Nga tuyên bố quốc tang vụ máy bay rơi tại Ai Cập
Phía Ai Cập cho hay, không có dấu hiệu cho thấy máy bay gặp trục trặc trước khi rơi
Máy bay mang số hiệu KGL-9268 chở 224 hành khách của hàng hãng không giá rẻ Nga Kogalymavia (Metrojet) đã rơi xuống một vùng núi ở bán đảo Sinai của Ai Cập vào hôm 31/10.
Sau khi cất cánh được khoảng 23 phút từ sân bay Sharm el-Sheikh, Ai Cập để về St Petersburg, Nga, máy bay đã lao xuống đất. Không một ai sống sót, theo thông tin mới nhất từ Reuters.
Tại hiện trường của vụ rơi máy bay, người ta chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng. Máy bay bị gẫy làm đôi. Xác người không toàn vẹn ở khắp nơi.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimr Putin đã ký một sắc lệnh tuyên bố 1/11 là ngày quốc tang tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ này.
Theo Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ai Cập Hossam Kamal, không có dấu hiệu cho thấy máy bay gặp trục trặc trước khi rơi. Ông cho biết cho đến khi vụ tai nạn xảy ra, phía Ai Cập không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc máy bay gặp trục trặc và không nhận được cuộc gọi cấp cứu nào. Ông phủ nhận các thông tin cho rằng máy bay đã đề nghị được hạ cánh sớm vì trục trặc kỹ thuật.
Một chi nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố đã bắn rơi máy bay với lý do để trả thù cho việc máy bay không kích của Nga đã giết hại hàng trăm người theo đạo Hồi ở Syria. Thế nhưng theo tính toán của Bộ Giao thông Nga, máy bay không thể bị bắn hạ ở độ cao 9.450 m với các vũ khí hiện có của IS, vì vậy tuyên bố của IS là không chính xác.
Đây là một trong những vụ tai nạn thảm khốc nhất liên quan đến máy bay Airbus trong một thập niên qua.
Hai hãng hàng không lớn nhất tại châu Âu bao gồm Lufthansa và Air France-KLM công bố sẽ dừng mọi chuyến báy đến bán đảo Sinai cho đến khi nguyên nhân vụ việc được làm rõ. Đại diện chính phủ Ai Cập công bố sẽ cho phép chuyên gia Nga vào Ai Cập để điều tra.
Sau khi cất cánh được khoảng 23 phút từ sân bay Sharm el-Sheikh, Ai Cập để về St Petersburg, Nga, máy bay đã lao xuống đất. Không một ai sống sót, theo thông tin mới nhất từ Reuters.
Tại hiện trường của vụ rơi máy bay, người ta chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng. Máy bay bị gẫy làm đôi. Xác người không toàn vẹn ở khắp nơi.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimr Putin đã ký một sắc lệnh tuyên bố 1/11 là ngày quốc tang tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ này.
Theo Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ai Cập Hossam Kamal, không có dấu hiệu cho thấy máy bay gặp trục trặc trước khi rơi. Ông cho biết cho đến khi vụ tai nạn xảy ra, phía Ai Cập không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc máy bay gặp trục trặc và không nhận được cuộc gọi cấp cứu nào. Ông phủ nhận các thông tin cho rằng máy bay đã đề nghị được hạ cánh sớm vì trục trặc kỹ thuật.
Một chi nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố đã bắn rơi máy bay với lý do để trả thù cho việc máy bay không kích của Nga đã giết hại hàng trăm người theo đạo Hồi ở Syria. Thế nhưng theo tính toán của Bộ Giao thông Nga, máy bay không thể bị bắn hạ ở độ cao 9.450 m với các vũ khí hiện có của IS, vì vậy tuyên bố của IS là không chính xác.
Đây là một trong những vụ tai nạn thảm khốc nhất liên quan đến máy bay Airbus trong một thập niên qua.
Hai hãng hàng không lớn nhất tại châu Âu bao gồm Lufthansa và Air France-KLM công bố sẽ dừng mọi chuyến báy đến bán đảo Sinai cho đến khi nguyên nhân vụ việc được làm rõ. Đại diện chính phủ Ai Cập công bố sẽ cho phép chuyên gia Nga vào Ai Cập để điều tra.