Nhà băng đón mùa “khát vốn” của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì cuối năm là thời điểm “khát” vốn nhất cũng như những nhu cầu khác về tài chính
Những tháng cuối năm là mùa cao điểm trong kinh doanh. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì cuối năm là thời điểm “khát” vốn nhất cũng như những nhu cầu khác về tài chính.
Cơ hội cuối năm
Theo dự báo của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu, duy trì đà tăng trưởng tích cực nửa đầu năm, 6 tháng cuối năm 2016, mức tăng sẽ dao động từ 10 - 15% so với nửa đầu năm đối với cả những mặt hàng chủ lực lẫn các ngành phụ trợ.
Do vậy, 4 tháng cuối của 2016 hứa hẹn thị trường thương mại sẽ rất sôi động, khi nhiều mặt hàng bắt đầu hưởng lợi từ các hiệp định thương mại mới ký kết, giúp nhiều hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong khu vực phát triển năng động như ASEAN.
Hiệp định thương mại tự do hàng hóa ASEAN đã điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối theo lộ trình hoàn thiện vào cuối năm 2018. Theo lộ trình, đến cuối năm 2014, 72% tổng biểu thuế xuất nhập khẩu đã được cắt giảm xuống 0%, và tiếp đó năm 2015 là 18% tổng số dòng thuế với nhiều mặt hàng quan trọng cũng giảm xuống 0%, kích thích việc gia tăng kim ngạch nhập khẩu.
Tự do hóa thương mại theo hiệp định này đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc…
Bên cạnh đó, tăng trưởng tiêu dùng được dự báo vẫn theo xu hướng tích cực trong những tháng cuối năm do yếu tố chu kỳ, khi doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa kết năm tài chính,và người dân có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yếu tố thị trường và mùa vụ kinh doanh là những điều tối quan trọng để nhanh chóng tận dụng thời điểm thay đổi kết quả kinh doanh cuối năm, đón đầu cho những cơ hội mới trong năm 2017.
Đối tác phù hợp
Nhiều doanh nghiệp cho biết vào mùa kinh doanh, họ rất cần vốn nhanh tăng cường nhập nguyên liệu, thanh toán cho đối tác, nhận thêm các đơn hàng phát sinh, giải quyết các vấn đề về nhu cầu ngoại tệ… và do vậy, họ chắc chắn cần đến ngân hàng.
Ông Nguyễn An, chủ một doanh nghiệp tư nhân xuất nhập khẩu nói, do không dễ tiếp cận tín dụng như giai đoạn trước, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giao dịch với nhiều ngân hàng (thông thường 3 - 5 ngân hàng) nhằm “xé nhỏ” các khoản vay để dễ vay hơn, đồng thời hướng đến chọn những tổ chức đang có chương trình khuyến mãi, giảm giá để tận dụng “giá rẻ”, “ưu đãi”.
“Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy cách thức đó khiến nhà kinh doanh bị tặng tổng chi phí hơn, dù về mặt chi phí tài chính cụ thể phải trả lãi ngân hàng có thể giảm hơn một chút”, ông An nói.
Theo ông Huỳnh Văn Ánh, chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Tp HCM, cái giá về chi phí cơ hội khi tận dụng ưu đãi về giá rẻ ở lãi suất, so với giá hợp tác cùng một đối tác phù hợp, đôi khi khá cao. Ông đã từng gặp trường hợp vay vốn ưu đãi một ngân hàng nhỏ, nhưng ngân hàng đó không có nhiều mạng lưới và kinh nghiệm tư vấn giao dịch quốc tế, cũng không nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp “đòi” đối tác nhập khẩu và thanh toán tiền hàng, do đó doanh nghiệp bị chậm trễ vòng quay vốn để trả lãi ngân hàng và vay mới thực hiện đơn hàng mới.
“Tính ra là lợi bất cấp hại khi chọn đối tác theo tiêu chí giá rẻ mà không phù hợp”, ông Ánh nói.
Ở góc độ nhà cung cấp dịch vụ, đại diện một ngân hàng cho biết đối tác ngân hàng uy tín và phù hợp có thể gia tăng lợi thế đảm bảo, đàm phán với đối tác xuất nhập khẩu của chính doanh nghiệp. Quan trọng, họ có thể vừa đáp ứng những nhu cầu chính phát sinh trong quá trình kinh doanh và các tiện ích khi giao dịch.
Hiện nay, trên thị trường rất nhiều ngân hàng triển khai các chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Lựa chọn những dịch vụ tài chính theo gói cũng đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Một doanh nghiệp cho biết họ đang chọn gói dịch vụ tài chính dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Maritime Bank, với đầy đủ các nhu cầu tài chính trong chuỗi giá trị xuất nhập khẩu, có các ưu đãi tài chính đặc biệt bao gồm ưu đãi về giao dịch ngoại tệ, giao dịch thanh toán.
“Với đơn hàng không quá lớn, không cần thế chấp tín dụng thư, với gói này của MaritimeBank, chúng tôi vẫn có thể vay tín chấp lên đến 4 tỷ đồng chỉ trong 5 ngày làm việc, hoặc vay thế chấp gấp 3 lần tài sản đảm bảo. Đối với các giao dịch xuất nhập khẩu, dịch vụ tài trợ trước giao hàng, tài trợ nhập khẩu, tài trợ khoản phải thu, chiết khấu bộ chứng từ đều với tỉ lệ tài trợ lên đến 90%... Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể thông quan nhanh chóng với dịch vụ thu hộ thuế tại gần 300 điểm giao dịch của Maritime Bank”, ông này nói.
Chọn đối tác tài chính phù hợp trong mùa cao điểm kinh doanh là một trong những yếu tố để các doanh nghiệp được hưởng lợi ích đầy đủ, giảm áp lực khi phải quản lý tài chính ở nhiều ngân hàng khác nhau… Tất nhiên, đối tác phù hợp và giá càng ưu đãi sẽ càng điều tiện cho doanh nghiệp vào mùa kinh doanh thuận lợi.
Cơ hội cuối năm
Theo dự báo của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu, duy trì đà tăng trưởng tích cực nửa đầu năm, 6 tháng cuối năm 2016, mức tăng sẽ dao động từ 10 - 15% so với nửa đầu năm đối với cả những mặt hàng chủ lực lẫn các ngành phụ trợ.
Do vậy, 4 tháng cuối của 2016 hứa hẹn thị trường thương mại sẽ rất sôi động, khi nhiều mặt hàng bắt đầu hưởng lợi từ các hiệp định thương mại mới ký kết, giúp nhiều hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong khu vực phát triển năng động như ASEAN.
Hiệp định thương mại tự do hàng hóa ASEAN đã điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối theo lộ trình hoàn thiện vào cuối năm 2018. Theo lộ trình, đến cuối năm 2014, 72% tổng biểu thuế xuất nhập khẩu đã được cắt giảm xuống 0%, và tiếp đó năm 2015 là 18% tổng số dòng thuế với nhiều mặt hàng quan trọng cũng giảm xuống 0%, kích thích việc gia tăng kim ngạch nhập khẩu.
Tự do hóa thương mại theo hiệp định này đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc…
Bên cạnh đó, tăng trưởng tiêu dùng được dự báo vẫn theo xu hướng tích cực trong những tháng cuối năm do yếu tố chu kỳ, khi doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa kết năm tài chính,và người dân có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yếu tố thị trường và mùa vụ kinh doanh là những điều tối quan trọng để nhanh chóng tận dụng thời điểm thay đổi kết quả kinh doanh cuối năm, đón đầu cho những cơ hội mới trong năm 2017.
Đối tác phù hợp
Nhiều doanh nghiệp cho biết vào mùa kinh doanh, họ rất cần vốn nhanh tăng cường nhập nguyên liệu, thanh toán cho đối tác, nhận thêm các đơn hàng phát sinh, giải quyết các vấn đề về nhu cầu ngoại tệ… và do vậy, họ chắc chắn cần đến ngân hàng.
Ông Nguyễn An, chủ một doanh nghiệp tư nhân xuất nhập khẩu nói, do không dễ tiếp cận tín dụng như giai đoạn trước, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giao dịch với nhiều ngân hàng (thông thường 3 - 5 ngân hàng) nhằm “xé nhỏ” các khoản vay để dễ vay hơn, đồng thời hướng đến chọn những tổ chức đang có chương trình khuyến mãi, giảm giá để tận dụng “giá rẻ”, “ưu đãi”.
“Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy cách thức đó khiến nhà kinh doanh bị tặng tổng chi phí hơn, dù về mặt chi phí tài chính cụ thể phải trả lãi ngân hàng có thể giảm hơn một chút”, ông An nói.
Theo ông Huỳnh Văn Ánh, chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Tp HCM, cái giá về chi phí cơ hội khi tận dụng ưu đãi về giá rẻ ở lãi suất, so với giá hợp tác cùng một đối tác phù hợp, đôi khi khá cao. Ông đã từng gặp trường hợp vay vốn ưu đãi một ngân hàng nhỏ, nhưng ngân hàng đó không có nhiều mạng lưới và kinh nghiệm tư vấn giao dịch quốc tế, cũng không nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp “đòi” đối tác nhập khẩu và thanh toán tiền hàng, do đó doanh nghiệp bị chậm trễ vòng quay vốn để trả lãi ngân hàng và vay mới thực hiện đơn hàng mới.
“Tính ra là lợi bất cấp hại khi chọn đối tác theo tiêu chí giá rẻ mà không phù hợp”, ông Ánh nói.
Ở góc độ nhà cung cấp dịch vụ, đại diện một ngân hàng cho biết đối tác ngân hàng uy tín và phù hợp có thể gia tăng lợi thế đảm bảo, đàm phán với đối tác xuất nhập khẩu của chính doanh nghiệp. Quan trọng, họ có thể vừa đáp ứng những nhu cầu chính phát sinh trong quá trình kinh doanh và các tiện ích khi giao dịch.
Hiện nay, trên thị trường rất nhiều ngân hàng triển khai các chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Lựa chọn những dịch vụ tài chính theo gói cũng đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Một doanh nghiệp cho biết họ đang chọn gói dịch vụ tài chính dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Maritime Bank, với đầy đủ các nhu cầu tài chính trong chuỗi giá trị xuất nhập khẩu, có các ưu đãi tài chính đặc biệt bao gồm ưu đãi về giao dịch ngoại tệ, giao dịch thanh toán.
“Với đơn hàng không quá lớn, không cần thế chấp tín dụng thư, với gói này của MaritimeBank, chúng tôi vẫn có thể vay tín chấp lên đến 4 tỷ đồng chỉ trong 5 ngày làm việc, hoặc vay thế chấp gấp 3 lần tài sản đảm bảo. Đối với các giao dịch xuất nhập khẩu, dịch vụ tài trợ trước giao hàng, tài trợ nhập khẩu, tài trợ khoản phải thu, chiết khấu bộ chứng từ đều với tỉ lệ tài trợ lên đến 90%... Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể thông quan nhanh chóng với dịch vụ thu hộ thuế tại gần 300 điểm giao dịch của Maritime Bank”, ông này nói.
Chọn đối tác tài chính phù hợp trong mùa cao điểm kinh doanh là một trong những yếu tố để các doanh nghiệp được hưởng lợi ích đầy đủ, giảm áp lực khi phải quản lý tài chính ở nhiều ngân hàng khác nhau… Tất nhiên, đối tác phù hợp và giá càng ưu đãi sẽ càng điều tiện cho doanh nghiệp vào mùa kinh doanh thuận lợi.