Nhật ký nghị trường: Quyền lực tập thể
Khó có thể biết ý kiến thuộc về đa số hay thiểu số sẽ dẫn dắt không khí thảo luận tại phiên toàn thể
Trước khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế, xã hội cả ngày 30/5, tiết trời Thủ đô đã chuyển mát.
Nhưng nỗi lo từ biển Đông sang hạt lúa, đồng tiền… trong một báo cáo 25 trang tập hợp các ý kiến thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội được gửi đến tận tay từng vị đại biểu Quốc hội hôm nay dường như lại nóng hơn nhiều kỳ khác.
Không có danh tính vị đại biểu nào được nêu ở văn bản này, độ chụm của vấn đề được đo bằng phân biệt “nhiều ý kiến”, “đa số ý kiến”, “một số ý kiến” và “có ý kiến”.
Băn khoăn thuộc về “nhiều ý kiến” và “đa số ý kiến” là tình hình năm 2013 không lạc quan như báo cáo của Chính phủ, nợ xấu giảm không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh tốt mà do cách xử lý nợ xấu lỏng lẻo, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá chậm…
Thuộc về “một số ý kiến” là sự hoài nghi về tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ, việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng chưa hiệu quả, điều hành giá chưa hợp lý, nhất là giá điện, xăng dầu, sữa, vàng…
Với cách điều hành các phiên thảo luận theo thứ tự bấm nút đăng ký phát biểu, có cân đối vùng miền như hiện nay, thì khó có thể biết ý kiến thuộc về đa số hay thiểu số sẽ dẫn dắt không khí thảo luận tại phiên toàn thể, có truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi vào ngày 30/5.
Bên hành lang, một số vị đại biểu chia sẻ rằng đã chuẩn bị chu đáo nội dung sẽ tham gia thảo luận, và cũng sẽ có những đề xuất mạnh dạn.
“Lúc này, Quốc hội cần đồng hành với Chính phủ để tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, chứ không nên thêm dầu vào lửa”, một vị đại biểu bày tỏ quan điểm.
Tuy nhiên, thế nào là “thêm dầu vào lửa”, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng, thì cũng cần phải bàn thêm một chút.
“Thấy sai mà vẫn “OK” thì mới là thêm dầu vào lửa, còn phản biện đúng, phân tích tỉnh táo sáng suốt chỉ ra chỗ cần sửa sai thì rất cần thiết”, ông Hùng nói.
Lại hỏi, điều ông quan tâm nhất là gì? Những điểm nóng từ kỳ họp trước vẫn còn đó, là nợ xấu, hàng tồn kho, quản lý vàng, rồi thông tin về Vinashin, rồi nợ công có ý kiến cảnh báo đến hơn 90% rồi, câu trả lời có ngay không chút đắn đo.
Vị đại biểu này cũng quả quyết khi nói, không đồng ý với quan điểm nới nợ công và bội chi, vì đã đến lúc phải chấp nhận tăng trưởng chậm lại chút mà người dân được thụ hưởng thực thụ.
Ông kể, một vị cử tri nguyên là bí thư tỉnh ủy nói rằng, Quốc hội cứ bàn là GDP tăng 7% hay 7,5%, chứ dân chả quan tâm đến con số này, vì người ta không được hưởng thì người ta chả quan tâm. Chưa kể nhiều khi tăng trưởng cao dựa vào cơ chế tăng vốn đầu tư, liên quan đến vay mượn không loại trừ có người có lợi ích nên chấp nhận tăng trưởng chậm mà đi vào thực chất còn đỡ nguy hiểm hơn tăng cao mà ảo. Và bây giờ nền kinh tế cũng đã bắt đầu phải trả giá cho việc tăng trưởng dựa vào vốn và tài nguyên…
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đánh giá lại thực tiễn, có thể trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu như tăng trưởng GDP (khó đạt được mục tiêu 5,5%/năm) cũng đã được thể hiện tại bản tập hợp ý kiến thảo luận tổ.
Mọi thứ đều ngổn ngang, nhưng thời gian chỉ có một ngày. Mà, theo giải thích của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng thì rất khó để có thể khuôn lại một số vấn đề cần tập trung, vì Quốc hội là cơ chế quyền lực tập thể, mỗi đại biểu đều có quyền nói điều mình quan tâm và quan điểm riêng của mình.
Quyền lực tập thể, đành là thế. Nhưng sức mạnh tập thể lại được làm nên từ mỗi vị đại diện cho dân. Trong khi điều kiện để làm nên “sức mạnh” của đại biểu, trong đó có thông tin, thì còn thiếu thốn.
Sáng 29/5, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, một vị đại biểu đã đề nghị cần cân nhắc thận trọng với đề xuất miễn thuế đối với thu nhập của VAMC - tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, do Chính phủ thành lập, để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Vì tại thời điểm hiện tại, tổ chức này chưa được thành lập, việc ban hành chính sách nhằm điều chỉnh thu nhập từ hoạt động của các tổ chức chưa hình thành trên thực tế là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và chưa đảm bảo tính thuyết phục.
Như vậy, thông tin Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị định về việc thành lập VAMC được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng công bố với báo giới chiều 21/5 đã chưa đến được với vị đại biểu này. Hoặc giả, như nhiều người khác, đại biểu vẫn chờ thông tin đến từ báo cáo chính thức của Chính phủ.
Một số vị đại biểu cho biết vẫn đang chờ báo cáo về Vinashin, hay về nợ công, dù đây chẳng phải vấn đề quá mới mẻ chưa kịp cập nhật thông tin.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, chiều 29/5 cũng cho biết sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông, nhưng vẫn là “sẽ”…
Một ngày đầy ắp thông tin nhiều chiều về quyền lực tập thể của Quốc hội.
Nhưng nỗi lo từ biển Đông sang hạt lúa, đồng tiền… trong một báo cáo 25 trang tập hợp các ý kiến thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội được gửi đến tận tay từng vị đại biểu Quốc hội hôm nay dường như lại nóng hơn nhiều kỳ khác.
Không có danh tính vị đại biểu nào được nêu ở văn bản này, độ chụm của vấn đề được đo bằng phân biệt “nhiều ý kiến”, “đa số ý kiến”, “một số ý kiến” và “có ý kiến”.
Băn khoăn thuộc về “nhiều ý kiến” và “đa số ý kiến” là tình hình năm 2013 không lạc quan như báo cáo của Chính phủ, nợ xấu giảm không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh tốt mà do cách xử lý nợ xấu lỏng lẻo, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá chậm…
Thuộc về “một số ý kiến” là sự hoài nghi về tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ, việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng chưa hiệu quả, điều hành giá chưa hợp lý, nhất là giá điện, xăng dầu, sữa, vàng…
Lúc này, Quốc hội cần đồng hành với Chính phủ để tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, chứ không nên thêm dầu vào lửa. Một vị đại biểu Quốc hội
Với cách điều hành các phiên thảo luận theo thứ tự bấm nút đăng ký phát biểu, có cân đối vùng miền như hiện nay, thì khó có thể biết ý kiến thuộc về đa số hay thiểu số sẽ dẫn dắt không khí thảo luận tại phiên toàn thể, có truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi vào ngày 30/5.
Bên hành lang, một số vị đại biểu chia sẻ rằng đã chuẩn bị chu đáo nội dung sẽ tham gia thảo luận, và cũng sẽ có những đề xuất mạnh dạn.
“Lúc này, Quốc hội cần đồng hành với Chính phủ để tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, chứ không nên thêm dầu vào lửa”, một vị đại biểu bày tỏ quan điểm.
Tuy nhiên, thế nào là “thêm dầu vào lửa”, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng, thì cũng cần phải bàn thêm một chút.
“Thấy sai mà vẫn “OK” thì mới là thêm dầu vào lửa, còn phản biện đúng, phân tích tỉnh táo sáng suốt chỉ ra chỗ cần sửa sai thì rất cần thiết”, ông Hùng nói.
Lại hỏi, điều ông quan tâm nhất là gì? Những điểm nóng từ kỳ họp trước vẫn còn đó, là nợ xấu, hàng tồn kho, quản lý vàng, rồi thông tin về Vinashin, rồi nợ công có ý kiến cảnh báo đến hơn 90% rồi, câu trả lời có ngay không chút đắn đo.
Vị đại biểu này cũng quả quyết khi nói, không đồng ý với quan điểm nới nợ công và bội chi, vì đã đến lúc phải chấp nhận tăng trưởng chậm lại chút mà người dân được thụ hưởng thực thụ.
Ông kể, một vị cử tri nguyên là bí thư tỉnh ủy nói rằng, Quốc hội cứ bàn là GDP tăng 7% hay 7,5%, chứ dân chả quan tâm đến con số này, vì người ta không được hưởng thì người ta chả quan tâm. Chưa kể nhiều khi tăng trưởng cao dựa vào cơ chế tăng vốn đầu tư, liên quan đến vay mượn không loại trừ có người có lợi ích nên chấp nhận tăng trưởng chậm mà đi vào thực chất còn đỡ nguy hiểm hơn tăng cao mà ảo. Và bây giờ nền kinh tế cũng đã bắt đầu phải trả giá cho việc tăng trưởng dựa vào vốn và tài nguyên…
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đánh giá lại thực tiễn, có thể trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu như tăng trưởng GDP (khó đạt được mục tiêu 5,5%/năm) cũng đã được thể hiện tại bản tập hợp ý kiến thảo luận tổ.
Mọi thứ đều ngổn ngang, nhưng thời gian chỉ có một ngày. Mà, theo giải thích của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng thì rất khó để có thể khuôn lại một số vấn đề cần tập trung, vì Quốc hội là cơ chế quyền lực tập thể, mỗi đại biểu đều có quyền nói điều mình quan tâm và quan điểm riêng của mình.
Quyền lực tập thể, đành là thế. Nhưng sức mạnh tập thể lại được làm nên từ mỗi vị đại diện cho dân. Trong khi điều kiện để làm nên “sức mạnh” của đại biểu, trong đó có thông tin, thì còn thiếu thốn.
Một số vị đại biểu cho biết vẫn đang chờ báo cáo về Vinashin, hay về nợ công, dù đây chẳng phải vấn đề quá mới mẻ chưa kịp cập nhật thông tin.
Sáng 29/5, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, một vị đại biểu đã đề nghị cần cân nhắc thận trọng với đề xuất miễn thuế đối với thu nhập của VAMC - tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, do Chính phủ thành lập, để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Vì tại thời điểm hiện tại, tổ chức này chưa được thành lập, việc ban hành chính sách nhằm điều chỉnh thu nhập từ hoạt động của các tổ chức chưa hình thành trên thực tế là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và chưa đảm bảo tính thuyết phục.
Như vậy, thông tin Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị định về việc thành lập VAMC được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng công bố với báo giới chiều 21/5 đã chưa đến được với vị đại biểu này. Hoặc giả, như nhiều người khác, đại biểu vẫn chờ thông tin đến từ báo cáo chính thức của Chính phủ.
Một số vị đại biểu cho biết vẫn đang chờ báo cáo về Vinashin, hay về nợ công, dù đây chẳng phải vấn đề quá mới mẻ chưa kịp cập nhật thông tin.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, chiều 29/5 cũng cho biết sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông, nhưng vẫn là “sẽ”…
Một ngày đầy ắp thông tin nhiều chiều về quyền lực tập thể của Quốc hội.