Nhãn lồng Hưng Yên có sang được Mỹ?
Nhãn lồng Hưng Yên nằm trong 10 loại hoa quả của Việt Nam được chuyên gia và doanh nghiệp Hoa Kỳ đặt vấn đề nhập khẩu
Trong buổi làm việc với Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam mới đây, một số chuyên gia Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cùng các doanh nghiệp nước này đã đặt vấn đề nhập khẩu 10 loại hoa quả của Việt Nam, với điều kiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết, trong đó có nhãn lồng Hưng Yên.
Theo nhận định của một số chuyên gia, nhãn lồng Hưng Yên có triển vọng xuất khẩu cao.
Bà Doris Becker, cố vấn của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức, đơn vị giúp hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam (Hưng Yên) trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm khẳng định: nhãn lồng Hưng Yên hoàn toàn có thể xuất khẩu được vào những thị trường khó tính.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và thị trường châu Âu, nhãn lồng Hưng Yên phải có được chứng nhận châu Âu (Eurep GAP) và chứng nhận toàn cầu (Global GAP) về canh tác nông nghiệp tốt, an toàn, truy nguyên được nguồn gốc.
Muốn có được chứng nhận Global GAP, người trồng nhãn phải thoả mãn 141 yêu cầu và thực hiện đúng theo 236 điều kiện của quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... mà Global GAP đặt ra.
TS. Nguyễn Minh Châu cũng khẳng định: “Có được sự hỗ trợ thực hiện quy trình Global GAP để đưa loại trái cây này vào Hoa Kỳ nhanh hay chậm là do nông dân quyết định. Đây là cơ hội vàng không phải lúc nào cũng có, nên cần nắm bắt ngay”.
Nhiều ý kiến cho rằng, sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên muốn đạt được cả về giá trị hữu hình (chất lượng sản phẩm) và giá trị vô hình (thương hiệu) thì cần phải cải thiện về nguồn giống, quy cách trồng, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ, quản lý chất lượng...
Đặc biệt, việc xác định chỉ dẫn địa lý - xuất xứ cho nhãn lồng Hưng Yên sẽ giúp đăng ký và quảng bá thương hiệu, tránh thiệt hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ hợp tác và kinh doanh giữa sản xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ “Nhãn lồng Hưng Yên” trên cả nước và nước ngoài.
Thời gian qua, Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp- nông thôn và Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên thực hiện dự án “Hỗ trợ củng cố chuỗi giá trị sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên”.
Mục đích của dự án là liên kết các hộ sản xuất nhãn, xây dựng qui trình sản xuất tập thể đảm bảo ổn định sản phẩm và chất lượng sản phẩm; kết nối với thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và tiến tới thị trường quốc tế.
Theo nhận định của một số chuyên gia, nhãn lồng Hưng Yên có triển vọng xuất khẩu cao.
Bà Doris Becker, cố vấn của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức, đơn vị giúp hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam (Hưng Yên) trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm khẳng định: nhãn lồng Hưng Yên hoàn toàn có thể xuất khẩu được vào những thị trường khó tính.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và thị trường châu Âu, nhãn lồng Hưng Yên phải có được chứng nhận châu Âu (Eurep GAP) và chứng nhận toàn cầu (Global GAP) về canh tác nông nghiệp tốt, an toàn, truy nguyên được nguồn gốc.
Muốn có được chứng nhận Global GAP, người trồng nhãn phải thoả mãn 141 yêu cầu và thực hiện đúng theo 236 điều kiện của quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... mà Global GAP đặt ra.
TS. Nguyễn Minh Châu cũng khẳng định: “Có được sự hỗ trợ thực hiện quy trình Global GAP để đưa loại trái cây này vào Hoa Kỳ nhanh hay chậm là do nông dân quyết định. Đây là cơ hội vàng không phải lúc nào cũng có, nên cần nắm bắt ngay”.
Nhiều ý kiến cho rằng, sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên muốn đạt được cả về giá trị hữu hình (chất lượng sản phẩm) và giá trị vô hình (thương hiệu) thì cần phải cải thiện về nguồn giống, quy cách trồng, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ, quản lý chất lượng...
Đặc biệt, việc xác định chỉ dẫn địa lý - xuất xứ cho nhãn lồng Hưng Yên sẽ giúp đăng ký và quảng bá thương hiệu, tránh thiệt hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ hợp tác và kinh doanh giữa sản xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ “Nhãn lồng Hưng Yên” trên cả nước và nước ngoài.
Thời gian qua, Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp- nông thôn và Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên thực hiện dự án “Hỗ trợ củng cố chuỗi giá trị sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên”.
Mục đích của dự án là liên kết các hộ sản xuất nhãn, xây dựng qui trình sản xuất tập thể đảm bảo ổn định sản phẩm và chất lượng sản phẩm; kết nối với thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và tiến tới thị trường quốc tế.