Nhiệm kỳ hai của Obama đối mặt nhiều thách thức lớn
Ông Barack Obama có thêm 4 năm cầm quyền và tiếp tục phải đối mặt với vô vàn nhiệm vụ khó khăn
Ông Obama đã đắc cử thêm một nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông sẽ không có nhiều thời gian để ăn mừng, bởi trước mắt có vô số thách thức đang chờ.
Trước hết, về khía cạnh kinh tế, chiến dịch tái tranh cử vừa qua đã cho ông Obama một cái nhìn rõ ràng rằng, những cử tri đặt niềm tin vào ông đang cảm thấy bất an như thế nào đối với đà phục hồi chậm chạp của quốc gia này.
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, xấp xỉ 8%, trong khi nợ công cao vút. Năm 2001, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ từng dự báo với mức thặng dư trung bình hàng năm vào khoảng 850 tỷ USD trong khoảng từ 2009-2012, Washington sẽ trả được tất cả các khoản nợ.
Thực tế là, Chính phủ Mỹ liên tục chi tiêu “quá tay” với mức thâm hụt hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ USD. Theo dự báo, mức nợ công của Mỹ hiện đã lên tới 16.000 tỷ USD và sẽ tăng lên 20.000 tỷ USD vào năm 2015, tương đương 100% GDP.
Các khoản nợ trên còn chưa bao gồm 5.000 tỷ USD hỗ trợ cho Freddie Mac và Fannie Mae và hơn 65.000 tỷ USD chi cho các chương trình y tế và an sinh xã hội. Ngoài ra, còn có khoản nợ khoảng 3.000 tỷ USD của các chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, hiện thời mối lo lớn nhất của người Mỹ là vực thẳm ngân sách. "Vực thẳm ngân sách" là cụm từ thể hiện việc áp dụng đồng thời các biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động tại Mỹ, có hiệu lực từ đầu năm 2013.
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) và hầu hết các chuyên gia kinh tế, sự thất bại của Washington trong việc giải quyết "vực thẳm ngân sách" sẽ đẩy kinh tế Mỹ rơi trở lại tình trạng suy thoái và khiến thất nghiệp leo thang.
Thuế khóa cũng là một thách thức lớn trong thời gian tới. Mức thuế thu nhập hiện nay sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12. Nếu quốc hội và tổng thống không hành động, mức giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và khoản khấu trừ thuế dành cho công dân dưới 18 tuổi sẽ giảm một nửa.
Chính sách giảm thuế tạm thời cho trợ cấp an sinh xã hội cũng sắp hết hiệu lực. Theo Cơ quan Chính sách thuế, hậu quả của những sự kiện trên là mỗi người đóng thuế phải gánh thêm 3.500 USD vào năm 2013.
Ngoài những vấn đề nội tại, kinh tế Mỹ cũng đang hứng chịu tác động từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nhu cầu của Trung Quốc giảm, khiến xuất khẩu gặp khó khăn. Đây sẽ là một thách thức không dễ giải quyết đối với ông Obama khi kinh tế toàn cầu đang thiếu động cơ tăng trưởng.
Bên cạnh vấn đề kinh tế Mỹ, ông Obama còn phải đương đầu với nhiều thách thức đối nội, khi đảng Cộng hòa tiếp tục giành thế đa số tại hạ viện. 4 năm qua, nhiều đề xuất chính sách đối nội của Nhà Trắng đã bị hạ viện dưới sự kiểm soát của phe Cộng hòa ngăn chặn.
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Obama đã không thể thu hẹp những bất đồng giữa hai đảng và điều này cũng sẽ không hề dễ dàng trong thời gian tới. Ông Obama cũng sẽ phải chuẩn bị tinh thần thay thế nhân sự cho chiếc ghế bộ trưởng các bộ Ngoại giao, Tài chính cùng hàng loạt vị trí mới trong hệ thống tòa án.
Liên quan tới vấn đề đối ngoại, nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama cũng không hề dễ dàng. Ông sẽ phải tháo ngòi nổ chương trình hạt nhân của Iran, dung hòa lợi ích giữa Mỹ và thế giới Arab, hạ nhiệt khủng hoảng ở Syria trong đó đặc biệt chú ý tới kho vũ khí hóa học mà chính quyền Syria đang sở hữu...
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga cùng các quốc gia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng nhiều khả năng sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại sắp tới của ông Obama.
Dẫu phía trước còn nhiều khó khăn như vậy, nhưng cử tri Mỹ có thể an tâm phần nào khi trong bài diễn văn đầu tiên sau chiến thắng, Tổng thống tái đắc cử nói ông trở lại Nhà Trắng lần này với sự "quyết đoán hơn và nhiệt huyết hơn bao giờ hết, về công việc phải làm ở đó và về tương lai phía trước".
Ông cũng nhấn mạnh rằng, bất kỳ ai còn nghi ngờ nước Mỹ là nơi biến mọi thứ thành có thể, nghi ngờ giấc mơ Mỹ vẫn còn sống trong thời đại này thì “đêm nay là câu trả lời cho các bạn”.
Trước hết, về khía cạnh kinh tế, chiến dịch tái tranh cử vừa qua đã cho ông Obama một cái nhìn rõ ràng rằng, những cử tri đặt niềm tin vào ông đang cảm thấy bất an như thế nào đối với đà phục hồi chậm chạp của quốc gia này.
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, xấp xỉ 8%, trong khi nợ công cao vút. Năm 2001, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ từng dự báo với mức thặng dư trung bình hàng năm vào khoảng 850 tỷ USD trong khoảng từ 2009-2012, Washington sẽ trả được tất cả các khoản nợ.
Thực tế là, Chính phủ Mỹ liên tục chi tiêu “quá tay” với mức thâm hụt hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ USD. Theo dự báo, mức nợ công của Mỹ hiện đã lên tới 16.000 tỷ USD và sẽ tăng lên 20.000 tỷ USD vào năm 2015, tương đương 100% GDP.
Các khoản nợ trên còn chưa bao gồm 5.000 tỷ USD hỗ trợ cho Freddie Mac và Fannie Mae và hơn 65.000 tỷ USD chi cho các chương trình y tế và an sinh xã hội. Ngoài ra, còn có khoản nợ khoảng 3.000 tỷ USD của các chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, hiện thời mối lo lớn nhất của người Mỹ là vực thẳm ngân sách. "Vực thẳm ngân sách" là cụm từ thể hiện việc áp dụng đồng thời các biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động tại Mỹ, có hiệu lực từ đầu năm 2013.
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) và hầu hết các chuyên gia kinh tế, sự thất bại của Washington trong việc giải quyết "vực thẳm ngân sách" sẽ đẩy kinh tế Mỹ rơi trở lại tình trạng suy thoái và khiến thất nghiệp leo thang.
Thuế khóa cũng là một thách thức lớn trong thời gian tới. Mức thuế thu nhập hiện nay sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12. Nếu quốc hội và tổng thống không hành động, mức giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và khoản khấu trừ thuế dành cho công dân dưới 18 tuổi sẽ giảm một nửa.
Chính sách giảm thuế tạm thời cho trợ cấp an sinh xã hội cũng sắp hết hiệu lực. Theo Cơ quan Chính sách thuế, hậu quả của những sự kiện trên là mỗi người đóng thuế phải gánh thêm 3.500 USD vào năm 2013.
Ngoài những vấn đề nội tại, kinh tế Mỹ cũng đang hứng chịu tác động từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nhu cầu của Trung Quốc giảm, khiến xuất khẩu gặp khó khăn. Đây sẽ là một thách thức không dễ giải quyết đối với ông Obama khi kinh tế toàn cầu đang thiếu động cơ tăng trưởng.
Bên cạnh vấn đề kinh tế Mỹ, ông Obama còn phải đương đầu với nhiều thách thức đối nội, khi đảng Cộng hòa tiếp tục giành thế đa số tại hạ viện. 4 năm qua, nhiều đề xuất chính sách đối nội của Nhà Trắng đã bị hạ viện dưới sự kiểm soát của phe Cộng hòa ngăn chặn.
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Obama đã không thể thu hẹp những bất đồng giữa hai đảng và điều này cũng sẽ không hề dễ dàng trong thời gian tới. Ông Obama cũng sẽ phải chuẩn bị tinh thần thay thế nhân sự cho chiếc ghế bộ trưởng các bộ Ngoại giao, Tài chính cùng hàng loạt vị trí mới trong hệ thống tòa án.
Liên quan tới vấn đề đối ngoại, nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama cũng không hề dễ dàng. Ông sẽ phải tháo ngòi nổ chương trình hạt nhân của Iran, dung hòa lợi ích giữa Mỹ và thế giới Arab, hạ nhiệt khủng hoảng ở Syria trong đó đặc biệt chú ý tới kho vũ khí hóa học mà chính quyền Syria đang sở hữu...
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga cùng các quốc gia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng nhiều khả năng sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại sắp tới của ông Obama.
Dẫu phía trước còn nhiều khó khăn như vậy, nhưng cử tri Mỹ có thể an tâm phần nào khi trong bài diễn văn đầu tiên sau chiến thắng, Tổng thống tái đắc cử nói ông trở lại Nhà Trắng lần này với sự "quyết đoán hơn và nhiệt huyết hơn bao giờ hết, về công việc phải làm ở đó và về tương lai phía trước".
Ông cũng nhấn mạnh rằng, bất kỳ ai còn nghi ngờ nước Mỹ là nơi biến mọi thứ thành có thể, nghi ngờ giấc mơ Mỹ vẫn còn sống trong thời đại này thì “đêm nay là câu trả lời cho các bạn”.