Nhiều người biểu tình Hồng Kông đã thấm mệt
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông quyết không từ chức, nhưng đề xuất đàm phán với sinh viên biểu tình
Sinh viên biểu tình Hồng Kông đã nhất trí đàm phán với quan chức quyền lực thứ nhì của Hồng Kông, đảo ngược nguy cơ đối đầu bạo lực vào đêm qua khi đám đông bao vây văn phòng của Trưởng đặc khu hành chính Leung Chun-ying. Nhiều người biểu tình đã cảm thấy mệt mỏi.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Leung từ chối yêu cầu từ chức mà người biểu tình đưa ra, nhưng nói sẽ cử đại diện đàm phán với người biểu tình nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông.
Tuyên bố trên của ông Leung là câu trả lời cho một bức thư ngỏ trước đó từ sinh viên biểu tình. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài phút trước thời điểm hạn chót nửa đêm mà người biểu tình đưa ra yêu cầu ông từ chức. Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên về sự hòa giải của chính quyền Hồng Kông kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
“Tôi hy vọng sinh viên sẽ tiếp tục giữ bình tĩnh. Chúng tôi không muốn gây bất kỳ xung đột nào giữa sinh viên biểu tình và cảnh sát”, ông Leung nói.
Trước đó, người biểu tình đã đe dọa sẽ bao vây thêm các tòa nhà công quyền nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Lối vào văn phòng của Trưởng đặc khu Leung Chun-ying cũng đã bị người biểu tình phong tỏa trong cả ngày hôm qua. Căng thẳng gia tăng vào đầu ngày khi cảnh sát đưa các thiết bị chống bạo động, bao gồm đạn cao su, tới tòa nhà chính quyền nơi có văn phòng của ông Leung. Cảnh sát cũng đã cảnh báo người biểu tình rằng họ “sẽ không bỏ qua cho việc tụ tập bất hợp pháp xung quanh các tòa nhà công quyền”.
Sau khi tuyên bố của ông Leung được đưa ra, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông thúc giục chính quyền vạch ra thời điểm cụ thể cho cuộc gặp giữa hai bên. Tổ chức sinh viên này cũng kêu gọi người biểu tình Hồng Kông tiếp tục chiếm giữ các vị trí. “Liệu biểu tình có leo thang hay không tùy thuộc vào đối thoại”, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông nói.
Trước đó, tổ chức này đã đăng một bức thư mở trên trang Facebook riêng, nói sẵn sàng đàm phán với bà Carrie Lam, Chánh thư ký của đặc khu hành chính Hồng Kông, quan chức quyền lực thứ hai của vùng lãnh thổ, trong một diễn đàn mở trong đó cải cách chính trị là chủ đề đàm phán duy nhất. Đưa ra yêu cầu này, các sinh viên không nhắc đến yêu cầu trước đó về việc ông Leung phải từ chức ngay lập tức.
Hiện chưa rõ liệu cuộc gặp giữa người biểu tình với chính quyền Hồng Kông có được tổ chức trong ngày hôm nay hay không.
Vấn đề then chốt trong cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Hồng Kông là việc Bắc Kinh quyết định sàng lọc ứng cử viên cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông vào năm 2017. Nhiều người dân Hồng Kông đòi hủy quyết định này để có một cuộc bầu cử mở và tự do. Hiện nay, trưởng đặc khu hành chính của vùng lãnh thổ này không được bầu qua bỏ phiếu toàn dân mà được chọn bởi một ủy ban 1.200 người chủ yếu là những người thân Bắc Kinh.
Tuyên bố của Trưởng đặc khu Leung đưa ra đêm qua truyền đến người biểu tình trên đường phố thông qua tai nghe trên điện thoại di động. Tuyên bố này không thỏa mãn được một số người biểu tình. “Đám đông sẽ không giải tán trừ phi ông ấy đưa ra một câu trả lời rõ ràng cho họ, thay vì chỉ một câu trả lời kiểu câu giờ như thế này”, Lawrence Chak, 26 tuổi, một người biểu tình nói.
Đến nay, Chánh thư ký Lam đã nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Hôm qua, bà gặp 4 nhà làm luật ủng hộ dân chủ, cùng với 4 nhà làm luật khác thân Bắc Kinh để đàm phán giải pháp. Thông tin này được ông Alan Leong, một trong 4 nhà làm luật ủng hộ dân chủ gặp gỡ với bà Lam tiết lộ.
Các chính trị gia thân Bắc Kinh đã lên tiếng bảo vệ Trưởng đặc khu Leung. Ông Jasper Tsang, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nói: “Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép chính quyền Hồng Kông sụp đổ chỉ vì áp lực của người dân”.
Trong khi đó, bà Regina Ip, thành viên Hội đồng Điều hành Hồng Kông, cơ quan tư vấn cho ông Leung, nói, bà muốn gặp gỡ với các thủ lĩnh biểu tình. Nhưng bà Ip cũng nói rằng, ông Leung sẽ không từ chức bởi việc đó “sẽ đặt ra một tiền lệ xấu”.
Từ Chủ Nhật tuần trước tới nay, nhà chức trách Hồng Kông tránh đối đầu trực tiếp với người biểu tình và dường như đang chờ người biểu tình kiệt sức và tự giải tán. Tuy nhiên, việc cảnh sát ra cảnh báo và di chuyển các thiết bị chống bạo động cho thấy, có vẻ như tình hình đã chạm tới giới hạn chấp nhận của chính quyền.
Khoảng một nửa hệ thống xe bus của Hồng Kông đang bị ảnh hưởng bởi việc người biểu tình phong tỏa các con đường. Trường học tại nhiều khu vực của Hồng Kông hôm nay vẫn đóng cửa.
Trong một bài phát biểu đêm qua, các thủ lĩnh sinh viên biểu tình, bao gồm Joshua Wong, 17 tuổi, trưởng nhóm Scholarism, nói với đám đông rằng, phong trào muốn nhận được sự ủng hộ của công chúng. Các thủ lĩnh này cũng khuyến người dân không nên chiếm các con đường chính bên ngoài văn phòng của Trưởng đặc khu.
Trong số người biểu tình, đã xuất hiện những dấu hiệu của sự mệt mỏi.
“Tôi không biết chúng tôi còn tiếp tục được bao lâu. Tôi sẽ ở đây, nhưng tôi cần có thêm người biểu tình, cả ngày và đêm. Đây sẽ là một chiến dịch dài. Chúng tôi cần có cái nhìn dài hơi”, sinh viên biểu tình Alan Leung, 17 tuổi, nói.
Christy Kwong, một sinh viên 22 tuổi nói, không biết liệu biểu tình sẽ còn tiếp diễn bao lâu. “Mọi người đều đã mệt và họ phải quay lại trường học hoặc đi làm. Chúng tôi không thể ở đây mãi được”, Kwong nói vào tối qua.
Trong khi đó, vẫn còn những người khác tỏ ra quyết tâm biểu tình dài hơi. “Đây là ngôi nhà thứ hai của tôi. Sau khi làm việc, tôi sẽ ăn và ngủ luôn ở đây. Tôi có thể ở đây trong thời gian dài”, Karen Leung, một nhân viên văn phòng 18 tuổi, tuyên bố.
Hồng Kông đang chịu sức ép lớn từ Bắc Kinh trong việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm qua đăng một bài xã luận trên trang nhất cảnh báo rằng, biểu tình ở Hồng Kông có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát và gây thiệt hại cho nền kinh tế và sự thịnh vượng dài hạn của vùng lãnh thổ.
“Bản thân những hành động này đã là vi phạm dân chủ và luật pháp”, bài báo này viết. Truyền thông Trung Quốc liên tục gọi biểu tình ở Hồng Kông là bất hợp pháp và vượt ra khỏi truyền thống tôn trọng luật pháp bấy lâu của thành phố.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Leung từ chối yêu cầu từ chức mà người biểu tình đưa ra, nhưng nói sẽ cử đại diện đàm phán với người biểu tình nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông.
Tuyên bố trên của ông Leung là câu trả lời cho một bức thư ngỏ trước đó từ sinh viên biểu tình. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài phút trước thời điểm hạn chót nửa đêm mà người biểu tình đưa ra yêu cầu ông từ chức. Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên về sự hòa giải của chính quyền Hồng Kông kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
“Tôi hy vọng sinh viên sẽ tiếp tục giữ bình tĩnh. Chúng tôi không muốn gây bất kỳ xung đột nào giữa sinh viên biểu tình và cảnh sát”, ông Leung nói.
Trước đó, người biểu tình đã đe dọa sẽ bao vây thêm các tòa nhà công quyền nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Lối vào văn phòng của Trưởng đặc khu Leung Chun-ying cũng đã bị người biểu tình phong tỏa trong cả ngày hôm qua. Căng thẳng gia tăng vào đầu ngày khi cảnh sát đưa các thiết bị chống bạo động, bao gồm đạn cao su, tới tòa nhà chính quyền nơi có văn phòng của ông Leung. Cảnh sát cũng đã cảnh báo người biểu tình rằng họ “sẽ không bỏ qua cho việc tụ tập bất hợp pháp xung quanh các tòa nhà công quyền”.
Sau khi tuyên bố của ông Leung được đưa ra, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông thúc giục chính quyền vạch ra thời điểm cụ thể cho cuộc gặp giữa hai bên. Tổ chức sinh viên này cũng kêu gọi người biểu tình Hồng Kông tiếp tục chiếm giữ các vị trí. “Liệu biểu tình có leo thang hay không tùy thuộc vào đối thoại”, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông nói.
Trước đó, tổ chức này đã đăng một bức thư mở trên trang Facebook riêng, nói sẵn sàng đàm phán với bà Carrie Lam, Chánh thư ký của đặc khu hành chính Hồng Kông, quan chức quyền lực thứ hai của vùng lãnh thổ, trong một diễn đàn mở trong đó cải cách chính trị là chủ đề đàm phán duy nhất. Đưa ra yêu cầu này, các sinh viên không nhắc đến yêu cầu trước đó về việc ông Leung phải từ chức ngay lập tức.
Hiện chưa rõ liệu cuộc gặp giữa người biểu tình với chính quyền Hồng Kông có được tổ chức trong ngày hôm nay hay không.
Vấn đề then chốt trong cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Hồng Kông là việc Bắc Kinh quyết định sàng lọc ứng cử viên cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông vào năm 2017. Nhiều người dân Hồng Kông đòi hủy quyết định này để có một cuộc bầu cử mở và tự do. Hiện nay, trưởng đặc khu hành chính của vùng lãnh thổ này không được bầu qua bỏ phiếu toàn dân mà được chọn bởi một ủy ban 1.200 người chủ yếu là những người thân Bắc Kinh.
Tuyên bố của Trưởng đặc khu Leung đưa ra đêm qua truyền đến người biểu tình trên đường phố thông qua tai nghe trên điện thoại di động. Tuyên bố này không thỏa mãn được một số người biểu tình. “Đám đông sẽ không giải tán trừ phi ông ấy đưa ra một câu trả lời rõ ràng cho họ, thay vì chỉ một câu trả lời kiểu câu giờ như thế này”, Lawrence Chak, 26 tuổi, một người biểu tình nói.
Đến nay, Chánh thư ký Lam đã nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Hôm qua, bà gặp 4 nhà làm luật ủng hộ dân chủ, cùng với 4 nhà làm luật khác thân Bắc Kinh để đàm phán giải pháp. Thông tin này được ông Alan Leong, một trong 4 nhà làm luật ủng hộ dân chủ gặp gỡ với bà Lam tiết lộ.
Các chính trị gia thân Bắc Kinh đã lên tiếng bảo vệ Trưởng đặc khu Leung. Ông Jasper Tsang, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nói: “Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép chính quyền Hồng Kông sụp đổ chỉ vì áp lực của người dân”.
Trong khi đó, bà Regina Ip, thành viên Hội đồng Điều hành Hồng Kông, cơ quan tư vấn cho ông Leung, nói, bà muốn gặp gỡ với các thủ lĩnh biểu tình. Nhưng bà Ip cũng nói rằng, ông Leung sẽ không từ chức bởi việc đó “sẽ đặt ra một tiền lệ xấu”.
Từ Chủ Nhật tuần trước tới nay, nhà chức trách Hồng Kông tránh đối đầu trực tiếp với người biểu tình và dường như đang chờ người biểu tình kiệt sức và tự giải tán. Tuy nhiên, việc cảnh sát ra cảnh báo và di chuyển các thiết bị chống bạo động cho thấy, có vẻ như tình hình đã chạm tới giới hạn chấp nhận của chính quyền.
Khoảng một nửa hệ thống xe bus của Hồng Kông đang bị ảnh hưởng bởi việc người biểu tình phong tỏa các con đường. Trường học tại nhiều khu vực của Hồng Kông hôm nay vẫn đóng cửa.
Trong một bài phát biểu đêm qua, các thủ lĩnh sinh viên biểu tình, bao gồm Joshua Wong, 17 tuổi, trưởng nhóm Scholarism, nói với đám đông rằng, phong trào muốn nhận được sự ủng hộ của công chúng. Các thủ lĩnh này cũng khuyến người dân không nên chiếm các con đường chính bên ngoài văn phòng của Trưởng đặc khu.
Trong số người biểu tình, đã xuất hiện những dấu hiệu của sự mệt mỏi.
“Tôi không biết chúng tôi còn tiếp tục được bao lâu. Tôi sẽ ở đây, nhưng tôi cần có thêm người biểu tình, cả ngày và đêm. Đây sẽ là một chiến dịch dài. Chúng tôi cần có cái nhìn dài hơi”, sinh viên biểu tình Alan Leung, 17 tuổi, nói.
Christy Kwong, một sinh viên 22 tuổi nói, không biết liệu biểu tình sẽ còn tiếp diễn bao lâu. “Mọi người đều đã mệt và họ phải quay lại trường học hoặc đi làm. Chúng tôi không thể ở đây mãi được”, Kwong nói vào tối qua.
Trong khi đó, vẫn còn những người khác tỏ ra quyết tâm biểu tình dài hơi. “Đây là ngôi nhà thứ hai của tôi. Sau khi làm việc, tôi sẽ ăn và ngủ luôn ở đây. Tôi có thể ở đây trong thời gian dài”, Karen Leung, một nhân viên văn phòng 18 tuổi, tuyên bố.
Hồng Kông đang chịu sức ép lớn từ Bắc Kinh trong việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm qua đăng một bài xã luận trên trang nhất cảnh báo rằng, biểu tình ở Hồng Kông có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát và gây thiệt hại cho nền kinh tế và sự thịnh vượng dài hạn của vùng lãnh thổ.
“Bản thân những hành động này đã là vi phạm dân chủ và luật pháp”, bài báo này viết. Truyền thông Trung Quốc liên tục gọi biểu tình ở Hồng Kông là bất hợp pháp và vượt ra khỏi truyền thống tôn trọng luật pháp bấy lâu của thành phố.