Nhà đầu tư Nhật ngại giao thông Việt Nam
Hỏi chuyện ông Juichi Okuno, Trưởng đoàn doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản), nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của ông
Hỏi chuyện ông Juichi Okuno, Trưởng đoàn doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản), nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của ông.
Đoàn doanh nghiệp Osaka sang Việt Nam lần này với mục đích gì, thưa ông?
Ở Osaka, chúng tôi có một tổ chức gọi là Tổ chức Kinh doanh Thế giới (IBO). Tổ chức IBO do chính quyền và các doanh nghiệp của Osaka thành lập với mục đích là xúc tiến thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp của thành phố.
IBO thường tổ chức các chuyến khảo sát ở nước ngoài cho các doanh nghiệp thành viên để tìm kiếm các cơ hội làm ăn ở thị trường nước ngoài. IBO hiện có khoảng 150 doanh nghiệp thành viên. Lần này đến Việt Nam cùng với mục đích như thế.
Đoàn chúng tôi gồm có 14 đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực công nghiệp cơ khí, dệt may... Chúng tôi bắt đầu từ Tp.HCM vì đây là khu vực năng động nhất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao.
Hơn nữa, chuyến đi này là tiếp nối chuyến đi của thị trưởng thành phố hồi tháng tư năm nay. Ông đã có buổi làm việc với chính quyền Tp.HCM nhằm tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai thành phố. Sau thời gian làm việc tại đây, chúng tôi sẽ có chuyến ra Hà Nội.
Các ông đánh giá cơ hội làm ăn ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng như thế nào? Những lĩnh vực nào được doanh nghiệp Osaka quan tâm nhiều nhất?
Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, đặc biệt là Tp.HCM. ở đây có môi trường đầu tư khá tốt và tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (12%) so với của cả nước là 8%.
Theo giới chức thành phố cho biết thì tốc độ tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến năm 2010. Chúng tôi quan tâm đến những lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp như dệt may gia công hoặc lắp ráp.
Chúng tôi quan tâm đến thị trường Tp.HCM hay Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Có doanh nghiệp muốn gia công và lắp ráp để tạo thành phẩm và đưa về Nhật tiêu thụ nhưng cũng có doanh nghiệp quan tâm đến Việt Nam vì thị trường tiêu thụ lớn ở đây và họ muốn mở rộng qui mô kinh doanh tại Việt Nam.
Trong chuyến đi lần này, chúng tôi có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu về họ. Chúng tôi cũng đã đến các khu công nghiệp ở Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp trong chúng tôi mong muốn tìm kiếm các đại lý phân phối tại Việt Nam.
Điều gì làm các ông phải lo lắng nhất khi làm ăn và đầu tư tại Việt Nam, thưa ông?
Đó là vấn đề thông tin, đặc biệt liên quan đến ngành dịch vụ.
Một vấn đề khác đó là vấn nạn giao thông. Tôi đã trễ cuộc họp với lãnh đạo và doanh nghiệp thành phố vừa qua là vì bị kẹt xe. Tôi không nghĩ Tp.HCM lại nhiều xe máy đến như thế.
Tôi cho rằng chính quyền Tp.HCM nên quan tâm nhiều hơn nữa về chuyện giao thông. Họ nên nhờ Chính phủ Nhật hỗ trợ giải quyết vấn đề giao thông. Vấn đề giao thông cũng ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp Nhật.
Tôi tin rằng nếu giao thông được giải quyết tốt, thành phố sẽ có cơ hội thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hơn.
Đoàn doanh nghiệp Osaka sang Việt Nam lần này với mục đích gì, thưa ông?
Ở Osaka, chúng tôi có một tổ chức gọi là Tổ chức Kinh doanh Thế giới (IBO). Tổ chức IBO do chính quyền và các doanh nghiệp của Osaka thành lập với mục đích là xúc tiến thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp của thành phố.
IBO thường tổ chức các chuyến khảo sát ở nước ngoài cho các doanh nghiệp thành viên để tìm kiếm các cơ hội làm ăn ở thị trường nước ngoài. IBO hiện có khoảng 150 doanh nghiệp thành viên. Lần này đến Việt Nam cùng với mục đích như thế.
Đoàn chúng tôi gồm có 14 đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực công nghiệp cơ khí, dệt may... Chúng tôi bắt đầu từ Tp.HCM vì đây là khu vực năng động nhất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao.
Hơn nữa, chuyến đi này là tiếp nối chuyến đi của thị trưởng thành phố hồi tháng tư năm nay. Ông đã có buổi làm việc với chính quyền Tp.HCM nhằm tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai thành phố. Sau thời gian làm việc tại đây, chúng tôi sẽ có chuyến ra Hà Nội.
Các ông đánh giá cơ hội làm ăn ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng như thế nào? Những lĩnh vực nào được doanh nghiệp Osaka quan tâm nhiều nhất?
Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, đặc biệt là Tp.HCM. ở đây có môi trường đầu tư khá tốt và tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (12%) so với của cả nước là 8%.
Theo giới chức thành phố cho biết thì tốc độ tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến năm 2010. Chúng tôi quan tâm đến những lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp như dệt may gia công hoặc lắp ráp.
Chúng tôi quan tâm đến thị trường Tp.HCM hay Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Có doanh nghiệp muốn gia công và lắp ráp để tạo thành phẩm và đưa về Nhật tiêu thụ nhưng cũng có doanh nghiệp quan tâm đến Việt Nam vì thị trường tiêu thụ lớn ở đây và họ muốn mở rộng qui mô kinh doanh tại Việt Nam.
Trong chuyến đi lần này, chúng tôi có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu về họ. Chúng tôi cũng đã đến các khu công nghiệp ở Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp trong chúng tôi mong muốn tìm kiếm các đại lý phân phối tại Việt Nam.
Điều gì làm các ông phải lo lắng nhất khi làm ăn và đầu tư tại Việt Nam, thưa ông?
Đó là vấn đề thông tin, đặc biệt liên quan đến ngành dịch vụ.
Một vấn đề khác đó là vấn nạn giao thông. Tôi đã trễ cuộc họp với lãnh đạo và doanh nghiệp thành phố vừa qua là vì bị kẹt xe. Tôi không nghĩ Tp.HCM lại nhiều xe máy đến như thế.
Tôi cho rằng chính quyền Tp.HCM nên quan tâm nhiều hơn nữa về chuyện giao thông. Họ nên nhờ Chính phủ Nhật hỗ trợ giải quyết vấn đề giao thông. Vấn đề giao thông cũng ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp Nhật.
Tôi tin rằng nếu giao thông được giải quyết tốt, thành phố sẽ có cơ hội thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hơn.