vàng sẽ được giao dịch ở quanh các mức hiện tại”, vị giáo sư kinh tế này nhận định. “Hiện có hai xu hướng có thể dẫn dắt giá vàng lên mức đỉnh. Một là lạm phát, nhưng các quốc gia phát triển không có yếu tố này. Nếu có, thì đó là nguy cơ giảm phát”.
“Còn xu hướng thứ hai là sự lung lay của hệ thống tài chính toán cầu”, ông nói thêm.
Theo ông, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm nay, bởi những ảnh hưởng “hậu kỳ” từ gói kích thích tăng trưởng và điều chỉnh hàng tồn kho sẽ trở thành “làn gió ngược”.
“Chúng ta có thể cố gắng ngăn chặn suy thoái kép, nhưng ý nghĩ rằng sẽ nhanh chóng khôi phục tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, là nhiệm vụ bất khả thi”, ông nói.
Các công ty Mỹ đã tuyển thêm nhiều nhân công hơn dự báo trong tháng 8, làm giảm bớt những lo lắng về kinh tế nước này rơi trở lại vào suy thoái.
Bộ Lao động Mỹ công bố, số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng 67.000 trong tháng 8/2010, vượt dự báo của giới phân tích. Trước đó, tháng 7/2010, số lao động trong lĩnh vực tư nhân được tuyển dụng là 107.000.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9,6% như dự báo, nhưng trên toàn thị trường lao động Mỹ, số lượng việc làm giảm 54.000 người, khoảng một nửa so với dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Roubini, “các điều kiện trên thị trường lao động Mỹ vẫn còn yếu ớt và tình trạng này sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa”.
“Trong vòng 3 năm tới, chúng ta sẽ có thêm 5 triệu người lao động mới. Không ai nghĩ rằng, Mỹ cần tạo ra thêm nhiều việc làm để hạ bớt tỷ lệ thất nghiệp”, ông cho hay.
Trong khi đó, giáo sư bộ môn lịch sử thuộc trường Đại học Harvard, ông Niall Ferguson, cho rằng, kinh tế toàn cầu vẫn bị tác động bởi sự mất cân bằng thương mại, yếu tố đã làm nổ ra khủng hoảng tài chính và người tiêu dùng Mỹ không còn động lực tăng trưởng.
Ông đồng ý với chuyên gia Roubini rằng, tăng trưởng ở các nước phát triển sẽ vẫn chậm chạp. Tuy nhiên, theo ông, nước Mỹ sẽ đặc biệt trở nên khó khăn hơn, nếu đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Quốc hội và vai trò lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama bị cản trở.
“Nếu xảy ra suy thoái kép, nỗi lo ngại rủi ro tăng lên, một số tài sản sẽ được nhà đầu tư lựa chọn, vàng là một trong số đó”, ông Roubini trả lời trong chương trình “On the Move” trên kênh truyền hình Bloomberg.
“Nhưng trong tình huống như vậy, những loại tài sản như USD, Yên Nhật, France Thụy Sỹ có thể tăng giá tốt hơn, bởi tính thanh khoản của chúng tốt hơn so với vàng”.
Các nhà đầu tư đang đổ xô nắm giữ một số loại chứng khoán được xem là an toàn nhất khi kinh tế đi xuống, trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự phục hồi của kinh tế Mỹ đang chậm lại.
Đồng Franc của Thụy Sỹ đã tăng giá lên mức cao kỷ lục so với Euro hôm 31/8 và đồng Yên Nhật hồi tháng trước đã đạt đỉnh trong 15 năm so với USD. Giá vàng đã tăng 14% trong năm nay và hiện đang giao dịch ở trên vùng 1.240 USD/oz.
“Tôi tin là vàng sẽ được giao dịch ở quanh các mức hiện tại”, vị giáo sư kinh tế này nhận định. “Hiện có hai xu hướng có thể dẫn dắt giá vàng lên mức đỉnh. Một là lạm phát, nhưng các quốc gia phát triển không có yếu tố này. Nếu có, thì đó là nguy cơ giảm phát”.
“Còn xu hướng thứ hai là sự lung lay của hệ thống tài chính toán cầu”, ông nói thêm.
Theo ông, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm nay, bởi những ảnh hưởng “hậu kỳ” từ gói kích thích tăng trưởng và điều chỉnh hàng tồn kho sẽ trở thành “làn gió ngược”.
“Chúng ta có thể cố gắng ngăn chặn suy thoái kép, nhưng ý nghĩ rằng sẽ nhanh chóng khôi phục tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, là nhiệm vụ bất khả thi”, ông nói.
Các công ty Mỹ đã tuyển thêm nhiều nhân công hơn dự báo trong tháng 8, làm giảm bớt những lo lắng về kinh tế nước này rơi trở lại vào suy thoái.
Bộ Lao động Mỹ công bố, số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng 67.000 trong tháng 8/2010, vượt dự báo của giới phân tích. Trước đó, tháng 7/2010, số lao động trong lĩnh vực tư nhân được tuyển dụng là 107.000.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9,6% như dự báo, nhưng trên toàn thị trường lao động Mỹ, số lượng việc làm giảm 54.000 người, khoảng một nửa so với dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Roubini, “các điều kiện trên thị trường lao động Mỹ vẫn còn yếu ớt và tình trạng này sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa”.
“Trong vòng 3 năm tới, chúng ta sẽ có thêm 5 triệu người lao động mới. Không ai nghĩ rằng, Mỹ cần tạo ra thêm nhiều việc làm để hạ bớt tỷ lệ thất nghiệp”, ông cho hay.
Trong khi đó, giáo sư bộ môn lịch sử thuộc trường Đại học Harvard, ông Niall Ferguson, cho rằng, kinh tế toàn cầu vẫn bị tác động bởi sự mất cân bằng thương mại, yếu tố đã làm nổ ra khủng hoảng tài chính và người tiêu dùng Mỹ không còn động lực tăng trưởng.
Ông đồng ý với chuyên gia Roubini rằng, tăng trưởng ở các nước phát triển sẽ vẫn chậm chạp. Tuy nhiên, theo ông, nước Mỹ sẽ đặc biệt trở nên khó khăn hơn, nếu đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Quốc hội và vai trò lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama bị cản trở.