Nhân dân tệ tăng giá mạnh nhất từ năm 2005
Trong khi đó, xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm mạnh
Nhân dân tệ của Trung Quốc sáng 15/2 tăng giá mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ, sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) lên tiếng hỗ trợ tỷ giá và tỷ giá tham chiếu được đặt ở mức cao nhất trong 1 tháng.
Theo hãng tin Bloomberg, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD tăng 0,9%, mạnh nhất kể từ khi Trung Quốc tháo neo tỷ giá đồng nội tệ với đồng bạc xanh vào tháng 7/2005, đạt mức 6,517 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào lúc gần 11h trưa theo giờ Thượng Hải.
Tại thị trường Hồng Kông, tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm 0,16%, còn 6,5186 Nhân dân tệ/USD, xấp xỉ bằng với tỷ giá tại thị trường đại lục, sau khi chênh cao hơn khoảng 1% vào tuần trước.
PBoC hôm nay đưa ra tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ lên mức 6,5118 Nhân dân tệ đổi 1 USD, tăng 0,3% so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đây là mức tăng mạnh nhất của tỷ giá tham chiếu đồng tiền này kể từ tháng 11 năm ngoái.
Tỷ giá Nhân dân tệ tại thị trường đại lục được phép tăng/giảm 2% so với tỷ giá tham chiếu.
Việc Trung Quốc tăng tỷ giá Nhân dân tệ phản ánh sự giảm giá của đồng USD trong thời gian thị trường nước này đóng cửa nghỉ lễ. Tuần trước, đồng USD giảm giá 0,8%, đồng Yên tăng 3%, còn đồng Euro tăng 0,9%.
Trong một bài phỏng vấn được tạp chí tài chính Caixin đăng tải vào hôm thứ Bảy tuần trước, Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên nói cán cân thanh toán của Trung Quốc đang ở trạng thái tốt, việc các dòng vốn chảy khỏi nước này là chuyện bình thường, và tỷ giá đồng Nhân dân tệ về cơ bản là ổn định so với một rổ tiền tệ.
Tháng 1 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 99,5 tỷ USD, mức giảm mạnh thứ nhì từ trước đến nay, do PBoC phải bán ra USD để chống lại áp lực mất giá đè nặng đồng Nhân dân tệ. Bloomberg ước tính, khoảng 1 nghìn tỷ USD vốn đã tháo chạy khỏi Trung Quốc trong năm 2015.
“Trong ngắn hạn, tỷ giá tham chiếu tăng và những tuyên bố của Thống đốc Chu phản ánh quan điểm nhất quán của PBoC là bình ổn tỷ giá Nhân dân tệ”, ông Ken Cheung, một chiến lược gia tại Hồng Kông của Mizuho Bank, nhận định.
“Kiểm soát các kỳ vọng về sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ và các dòng vốn chảy đi vẫn là những nhiệm vụ chủ chốt của PBoC. Sự mất giá nhẹ có thể được cho phép, nhưng điều đó chỉ có thể diễn ra sau khi đã ổn định được các kỳ vọng mất giá của đồng Nhân dân tệ”, ông Cheung nói.
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố sáng 15/2, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức dự báo giảm 1,8% mà Bloomberg đưa ra. Nhập khẩu giảm tháng thứ 15 liên tiếp, với mức giảm 18,8%, đẩy thặng dư thương mại của Trung Quốc lên mức kỷ lục 63,3 tỷ USD.
Theo giới phân tích, xuất khẩu của Trung Quốc giảm cho thấy sự giảm giá của Nhân dân tệ kể từ tháng 8 năm ngoái đến nay vẫn chưa phát huy tác dụng hỗ trợ lĩnh vực này.
Dữ liệu về xuất khẩu của Trung Quốc “cho thấy đồng tiền của nước này vẫn chịu sức ép giảm thêm”, ông Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cấp cao của ngân hàng Commerzbank ở Singapore, nhận định.
Theo hãng tin Bloomberg, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD tăng 0,9%, mạnh nhất kể từ khi Trung Quốc tháo neo tỷ giá đồng nội tệ với đồng bạc xanh vào tháng 7/2005, đạt mức 6,517 Nhân dân tệ đổi 1 USD vào lúc gần 11h trưa theo giờ Thượng Hải.
Tại thị trường Hồng Kông, tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm 0,16%, còn 6,5186 Nhân dân tệ/USD, xấp xỉ bằng với tỷ giá tại thị trường đại lục, sau khi chênh cao hơn khoảng 1% vào tuần trước.
PBoC hôm nay đưa ra tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ lên mức 6,5118 Nhân dân tệ đổi 1 USD, tăng 0,3% so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đây là mức tăng mạnh nhất của tỷ giá tham chiếu đồng tiền này kể từ tháng 11 năm ngoái.
Tỷ giá Nhân dân tệ tại thị trường đại lục được phép tăng/giảm 2% so với tỷ giá tham chiếu.
Việc Trung Quốc tăng tỷ giá Nhân dân tệ phản ánh sự giảm giá của đồng USD trong thời gian thị trường nước này đóng cửa nghỉ lễ. Tuần trước, đồng USD giảm giá 0,8%, đồng Yên tăng 3%, còn đồng Euro tăng 0,9%.
Trong một bài phỏng vấn được tạp chí tài chính Caixin đăng tải vào hôm thứ Bảy tuần trước, Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên nói cán cân thanh toán của Trung Quốc đang ở trạng thái tốt, việc các dòng vốn chảy khỏi nước này là chuyện bình thường, và tỷ giá đồng Nhân dân tệ về cơ bản là ổn định so với một rổ tiền tệ.
Tháng 1 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 99,5 tỷ USD, mức giảm mạnh thứ nhì từ trước đến nay, do PBoC phải bán ra USD để chống lại áp lực mất giá đè nặng đồng Nhân dân tệ. Bloomberg ước tính, khoảng 1 nghìn tỷ USD vốn đã tháo chạy khỏi Trung Quốc trong năm 2015.
“Trong ngắn hạn, tỷ giá tham chiếu tăng và những tuyên bố của Thống đốc Chu phản ánh quan điểm nhất quán của PBoC là bình ổn tỷ giá Nhân dân tệ”, ông Ken Cheung, một chiến lược gia tại Hồng Kông của Mizuho Bank, nhận định.
“Kiểm soát các kỳ vọng về sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ và các dòng vốn chảy đi vẫn là những nhiệm vụ chủ chốt của PBoC. Sự mất giá nhẹ có thể được cho phép, nhưng điều đó chỉ có thể diễn ra sau khi đã ổn định được các kỳ vọng mất giá của đồng Nhân dân tệ”, ông Cheung nói.
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố sáng 15/2, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức dự báo giảm 1,8% mà Bloomberg đưa ra. Nhập khẩu giảm tháng thứ 15 liên tiếp, với mức giảm 18,8%, đẩy thặng dư thương mại của Trung Quốc lên mức kỷ lục 63,3 tỷ USD.
Theo giới phân tích, xuất khẩu của Trung Quốc giảm cho thấy sự giảm giá của Nhân dân tệ kể từ tháng 8 năm ngoái đến nay vẫn chưa phát huy tác dụng hỗ trợ lĩnh vực này.
Dữ liệu về xuất khẩu của Trung Quốc “cho thấy đồng tiền của nước này vẫn chịu sức ép giảm thêm”, ông Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cấp cao của ngân hàng Commerzbank ở Singapore, nhận định.