Nhà đầu tư Mỹ bỏ vàng về với chứng khoán
Giá vàng tương lai đêm qua sụt 5,6% xuống dưới 1.800 USD/ounce, đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ vọt tăng trên 1%
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng mạnh ngày thứ hai liên tiếp, khi nhà đầu tư ào ạt mua vào cổ phiếu tài chính và quay lưng lại với những tài sản như vàng.
Kết thúc ngày giao dịch 24/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 142,51 điểm, tương ứng 1,28%, lên 11.319,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 15,19 điểm, tương ứng 1,31%, lên 1.177,54 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 21,63 điểm, tương ứng 0,88%, lên 2.467,69 điểm.
Khoảng 8,21 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn một chút so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Trên sàn New York, tỷ lệ mã cổ phiếu tăng/giảm là 2.086/ 923, còn ở sàn Nasdaq là 1.689/ 853.
Phiên hôm qua, thị trường tiếp tục tăng mạnh, do nhà đầu tư ngóng chờ bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào ngày thứ 6 tuần này. Họ hy vọng, ông Ben Bernanke sẽ nhắc tới một chương trình hỗ trợ mới cho kinh tế Mỹ.
Nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng bật tăng mạnh trở lại. Chỉ số S&P tài chính tăng 2,8%. Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu của Bank of America tăng tới 11% lên 6,99 USD, cổ phiếu của JPMorgan Chase & Co tăng 3% lên 35,83 USD.
Ngược chiều, nhóm cổ phiếu của các quỹ tín thác vàng và hãng khai thác vàng giảm mạnh, sau khi giá vàng tương lai giảm hơn 5%, mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ năm 2008. Chỉ số tín thác vàng SPDR trượt 3,3%, trong khi chỉ số các nhà khai thác vàng Market Vectors giảm 2,5%.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall giảm 2,5% xuống còn 35,36 điểm, nhưng vẫn còn khá cao, bởi nhà đầu tư tập trung mua cổ phiếu có giá trị truyền thống. Điều này cho thấy vẫn có những bất an trên thị trường.
Tương tự thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm mạnh trong ngày 24/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,49% lên 5.205,85 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 1,79% lên 3.139,55 điểm. Chỉ số DAX của Đức vọt mạnh 2,69% lên 5.681,08 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương chìm trong sắc đỏ, do những lo ngại về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi trở lại tình trạng suy thoái, cũng như quyết định hạ bậc tín dụng của tổ chức định mức tín nhiệm Moody's.
Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hồng Kông. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,06% xuống còn 19.466,80 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,64% xuống 2.719,90 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,23% xuống 1.754,78 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 93,40 điểm, tương ứng 1,07%, xuống 8.639,61 điểm. Trước đó, Moody's đã hạ mức xếp hạng trái phiếu chính phủ của Nhật Bản từ Aa2 xuống Aa3, do tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công của nước này ngày càng cao.
Kết thúc ngày giao dịch 24/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 142,51 điểm, tương ứng 1,28%, lên 11.319,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 15,19 điểm, tương ứng 1,31%, lên 1.177,54 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 21,63 điểm, tương ứng 0,88%, lên 2.467,69 điểm.
Khoảng 8,21 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn một chút so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Trên sàn New York, tỷ lệ mã cổ phiếu tăng/giảm là 2.086/ 923, còn ở sàn Nasdaq là 1.689/ 853.
Phiên hôm qua, thị trường tiếp tục tăng mạnh, do nhà đầu tư ngóng chờ bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào ngày thứ 6 tuần này. Họ hy vọng, ông Ben Bernanke sẽ nhắc tới một chương trình hỗ trợ mới cho kinh tế Mỹ.
Nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng bật tăng mạnh trở lại. Chỉ số S&P tài chính tăng 2,8%. Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu của Bank of America tăng tới 11% lên 6,99 USD, cổ phiếu của JPMorgan Chase & Co tăng 3% lên 35,83 USD.
Ngược chiều, nhóm cổ phiếu của các quỹ tín thác vàng và hãng khai thác vàng giảm mạnh, sau khi giá vàng tương lai giảm hơn 5%, mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ năm 2008. Chỉ số tín thác vàng SPDR trượt 3,3%, trong khi chỉ số các nhà khai thác vàng Market Vectors giảm 2,5%.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall giảm 2,5% xuống còn 35,36 điểm, nhưng vẫn còn khá cao, bởi nhà đầu tư tập trung mua cổ phiếu có giá trị truyền thống. Điều này cho thấy vẫn có những bất an trên thị trường.
Tương tự thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm mạnh trong ngày 24/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,49% lên 5.205,85 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 1,79% lên 3.139,55 điểm. Chỉ số DAX của Đức vọt mạnh 2,69% lên 5.681,08 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương chìm trong sắc đỏ, do những lo ngại về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi trở lại tình trạng suy thoái, cũng như quyết định hạ bậc tín dụng của tổ chức định mức tín nhiệm Moody's.
Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hồng Kông. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,06% xuống còn 19.466,80 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,64% xuống 2.719,90 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,23% xuống 1.754,78 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 93,40 điểm, tương ứng 1,07%, xuống 8.639,61 điểm. Trước đó, Moody's đã hạ mức xếp hạng trái phiếu chính phủ của Nhật Bản từ Aa2 xuống Aa3, do tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công của nước này ngày càng cao.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.176,80 | 11.320,70 | 143,95 | 1,29 |
S&P 500 | 1.162,35 | 1.177,60 | 15,25 | 1,31 | |
Nasdaq | 2.446,06 | 2.467,69 | 21,63 | 0,88 | |
Anh | FTSE 100 | 5.129,42 | 5.205,85 | 76,43 | 1,49 |
Pháp | CAC 40 | 3.084,37 | 3.139,55 | 55,18 | 1,79 |
Đức | DAX | 5.532,38 | 5.681,08 | 148,70 | 2,69 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.733,01 | 8.639,61 | 93,40 | 1,07 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.875,50 | 19.466,80 | 408,74 | 2,06 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.554,02 | 2.541,09 | 12,93 | 0,51 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.550,23 | 7.502,93 | 47,30 | 0,63 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.776,68 | 1.754,78 | 21,90 | 1,23 |
Singapore | Straits Times | 2.765,15 | 2.719,90 | 45,25 | 1,64 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |