Nga-Ukraine nhất trí tiến tới thỏa thuận ngừng bắn
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói, ông “ủng hộ việc Nga sẵn sàng thực thi một kế hoạch chung để đi tới giải pháp hòa bình”
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (3/9) tuyên bố, ông và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko đang tiến gần tới một thỏa thuận ngừng bắn cho miền Đông Ukraine. Trong đó, Moscow đề xuất phe nổi dậy ngừng phản công và Kiev rút quân khỏi khu vực này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, trong một tuyên bố riêng, ông Poroshenko nói, ông “ủng hộ việc Nga sẵn sàng thực thi một kế hoạch chung để đi tới giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng, và hy vọng các cuộc đàm phán với quân nổi dậy dự kiến diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần này sẽ dẫn tới sự khởi đầu cho một tiến trình hòa bình.
Ông Poroshenko không đề cập trực tiếp tới đề xuất của ông Putin về việc Chính phủ Ukraine rút quân khỏi miền Đông. Nếu đề xuất này được chấp nhận, thì đây sẽ là một nhượng bộ lớn cho ông Poroshenko - người vẫn gọi các phần tử ly khai là “những kẻ khủng bố” và thề sẽ đánh bật lực lượng này ra khỏi những khu vực mà họ đang kiểm soát.
Tuy vậy, ở thời điểm này, ông Poroshenko không có nhiều lựa chọn bởi quân đội chính phủ Ukraine đang rơi vào thế bị phản công trên chiến trường và phải lùi bước trước quân nổi dậy. Kiev và phương Tây cho rằng, cuộc phản công này của quân nổi dậy có được là nhờ Nga gửi thêm quân và vũ khí vào miền Đông Ukraine, một cáo buộc mà Nga kiên quyết phủ nhận.
Đến nay, phương Tây vẫn tỏ ra “lạnh lùng” trước lời kêu gọi hỗ trợ quân sự cho Ukraine mà ông Poroshenko đưa ra.
“Hòa bình là nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi. Hôm nay, vào lúc 5h sáng, tôi nói chuyện với Tổng thống Putin về làm thế nào có thể dừng những chuyện đáng sợ này lại. Tôi không thể phủ nhận rằng, không thể để người chết mãi như vậy được”, ông Poroshenko nói trong tuyên bố của mình.
Ông Putin nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, chặng đường tới giải quyết cuộc khủng hoảng đang rất gần”. Người đứng đầu điện Kremlin cũng nói thêm rằng, ông đã soạn thảo một kế hoạch gồm 7 điểm dựa trên cuộc điệm đàm với ngươi đồng cấp Ukraine.
Theo Tổng thống Nga, thỏa thuận ngừng bắn có thể đạt được tại thủ đô Minsk của Belarus, với bàn tay trung gian của Nga và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE). Việc thực thi kế hoạch sẽ nằm dưới sự giám sát quốc tế.
“Kế hoạch mà Tổng thống Putin đang đề xuất không phải là một sự giáo điều mang tính ép buộc đối với ai đó. Mục tiêu cao nhất là đạt một thỏa thuận ngừng bắn để bắt đầu cuộc đàm phán và những nỗ lực khắc phục tình hình nhân đạo tồi tệ hiện nay”, phát ngôn viện điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trên đài phát thanh Nga.
Kế hoạch mà ông Putin đề ra kêu gọi các phần tử ly khai ngừng phản công quân chính phủ Ukraine tại các căn cứ mạnh của lực lượng nổi dậy tại Donetsk và Luhansk. Cũng theo kế hoạch này, Kiev rút quân “tới một khoảng cách không thể sử dụng đạn pháo và rocket nhằm vào các trung tâm dân cư”. Hiện chưa rõ đề xuất này của ông Putin sẽ khiến Kiev phải nhượng bộ trên bao nhiêu phần lãnh thổ và cũng chưa rõ kế hoạch ngừng bắn sẽ kéo dài trong bao lâu.
Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm qua, ông Poroshenko nói rằng, kế hoạch hòa bình cần bao gồm một thỏa thuận ngừng bắn ràng buộc do OSCE giám sát, quân nước ngoài (ám chỉ lính Nga) rút khỏi lãnh thổ Ukraine, lập một vùng đệm dọc theo biên giới với Nga và phóng thích con tin.
Thủ tướng sắp từ nhiệm của Ukraine Arseniy Yatseniuk nói rằng, đề xuất của Nga là một nỗ lực để “đánh lừa” phương Tây trước thềm hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và để tránh lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Một phát ngôn viên quân sự của Ukraine nói, tình hình tại các vùng chiến sự ở miền Đông Ukraine hôm qua “không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi nhận thấy sự giảm xuống của các hoạt động quân sự, đặc biệt là giảm sử dụng đạn pháo và các vũ khí hạng nặng khác”.
Tuy vậy, chính quyền Donetsk, thành phố nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy, cho biết vào cuối ngày hôm qua rằng, đã xảy ra một vụ tấn công bằng đạn pháo vào một nhà máy lọc nước, làm gián đoạn nguồn cung nước. Nhà chức trách cũng cho biết, giao tranh tiếp tục xảy ra ở một số vùng ngoại ô của thành phố.
Theo tin từ Interfax, một quan chức của cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong cho hay, quân nổi dậy sẽ chấp nhận ngừng chiến đấu nếu Kiev rút quân. Sau đó, quân nổi dậy tuyên bố đã bao vây thành phố cảng chiến lược Mariupol, nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng độc lập.
Phương Tây tỏ ra lạc quan thận trọng trước những diễn biến mới ở Ukraine. “Một cơ hội đã xuất hiện. Hãy chờ xem mọi chuyện tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu khi đang ở Estonia. “Không một giải pháp chính trị thực tế nào có thể đạt được nếu Nga tiếp tục cử xe tăng, vũ khí, binh sỹ và cố vấn được ngụy trang sang Ukraine”, ông Obama nói.
Tờ Wall Street Journal cho biết, trong một tuyên bố riêng, ông Poroshenko nói, ông “ủng hộ việc Nga sẵn sàng thực thi một kế hoạch chung để đi tới giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng, và hy vọng các cuộc đàm phán với quân nổi dậy dự kiến diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần này sẽ dẫn tới sự khởi đầu cho một tiến trình hòa bình.
Ông Poroshenko không đề cập trực tiếp tới đề xuất của ông Putin về việc Chính phủ Ukraine rút quân khỏi miền Đông. Nếu đề xuất này được chấp nhận, thì đây sẽ là một nhượng bộ lớn cho ông Poroshenko - người vẫn gọi các phần tử ly khai là “những kẻ khủng bố” và thề sẽ đánh bật lực lượng này ra khỏi những khu vực mà họ đang kiểm soát.
Tuy vậy, ở thời điểm này, ông Poroshenko không có nhiều lựa chọn bởi quân đội chính phủ Ukraine đang rơi vào thế bị phản công trên chiến trường và phải lùi bước trước quân nổi dậy. Kiev và phương Tây cho rằng, cuộc phản công này của quân nổi dậy có được là nhờ Nga gửi thêm quân và vũ khí vào miền Đông Ukraine, một cáo buộc mà Nga kiên quyết phủ nhận.
Đến nay, phương Tây vẫn tỏ ra “lạnh lùng” trước lời kêu gọi hỗ trợ quân sự cho Ukraine mà ông Poroshenko đưa ra.
“Hòa bình là nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi. Hôm nay, vào lúc 5h sáng, tôi nói chuyện với Tổng thống Putin về làm thế nào có thể dừng những chuyện đáng sợ này lại. Tôi không thể phủ nhận rằng, không thể để người chết mãi như vậy được”, ông Poroshenko nói trong tuyên bố của mình.
Ông Putin nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, chặng đường tới giải quyết cuộc khủng hoảng đang rất gần”. Người đứng đầu điện Kremlin cũng nói thêm rằng, ông đã soạn thảo một kế hoạch gồm 7 điểm dựa trên cuộc điệm đàm với ngươi đồng cấp Ukraine.
Theo Tổng thống Nga, thỏa thuận ngừng bắn có thể đạt được tại thủ đô Minsk của Belarus, với bàn tay trung gian của Nga và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE). Việc thực thi kế hoạch sẽ nằm dưới sự giám sát quốc tế.
“Kế hoạch mà Tổng thống Putin đang đề xuất không phải là một sự giáo điều mang tính ép buộc đối với ai đó. Mục tiêu cao nhất là đạt một thỏa thuận ngừng bắn để bắt đầu cuộc đàm phán và những nỗ lực khắc phục tình hình nhân đạo tồi tệ hiện nay”, phát ngôn viện điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trên đài phát thanh Nga.
Kế hoạch mà ông Putin đề ra kêu gọi các phần tử ly khai ngừng phản công quân chính phủ Ukraine tại các căn cứ mạnh của lực lượng nổi dậy tại Donetsk và Luhansk. Cũng theo kế hoạch này, Kiev rút quân “tới một khoảng cách không thể sử dụng đạn pháo và rocket nhằm vào các trung tâm dân cư”. Hiện chưa rõ đề xuất này của ông Putin sẽ khiến Kiev phải nhượng bộ trên bao nhiêu phần lãnh thổ và cũng chưa rõ kế hoạch ngừng bắn sẽ kéo dài trong bao lâu.
Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm qua, ông Poroshenko nói rằng, kế hoạch hòa bình cần bao gồm một thỏa thuận ngừng bắn ràng buộc do OSCE giám sát, quân nước ngoài (ám chỉ lính Nga) rút khỏi lãnh thổ Ukraine, lập một vùng đệm dọc theo biên giới với Nga và phóng thích con tin.
Thủ tướng sắp từ nhiệm của Ukraine Arseniy Yatseniuk nói rằng, đề xuất của Nga là một nỗ lực để “đánh lừa” phương Tây trước thềm hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và để tránh lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Một phát ngôn viên quân sự của Ukraine nói, tình hình tại các vùng chiến sự ở miền Đông Ukraine hôm qua “không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi nhận thấy sự giảm xuống của các hoạt động quân sự, đặc biệt là giảm sử dụng đạn pháo và các vũ khí hạng nặng khác”.
Tuy vậy, chính quyền Donetsk, thành phố nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy, cho biết vào cuối ngày hôm qua rằng, đã xảy ra một vụ tấn công bằng đạn pháo vào một nhà máy lọc nước, làm gián đoạn nguồn cung nước. Nhà chức trách cũng cho biết, giao tranh tiếp tục xảy ra ở một số vùng ngoại ô của thành phố.
Theo tin từ Interfax, một quan chức của cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong cho hay, quân nổi dậy sẽ chấp nhận ngừng chiến đấu nếu Kiev rút quân. Sau đó, quân nổi dậy tuyên bố đã bao vây thành phố cảng chiến lược Mariupol, nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng độc lập.
Phương Tây tỏ ra lạc quan thận trọng trước những diễn biến mới ở Ukraine. “Một cơ hội đã xuất hiện. Hãy chờ xem mọi chuyện tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu khi đang ở Estonia. “Không một giải pháp chính trị thực tế nào có thể đạt được nếu Nga tiếp tục cử xe tăng, vũ khí, binh sỹ và cố vấn được ngụy trang sang Ukraine”, ông Obama nói.