Nhật Bản vượt Trung Quốc thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ
Cuộc “đổi ngôi” này diễn ra trong bối cảnh có sự dịch chuyển về kinh tế và chính sách ở Trung Quốc và Nhật Bản
Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu kho bạc Mỹ. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tokyo chiếm ngôi vị chủ nợ lớn nhất của Washington.
Hãng tin Bloomberg nhận định, cuộc “đổi ngôi” này diễn ra trong bối cảnh có sự dịch chuyển về kinh tế và chính sách ở Trung Quốc và Nhật Bản - hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố hôm qua (15/4) cho thấy, tính đến tháng 2 năm nay, Nhật nắm số nợ chính phủ Mỹ trị giá 1,2244 nghìn tỷ USD, so với mức nắm giữ 1,2237 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. So với tháng 1, số trái phiếu kho bạc Mỹ trong tay Nhật Bản giảm 14,2 tỷ USD, trong khi mức nắm giữ của Trung Quốc giảm 15,4 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nhật đã tăng 13,6 tỷ USD, trong khi mức nắm giữ của Trung Quốc giảm 49,2 tỷ USD.
Diễn biến trái chiều trong mức nắm giữ nợ Mỹ của Nhật Bản và Trung Quốc diễn ra song song với những dấu hiệu cho thấy các dòng vốn đang chảy khỏi Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tốc. Việc thoái vốn khỏi Trung Quốc khiến nhà chức trách nước này không còn phải mua vào liên tục các tài sản bằng USD nhằm mục đích ngăn không cho đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh như trước đây.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang phải nới lỏng chính sách tiền tệ tới mức kỷ lục để chống giảm phát. Theo đó, một lượng tiền khổng lồ đã được bơm vào hệ thống tài chính của nước này, khiến đồng Yên giảm giá sâu và lãi suất ở Nhật ở gần ngưỡng 0%.
Kể từ tháng 12/2012, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền với chủ trương kích thích lạm phát bằng cách làm đồng Yên suy yếu, mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tăng thêm 113,2 tỷ USD. Trong cùng khoảng thời gian, mức nắm giữ nợ Mỹ của Trung Quốc chỉ tăng 3,3 tỷ USD.
Cũng trong khoảng thời gian trên, đồng Yên mất giá 30% so với đồng USD, từ mức 82 Yên đổi 1 USD còn 119 Yên đổi 1 USD. Trong khi đó, tỷ giá đồng Nhân dân tệ hầu như không thay đổi.
Mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc đạt đỉnh ở mức 1,3167 nghìn tỷ USD vào tháng 11/2013.
Thống kê công bố nhôm 14/4 cho thấy, trong 3 tháng qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh chưa từng có. Số liệu này làm dấy lên những đồn đoán cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đang bán ra ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong bối cảnh các dòng vốn rút khỏi nước này.
Trong quý 1 năm nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 113 tỷ USD, còn 3,73 nghìn tỷ USD, đánh dấu quý giảm thứ ba liên tục.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 2/5 số trái phiếu kho bạc Mỹ đang lưu hành ở nước ngoài. Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã giảm 56,6 tỷ USD trong tháng 2, xuống còn 6,16 nghìn tỷ USD. Trong đó, 4,09 nghìn tỷ USD nằm trong tay các chính phủ.
Tuy mức nắm giữ của các chủ nợ nước ngoài giảm xuống, trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục là tài sản chuẩn mực được ưa thích nhất trên phạm vi toàn cầu nhờ độ linh hoạt tài chính của Mỹ với tư cách là nước phát hành đồng tiền dự trữ số 1 thế giới và là nơi có thị trường vốn lớn nhất, có độ thanh khoản cao nhất.
Theo một số chuyên gia, một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể sẽ “vui” hơn khi Nhật trở thành chủ nợ lớn nhất của Washington, bởi Nhật là đồng minh thân cận của Mỹ, trong khi mối quan hệ Mỹ-Trung có nhiều điểm bất hòa.
Hãng tin Bloomberg nhận định, cuộc “đổi ngôi” này diễn ra trong bối cảnh có sự dịch chuyển về kinh tế và chính sách ở Trung Quốc và Nhật Bản - hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố hôm qua (15/4) cho thấy, tính đến tháng 2 năm nay, Nhật nắm số nợ chính phủ Mỹ trị giá 1,2244 nghìn tỷ USD, so với mức nắm giữ 1,2237 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. So với tháng 1, số trái phiếu kho bạc Mỹ trong tay Nhật Bản giảm 14,2 tỷ USD, trong khi mức nắm giữ của Trung Quốc giảm 15,4 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nhật đã tăng 13,6 tỷ USD, trong khi mức nắm giữ của Trung Quốc giảm 49,2 tỷ USD.
Diễn biến trái chiều trong mức nắm giữ nợ Mỹ của Nhật Bản và Trung Quốc diễn ra song song với những dấu hiệu cho thấy các dòng vốn đang chảy khỏi Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tốc. Việc thoái vốn khỏi Trung Quốc khiến nhà chức trách nước này không còn phải mua vào liên tục các tài sản bằng USD nhằm mục đích ngăn không cho đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh như trước đây.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang phải nới lỏng chính sách tiền tệ tới mức kỷ lục để chống giảm phát. Theo đó, một lượng tiền khổng lồ đã được bơm vào hệ thống tài chính của nước này, khiến đồng Yên giảm giá sâu và lãi suất ở Nhật ở gần ngưỡng 0%.
Kể từ tháng 12/2012, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền với chủ trương kích thích lạm phát bằng cách làm đồng Yên suy yếu, mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tăng thêm 113,2 tỷ USD. Trong cùng khoảng thời gian, mức nắm giữ nợ Mỹ của Trung Quốc chỉ tăng 3,3 tỷ USD.
Cũng trong khoảng thời gian trên, đồng Yên mất giá 30% so với đồng USD, từ mức 82 Yên đổi 1 USD còn 119 Yên đổi 1 USD. Trong khi đó, tỷ giá đồng Nhân dân tệ hầu như không thay đổi.
Mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc đạt đỉnh ở mức 1,3167 nghìn tỷ USD vào tháng 11/2013.
Thống kê công bố nhôm 14/4 cho thấy, trong 3 tháng qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh chưa từng có. Số liệu này làm dấy lên những đồn đoán cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đang bán ra ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong bối cảnh các dòng vốn rút khỏi nước này.
Trong quý 1 năm nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 113 tỷ USD, còn 3,73 nghìn tỷ USD, đánh dấu quý giảm thứ ba liên tục.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 2/5 số trái phiếu kho bạc Mỹ đang lưu hành ở nước ngoài. Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã giảm 56,6 tỷ USD trong tháng 2, xuống còn 6,16 nghìn tỷ USD. Trong đó, 4,09 nghìn tỷ USD nằm trong tay các chính phủ.
Tuy mức nắm giữ của các chủ nợ nước ngoài giảm xuống, trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục là tài sản chuẩn mực được ưa thích nhất trên phạm vi toàn cầu nhờ độ linh hoạt tài chính của Mỹ với tư cách là nước phát hành đồng tiền dự trữ số 1 thế giới và là nơi có thị trường vốn lớn nhất, có độ thanh khoản cao nhất.
Theo một số chuyên gia, một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể sẽ “vui” hơn khi Nhật trở thành chủ nợ lớn nhất của Washington, bởi Nhật là đồng minh thân cận của Mỹ, trong khi mối quan hệ Mỹ-Trung có nhiều điểm bất hòa.