13:27 27/10/2023

Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam

Lưu Hà

Ngôi nhà màu đỏ có vẻ bề ngoài nổi bật này là nơi sinh sống của một gia đình 4 thế hệ. Nằm trên diện tích đất 250m2, công trình là một chuỗi những khoảng không với độ xốp để cho hoạt động sống có thể xảy ra dưới các kịch bản khác nhau, giao thoa vào nhau...

Ảnh: Hoang Le
Ảnh: Hoang Le

Theo các kiến trúc sư thiết kế, chính những sinh hoạt hàng ngày của con người trong quá trình sinh sống sẽ lấp đầy các khoảng không và làm nên vẻ đẹp của công trình. Đặc biệt là khi công trình này đã tái sử dụng đến 90% các vật liệu xây dựng từ căn nhà cũ, nhờ đó tạo ra tính đặc thù về môi trường xây dựng của một dự án có ngân sách tiết kiệm.

Thực tế, các hộ gia đình Việt Nam thường có truyền thống sinh sống theo mô hình nhiều thế hệ mở rộng. Cha mẹ, con trai, con gái, con cái và anh chị em chưa lập gia đình thường tạo thành một gia đình gọi là “Tứ đại đồng đường”. Cùng với đó, sự hình thành tâm lý sở hữu đất đai ở Việt Nam trong 30 năm qua đã dẫn đến loại hình nhà ống, một biến thể của “nhà phố” truyền thống, ngay giữa các vùng nông thôn.

Mảnh đất này vốn là “của để dành” của 3 hộ gia đình. Thay vì chia cắt nó thành ba ngôi nhà ống tuyến tính, các kiến trúc sư của văn phòng Lequang-architects đã đề xuất một cấu trúc xoắn ốc để các khối không gian cuộn lại với nhau và xoay quanh một khu vườn trung tâm được hình thành như một giải pháp vi khí hậu.

Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 1
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 2
 
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 3
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 4
 

Trong sự kết hợp đó, có không gian cho bốn gia đình cùng chung sống: khối không gian của người bà và người dì, khối không gian của bố mẹ và khối không gian cho gia đình hai con trai. Cuối cùng, đây không chỉ là một ngôi nhà, đây là không gian để mọi người cùng chung sống, cùng nhau thức dậy và nấu nướng, cùng trò chuyện, chăm sóc con cái và thắt chặt các mối quan hệ trong một mái ấm như hệ thống gia đình điển hình của người Việt Nam.

“Hơn cả một ngôi nhà” là mục tiêu mà các kiến trúc sự hướng tới trong dự án này. Khối nhà chính được chia làm 3 sân giúp tòa nhà di chuyển ra khỏi khu vực giao thông phía Nam, giúp giảm tiếng ồn từ đường chính. Các không gian công cộng được bố trí hướng ra khu vườn trung tâm, nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng như phòng khách, hai bếp liền kề, khu giặt là và không gian thu hoạch nông sản.

Khu vườn trung tâm này cũng là nơi chào đón hàng xóm, những người thường đến đây, ngồi dưới hiên uống trà và trò chuyện đến khuya dưới bóng cây. Khối nhà thấp ở phía Nam và nhô cao dần về phía Bắc giúp đưa ánh sáng tự nhiên đến từng phòng; bên cạnh đó còn điều hòa gió, giảm tác động của gió bão trong mùa mưa khốc liệt ở đây.

Không gian thờ cúng trong nhà cũng là một thành phần quan trọng trong ngôi nhà của bốn thế hệ. Và những ngôi nhà “Tứ đại đồng đường” cũng yêu cầu ước tính những thay đổi về nhân khẩu học vì một ngày nào đó sẽ có thêm trẻ em sẽ được sinh ra và người già sẽ qua đời. Các kiến trúc sư đã tính toán để đảm bảo những sự kiện này có thể diễn ra ở đây: lễ sinh, ngày giỗ và thậm chí cả đám tang.

Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 5
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 6
 
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 7
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 8
 
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 9
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 10
 

Đặc biệt, hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí và bền vững, các kiến trúc sư đã tận dụng toàn bộ phần gạch của ngôi nhà cũ để xây nhà mới; đống đổ nát thì được tái sử dụng làm cảnh quan nhằm tăng diện tích thấm cho tòa nhà. Cho đến cuối cùng, toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng một loại vật liệu mới duy nhất là gạch men đỏ - chất liệu lát nền truyền thống của Quảng Nam, tạo ra sự mát mẻ cho tòa nhà, giải phóng nhiệt và giữ cho bề mặt sàn nhà sạch sẽ và khô ráo.

Hơn hết, các kiến trúc sư hy vọng mô hình này sẽ được coi là giải pháp mới điển hình cho các gia đình 4 thế hệ ở miền Trung, đồng thời đây cũng sẽ là một ý tưởng để ngành kiến trúc ứng phó với biến đổi khí hậu. Thiết kế sáng tạo này không đơn thuần cung cấp nơi trú ẩn, nó thể hiện sức mạnh của kiến trúc để nuôi dưỡng các mối quan hệ gia đình, sự gắn kết cộng đồng và thực hành sống bền vững trong một thế giới đang thay đổi.

Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 11
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 12
 
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 13
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 14
 
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 15
Ngôi nhà tiết kiệm chi phí và bền vững tại Quảng Nam - Ảnh 16
 

Năm 2021, trong danh sách “50 ngôi nhà của năm" được tôn vinh bởi tạp chí kiến trúc ArchDaily, văn phòng Lequang-architects từng được nhắc tên cùng với công trình “Ngôi nhà vỏ ốc ở Hội An”. Công trình được xây dựng trên một khu đất lô góc cạnh ngã ba trong một ngôi làng nhỏ, bên dòng sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Thanh, tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu của nhóm thiết kế là tạo ra một ngôi nhà có thể thích nghi được với biến đổi khí hậu mà vẫn mang những nét đặc trưng của kiến trúc địa phương.

Nhóm thiết kế phát triển ý tưởng từ cách bố trí các không gian trong mô hình nhà ống truyền thống của Hội An, và “cuộn” lại theo cấu trúc vỏ ốc, để các không gian chức năng xoay xung quanh khoảng sân giữa. Bằng cách đó, ngôi nhà không chỉ tăng khả năng chống chịu với lũ quét mà còn tạo thêm một không gian sử dụng mới.

Có thể nói, từ ngôi nhà vỏ ốc ở Hội An đến ngôi nhà gạch đỏ ở Quảng Nam, các kiến trúc sư đã rất tâm huyết với các đồ án chủ đề cảnh quan nông nghiệp tại Việt Nam.