Nhật Bản lần đầu có thâm hụt thương mại sau 26 năm
Cán cân thương mại của Nhật Bản chuyển sang thâm hụt do giá dầu cao kéo nhập khẩu tăng mạnh và xuất khẩu giảm sút
Cán cân thương mại của Nhật Bản trong tháng 8 này chuyển sang trạng thái thâm hụt do giá dầu cao kéo nhập khẩu tăng mạnh trong khi xuất khẩu giảm sút. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1982 tới nay, Nhật Bản có một tháng thâm hụt thương mại.
Các số liệu thống kê do Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 25/9 này cho thấy, thâm hụt thương mại tháng 8 của Nhật là 324 tỷ Yên (tương đương 3 tỷ USD).
Xuất khẩu của Nhật trong tháng 8 tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức dự báo tăng 2,4% trước đó của giới quan sát và mức tăng 8% của tháng 7. Trong khi đó, nhập khẩu của Nhật trong tháng 8 tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu của Nhật sang Mỹ trong tháng 8 đã có mức sụt giảm chưa từng có so với cùng kỳ năm trước là 21,8%, đánh dấu tháng giảm thứ 12 liên tục, chủ yếu do xuất khẩu ô tô giảm.
Xuất khẩu của Nhật sang châu Âu cũng giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu của nước này sang châu Á tăng 6,7%, trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật, tăng 8,8%.
“Những con số này cho thấy tình hình kinh tế yếu đi tại Nhật Bản và bên ngoài Nhật Bản. Nhu cầu hàng hóa đang giảm sút không chỉ ở Mỹ, mà còn ở châu Âu và châu Á”, chiến lược gia Satoru Ogasawara của ngân hàng Credit Suisse nhận xét.
Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản, đây thực sự là những thông tin đáng ngại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế này đang có nguy cơ rơi vào suy thoái. Đáng ngại hơn, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng vừa đưa ra những cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính còn có thể tiếp tục xấu đi ở Mỹ, một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản.
“Thực tế ở Nhật những năm 1990 cho thấy, các tổ chức tài chính bị tổn thương sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thận trọng hơn nữa trong quá trình cho vay. Tín dụng là nguồn nhựa sống cho nền kinh tế, do đó, sự thắt chặt tín dụng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới nền kinh tế”, ông Tadao Noda, một thành viên của ban chính sách BoJ cảnh báo khi nhận định về khủng hoảng kinh tế Mỹ.
Ông Noda cũng cho rằng, kinh tế thế giới sẽ chỉ phục hồi trở lại vào năm 2010, sau khi giảm tốc vào năm 2008 và 2009. Các nhà đầu tư kỳ vọng BoJ sẽ duy trì lãi suất cơ bản đồng Yên trong vòng ít nhất 1 năm nữa.
Thực ra, trong tháng 1/2008, cán cân thương mại của Nhật cũng thâm hụt, nhưng đó là do tháng 1 hàng năm là thời điểm nghỉ Tết âm lịch, sản lượng hàng xuất khẩu thường giảm mạnh. Lần gần đây nhất Nhật Bản có thâm hụt thương mại là vào năm 1982, khi nước này phải đối mặt với những hậu quả của cuộc khủng hoảng dầu lửa.
Kinh tế Nhật đã tăng trưởng âm trong quý 2, với mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua do nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu giảm sút, trong khi người tiêu dùng Nhật thắt chặt chi tiêu vì giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.
(Theo Reuters, Bloomberg)
Các số liệu thống kê do Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 25/9 này cho thấy, thâm hụt thương mại tháng 8 của Nhật là 324 tỷ Yên (tương đương 3 tỷ USD).
Xuất khẩu của Nhật trong tháng 8 tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức dự báo tăng 2,4% trước đó của giới quan sát và mức tăng 8% của tháng 7. Trong khi đó, nhập khẩu của Nhật trong tháng 8 tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu của Nhật sang Mỹ trong tháng 8 đã có mức sụt giảm chưa từng có so với cùng kỳ năm trước là 21,8%, đánh dấu tháng giảm thứ 12 liên tục, chủ yếu do xuất khẩu ô tô giảm.
Xuất khẩu của Nhật sang châu Âu cũng giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu của nước này sang châu Á tăng 6,7%, trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật, tăng 8,8%.
“Những con số này cho thấy tình hình kinh tế yếu đi tại Nhật Bản và bên ngoài Nhật Bản. Nhu cầu hàng hóa đang giảm sút không chỉ ở Mỹ, mà còn ở châu Âu và châu Á”, chiến lược gia Satoru Ogasawara của ngân hàng Credit Suisse nhận xét.
Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản, đây thực sự là những thông tin đáng ngại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế này đang có nguy cơ rơi vào suy thoái. Đáng ngại hơn, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng vừa đưa ra những cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính còn có thể tiếp tục xấu đi ở Mỹ, một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản.
“Thực tế ở Nhật những năm 1990 cho thấy, các tổ chức tài chính bị tổn thương sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thận trọng hơn nữa trong quá trình cho vay. Tín dụng là nguồn nhựa sống cho nền kinh tế, do đó, sự thắt chặt tín dụng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới nền kinh tế”, ông Tadao Noda, một thành viên của ban chính sách BoJ cảnh báo khi nhận định về khủng hoảng kinh tế Mỹ.
Ông Noda cũng cho rằng, kinh tế thế giới sẽ chỉ phục hồi trở lại vào năm 2010, sau khi giảm tốc vào năm 2008 và 2009. Các nhà đầu tư kỳ vọng BoJ sẽ duy trì lãi suất cơ bản đồng Yên trong vòng ít nhất 1 năm nữa.
Thực ra, trong tháng 1/2008, cán cân thương mại của Nhật cũng thâm hụt, nhưng đó là do tháng 1 hàng năm là thời điểm nghỉ Tết âm lịch, sản lượng hàng xuất khẩu thường giảm mạnh. Lần gần đây nhất Nhật Bản có thâm hụt thương mại là vào năm 1982, khi nước này phải đối mặt với những hậu quả của cuộc khủng hoảng dầu lửa.
Kinh tế Nhật đã tăng trưởng âm trong quý 2, với mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua do nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu giảm sút, trong khi người tiêu dùng Nhật thắt chặt chi tiêu vì giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.
(Theo Reuters, Bloomberg)