Nguồn cung dầu mỏ tiếp tục khan hiếm
Nguồn cung cấp dầu thô của thế giới bắt đầu khan hiếm từ năm 2010 và sẽ tăng chậm hơn dự kiến kể từ năm 2013
Nguồn cung cấp dầu thô của thế giới bắt đầu khan hiếm từ năm 2010 và sẽ tăng chậm hơn dự kiến kể từ năm 2013. Mức tiêu thụ dầu mỏ sẽ tăng trung bình 1,6%/năm trong 5 năm tới.
Đó là cảnh báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đưa ra ngày 1/7, trong bản Báo cáo về triển vọng thị trường dầu mỏ trong thời gian trung hạn.
Thị trường dầu mỏ vẫn căng thẳng
IEA cho biết, sản lượng khai thác dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ đạt 95,33 triệu thùng/ngày vào năm 2012, giảm 2,7 triệu thùng/ngày so với dự đoán cách đây một năm. Theo IEA, mức tiêu thụ dầu mỏ sẽ tăng trung bình 1,6%/năm trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013, giảm so với dự đoán trước đây là 2,2%. Mức tăng nguồn cung cấp hàng năm sẽ tương đương hoặc vượt mức tiêu thụ cho đến năm 2010, nhưng sau đó giảm xuống còn chưa đầy 1 triệu thùng/ngày từ năm 2010-2013.
Tại hội nghị về khí thải CO2 diễn ra ngày 30/6 tại Lahay (Hà Lan), ông Pieter Boot, Giám đốc chính sách thuộc IEA, cho rằng, nhu cầu sử dụng năng lượng thế giới sự kiến sẽ tăng 55% vào năm 2030. Tuy nhiên, trong đó các loại nhiên liệu hóa thạch chiếm 84%.
Theo IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu ở các nước đang phát triển và những hạn chế về nguồn cung cấp hiện nay tiếp tục làm tăng độ “nóng” của thị trường dầu thế giới trong thời gian trung hạn. Triển vọng khan hiếm nguồn cung dầu lửa diễn ra trong bối cảnh nhu cầu dầu đang tăng mạnh ở châu Á và Trung Đông, đã đẩy giá dầu thô tăng lên những mức cao kỷ lục mới và đã gần chạm mức 144 USD/thùng ngày 30/6 tại London đối với kỳ hạn tháng 8/08, tạo thêm sự căng thẳng cho nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Chakib Khelil cho rằng, nguyên nhân khiến giá dầu thế giới phi mã như hiện nay không phải do thiếu nguồn cung, mà chủ yếu do tình trạng đầu cơ trên thị trường cùng với sự suy yếu của đồng USD và tình hình địa chính trị trên thế giới, trong đó có quan hệ căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây. Giá dầu sẽ không giảm thấp hơn so với mức hiện nay nếu cộng đồng quốc tế không tìm ra biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra chiến tranh tại một số khu vực sản xuất dầu mỏ.
Nên để cho thị trường quyết định giá dầu?
Ông Khellin cảnh báo, nếu Iran bị tấn công, giá dầu thế giới có thể sẽ tiếp tục leo thang do không thể bù đắp được sản lượng khai thác dầu của Iran.
Theo ông Khellil, giá dầu có thể lên tới 170 USD/thùng, do nhu cầu tăng đột biến trong mùa hè này. Tuy nhiên, cuối năm giá dầu sẽ hạ nhiệt do nhu cầu giảm. Đồng thời, ông khẳng định, OPEC đã bác bỏ lời kêu gọi định biên độ cho giá dầu trước tình trạng giá liên tục tăng trong thời gian qua.
Do giá dầu liên tục tăng lên các mức cao kỷ lục trong những tháng qua, một số nước, đặc biệt là Ấn Độ, một trong những nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới, đề xuất phương án định biên độ cho giá dầu. Tuy nhiên, OPEC bác bỏ đề nghị này và một lần nữa nhấn mạnh rằng với nguồn cung dự trữ dầu cho 53 ngày là quá dồi dào trên thị trường.
Theo ông Khellin, các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ sẽ không bao giờ thỏa thuận được về bất kỳ biên độ giá nào vì hai khối này luôn bất đồng với nhau về mức giá khởi điểm mà mỗi bên định ra. Chẳng hạn khi các nước sản xuất dầu định ra mức khoảng 15 USD/thùng, các nước tiêu thụ lại muốn 13 USD/thùng, khi các nước sản xuất muốn 22 USD/thùng, các nước tiêu thụ lại muốn 18 USD/thùng.
Hồi tháng 3/2000, OPEC cũng đã đặt ra biên độ cho giá dầu khoảng từ 22-28 USD/thùng, song biên độ này đã bị phá vỡ vào tháng 1/2005 do nhiều yếu tố thị trường. Vì vậy, nên để cho thị trường quyết định giá.
Chủ tịch OPEC Khellin thông báo, 13 nước thành viên OPEC, tổ chức hiện cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu mỏ thế giới, vẫn chưa đưa ra kế hoạch cho việc đầu tư vào các cơ sở khai thác dầu trong tương lai, nhằm tăng sản lượng dầu.
Tại Đại hội dầu lửa thế giới đang diễn ra ở Tây Ban Nha, các đại biểu đều thừa nhận rằng, tình trạng giá dầu cao sẽ còn kéo dài trong nhiều năm. Ông Piebalgs, Cao uỷ phụ trách năng lượng của EU cho rằng: “Cần một nỗ lực mang tính toàn cầu để nâng cao khả năng phục hồi, bình ổn thị trường dầu lửa”.
Đó là cảnh báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đưa ra ngày 1/7, trong bản Báo cáo về triển vọng thị trường dầu mỏ trong thời gian trung hạn.
Thị trường dầu mỏ vẫn căng thẳng
IEA cho biết, sản lượng khai thác dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ đạt 95,33 triệu thùng/ngày vào năm 2012, giảm 2,7 triệu thùng/ngày so với dự đoán cách đây một năm. Theo IEA, mức tiêu thụ dầu mỏ sẽ tăng trung bình 1,6%/năm trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013, giảm so với dự đoán trước đây là 2,2%. Mức tăng nguồn cung cấp hàng năm sẽ tương đương hoặc vượt mức tiêu thụ cho đến năm 2010, nhưng sau đó giảm xuống còn chưa đầy 1 triệu thùng/ngày từ năm 2010-2013.
Tại hội nghị về khí thải CO2 diễn ra ngày 30/6 tại Lahay (Hà Lan), ông Pieter Boot, Giám đốc chính sách thuộc IEA, cho rằng, nhu cầu sử dụng năng lượng thế giới sự kiến sẽ tăng 55% vào năm 2030. Tuy nhiên, trong đó các loại nhiên liệu hóa thạch chiếm 84%.
Theo IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu ở các nước đang phát triển và những hạn chế về nguồn cung cấp hiện nay tiếp tục làm tăng độ “nóng” của thị trường dầu thế giới trong thời gian trung hạn. Triển vọng khan hiếm nguồn cung dầu lửa diễn ra trong bối cảnh nhu cầu dầu đang tăng mạnh ở châu Á và Trung Đông, đã đẩy giá dầu thô tăng lên những mức cao kỷ lục mới và đã gần chạm mức 144 USD/thùng ngày 30/6 tại London đối với kỳ hạn tháng 8/08, tạo thêm sự căng thẳng cho nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Chakib Khelil cho rằng, nguyên nhân khiến giá dầu thế giới phi mã như hiện nay không phải do thiếu nguồn cung, mà chủ yếu do tình trạng đầu cơ trên thị trường cùng với sự suy yếu của đồng USD và tình hình địa chính trị trên thế giới, trong đó có quan hệ căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây. Giá dầu sẽ không giảm thấp hơn so với mức hiện nay nếu cộng đồng quốc tế không tìm ra biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra chiến tranh tại một số khu vực sản xuất dầu mỏ.
Nên để cho thị trường quyết định giá dầu?
Ông Khellin cảnh báo, nếu Iran bị tấn công, giá dầu thế giới có thể sẽ tiếp tục leo thang do không thể bù đắp được sản lượng khai thác dầu của Iran.
Theo ông Khellil, giá dầu có thể lên tới 170 USD/thùng, do nhu cầu tăng đột biến trong mùa hè này. Tuy nhiên, cuối năm giá dầu sẽ hạ nhiệt do nhu cầu giảm. Đồng thời, ông khẳng định, OPEC đã bác bỏ lời kêu gọi định biên độ cho giá dầu trước tình trạng giá liên tục tăng trong thời gian qua.
Do giá dầu liên tục tăng lên các mức cao kỷ lục trong những tháng qua, một số nước, đặc biệt là Ấn Độ, một trong những nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới, đề xuất phương án định biên độ cho giá dầu. Tuy nhiên, OPEC bác bỏ đề nghị này và một lần nữa nhấn mạnh rằng với nguồn cung dự trữ dầu cho 53 ngày là quá dồi dào trên thị trường.
Theo ông Khellin, các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ sẽ không bao giờ thỏa thuận được về bất kỳ biên độ giá nào vì hai khối này luôn bất đồng với nhau về mức giá khởi điểm mà mỗi bên định ra. Chẳng hạn khi các nước sản xuất dầu định ra mức khoảng 15 USD/thùng, các nước tiêu thụ lại muốn 13 USD/thùng, khi các nước sản xuất muốn 22 USD/thùng, các nước tiêu thụ lại muốn 18 USD/thùng.
Hồi tháng 3/2000, OPEC cũng đã đặt ra biên độ cho giá dầu khoảng từ 22-28 USD/thùng, song biên độ này đã bị phá vỡ vào tháng 1/2005 do nhiều yếu tố thị trường. Vì vậy, nên để cho thị trường quyết định giá.
Chủ tịch OPEC Khellin thông báo, 13 nước thành viên OPEC, tổ chức hiện cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu mỏ thế giới, vẫn chưa đưa ra kế hoạch cho việc đầu tư vào các cơ sở khai thác dầu trong tương lai, nhằm tăng sản lượng dầu.
Tại Đại hội dầu lửa thế giới đang diễn ra ở Tây Ban Nha, các đại biểu đều thừa nhận rằng, tình trạng giá dầu cao sẽ còn kéo dài trong nhiều năm. Ông Piebalgs, Cao uỷ phụ trách năng lượng của EU cho rằng: “Cần một nỗ lực mang tính toàn cầu để nâng cao khả năng phục hồi, bình ổn thị trường dầu lửa”.