Nguyên Chủ tịch Vinashin được nhìn nhận là “độc đoán, gia trưởng”
Một báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội
Năm 2009, Vinashin lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng. Trong thời gian dài các chức danh quan trọng của tập đoàn tập trung vào một người, mà "người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng"…
Đó là một vài dữ liệu từ bản báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội.
Theo đánh giá của Chính phủ, gần 5 năm qua, nhất là từ 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tác động nặng nề đến nền kinh tế nước ta, hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
“Riêng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn”.
Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của Vinashin, Chính phủ cho biết Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập năm 1996 và “lên tập đoàn” vào tháng 5 năm 2006.
Tập đoàn đã có nhiều nỗ lực, tạo ra được cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp tàu thủy với 110 cơ sở sản xuất, trong đó có 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động, 14 nhà máy đóng tàu đang đầu tư có trình độ công nghệ tiên tiến.
Cũng theo báo cáo, “tổng số đến hết năm 2009 Vinashin đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 3.300 tỷ đồng”, vốn chủ sở hữu đã tăng từ hơn 100 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng, giá trị tài sản 104.000 tỷ đồng.
Không phát hiện được tập đoàn "nói dối"
Phần những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân, theo báo cáo, do công tác dự báo còn nhiều bất cập, nên việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay, nhiều dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi.
Đáng chú ý, “khi tập đoàn kiến nghị cho mua tàu cũ vận chuyển hành khách Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý và chỉ cho chủ trương là thực hiện đóng mới. Việc tập đoàn mua tàu cũ (Hoa Sen) là cố ý làm trái với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về đầu tư”, báo cáo nêu rõ.
Theo dự kiến của Chính phủ, năm 2010, Vinashin sẽ tiếp tục thua lỗ, trong bối cảnh đến tháng 6/2010, tổng số nợ của tập đoàn đã là 86 nghìn tỷ đồng.
Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo tập đoàn, theo Chính phủ, là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của những khó khăn, yếu kém đã nêu trên.
Một trong nhiều biểu hiện đó là nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.
“Khuyết điểm này của lãnh đạo tập đoàn làm cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không phù hợp, không kịp thời”, Chính phủ nhấn mạnh.
Nguyên nhân tiếp theo được chỉ ra là “việc quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ với tập đoàn kinh tế nói chung và Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, lúng túng. Bộ Giao thông Vận tải chưa phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt động và cố ý làm trái của tập đoàn để chủ động, đề nghị các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tướng ngăn chặn, xử lý.
Mặt khác, “các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”, báo cáo nêu rõ.
Nội bộ đồng tình với… sai trái
Vẫn nằm trong nguyên nhân của yếu kém, Chính phủ nhìn nhận mô hình tập đoàn đang triển khai thí điểm, nhưng ở Vinashin trong thời gian dài (từ khi còn là tổng công ty) tập trung các chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc vào một người. “Mà người này, những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng”, Chính phủ đánh giá.
Trong khi đó, Đảng ủy, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, các phó tổng giám đốc yếu kém, đấu tranh, không thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao về lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, ngược lại còn đồng tình với những việc làm sai trái của người đứng đầu tập đoàn, báo cáo chỉ rõ.
Hiện ông Phạm Thanh Bình, người nắm giữ cương vị Chủ tịch Vinashin từ năm 1998 đến tháng 7/2010, đã bị bắt tạm giam hồi đầu tháng 8 vừa qua để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 Bộ luật Hình sự.
Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho Vinashin, Chính phủ báo cáo rõ với Quốc hội là “tuy khó khăn phức tạp rất lớn, nhưng vẫn còn đang kiểm soát được”.
Chính phủ cũng cho biết, trong tháng 10/2010 sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu tổ chức, ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính của tập đoàn.
Phần “một số bài học kinh nghiệm”, theo Chính phủ, thì chủ trương tách bạch rõ chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và giao cho doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn kinh tế quyền tự chủ, tự quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh, về thực thi pháp luật, là phù hợp và cần thiết trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng phải đảm bảo được một số điều kiện. Như hoàn thiện khuôn khổ pháp luật trong sản xuất kinh doanh, bố trí đủ mạnh hội đồng quản trị, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu…
Sáng nay (20/10), tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám, trong phần báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, Thủ tướng cũng đã dành ít phút nói về Vinashin. Ông đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.
Đó là một vài dữ liệu từ bản báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội.
Theo đánh giá của Chính phủ, gần 5 năm qua, nhất là từ 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tác động nặng nề đến nền kinh tế nước ta, hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
“Riêng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn”.
Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của Vinashin, Chính phủ cho biết Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập năm 1996 và “lên tập đoàn” vào tháng 5 năm 2006.
Tập đoàn đã có nhiều nỗ lực, tạo ra được cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp tàu thủy với 110 cơ sở sản xuất, trong đó có 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động, 14 nhà máy đóng tàu đang đầu tư có trình độ công nghệ tiên tiến.
Cũng theo báo cáo, “tổng số đến hết năm 2009 Vinashin đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 3.300 tỷ đồng”, vốn chủ sở hữu đã tăng từ hơn 100 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng, giá trị tài sản 104.000 tỷ đồng.
Không phát hiện được tập đoàn "nói dối"
Phần những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân, theo báo cáo, do công tác dự báo còn nhiều bất cập, nên việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay, nhiều dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi.
Đáng chú ý, “khi tập đoàn kiến nghị cho mua tàu cũ vận chuyển hành khách Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý và chỉ cho chủ trương là thực hiện đóng mới. Việc tập đoàn mua tàu cũ (Hoa Sen) là cố ý làm trái với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về đầu tư”, báo cáo nêu rõ.
Theo dự kiến của Chính phủ, năm 2010, Vinashin sẽ tiếp tục thua lỗ, trong bối cảnh đến tháng 6/2010, tổng số nợ của tập đoàn đã là 86 nghìn tỷ đồng.
Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo tập đoàn, theo Chính phủ, là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của những khó khăn, yếu kém đã nêu trên.
Một trong nhiều biểu hiện đó là nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.
“Khuyết điểm này của lãnh đạo tập đoàn làm cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không phù hợp, không kịp thời”, Chính phủ nhấn mạnh.
Nguyên nhân tiếp theo được chỉ ra là “việc quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ với tập đoàn kinh tế nói chung và Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, lúng túng. Bộ Giao thông Vận tải chưa phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt động và cố ý làm trái của tập đoàn để chủ động, đề nghị các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tướng ngăn chặn, xử lý.
Mặt khác, “các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”, báo cáo nêu rõ.
Nội bộ đồng tình với… sai trái
Vẫn nằm trong nguyên nhân của yếu kém, Chính phủ nhìn nhận mô hình tập đoàn đang triển khai thí điểm, nhưng ở Vinashin trong thời gian dài (từ khi còn là tổng công ty) tập trung các chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc vào một người. “Mà người này, những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng”, Chính phủ đánh giá.
Trong khi đó, Đảng ủy, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, các phó tổng giám đốc yếu kém, đấu tranh, không thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao về lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, ngược lại còn đồng tình với những việc làm sai trái của người đứng đầu tập đoàn, báo cáo chỉ rõ.
Hiện ông Phạm Thanh Bình, người nắm giữ cương vị Chủ tịch Vinashin từ năm 1998 đến tháng 7/2010, đã bị bắt tạm giam hồi đầu tháng 8 vừa qua để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 Bộ luật Hình sự.
Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho Vinashin, Chính phủ báo cáo rõ với Quốc hội là “tuy khó khăn phức tạp rất lớn, nhưng vẫn còn đang kiểm soát được”.
Chính phủ cũng cho biết, trong tháng 10/2010 sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu tổ chức, ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính của tập đoàn.
Phần “một số bài học kinh nghiệm”, theo Chính phủ, thì chủ trương tách bạch rõ chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và giao cho doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn kinh tế quyền tự chủ, tự quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh, về thực thi pháp luật, là phù hợp và cần thiết trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng phải đảm bảo được một số điều kiện. Như hoàn thiện khuôn khổ pháp luật trong sản xuất kinh doanh, bố trí đủ mạnh hội đồng quản trị, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu…
Sáng nay (20/10), tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám, trong phần báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, Thủ tướng cũng đã dành ít phút nói về Vinashin. Ông đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.