Nhiều nước có thể hạ lãi suất vì biến động của Nhân dân tệ
“Việc đồng Nhân dân tệ mất giá rõ ràng đang tạo ra những cú sốc tài chính lớn”
Biến động mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu những ngày qua do đồng Nhân dân tệ mất giá đang dẫn tới những dự báo cho rằng, ngân hàng trung ương nhiều nước từ Singapore tới Australia sẽ buộc phải nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trong một cuộc trao đổi với hãng tin Bloomberg, ông Mirza Baig, trưởng bộ phận ngoại hối và lãi suất khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngân hàng BNP Paribas, nói Ngân hàng Trung ương Singapore có thể sẽ nới rộng biên độ tỷ giá đồng Đôla Singapore (SGD) nếu tỷ giá đồng tiền các nước đối tác và đối thủ thương mại chính của nước này còn biến động mạnh.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương của Australia, Đài Loan và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ phản ứng bằng cách cắt giảm lãi suất - theo chiến lược gia Mansoor Mohi-uddin của Royal Bank of Scotland.
Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tuần trước giảm mạnh tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ dẫn tới những lo ngại rằng sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là mạnh hơn dự báo. Giới đầu tư toàn cầu đã bán tháo tài sản sau động thái của PBoC.
Cách đây một năm, thị trường ngoại hối toàn cầu chao đảo khi Thụy Sỹ bất ngờ từ bỏ trần tỷ giá của đồng Franc Thụy Sỹ so với Euro. Khi đó, nhiều nước từ Canada tới Singapore đã phản ứng bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.
“Việc đồng Nhân dân tệ mất giá rõ ràng đang tạo ra những cú sốc tài chính lớn”, ông Baig nói.
Trung Quốc đang đẩy mạnh việc bảo vệ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thông qua mua vào đồng tiền này tại thị trường Hồng Kông vào ngày 11/1 - theo một số nguồn tin.
Phát biểu cùng ngày tại New York, một quan chức tài chính cấp cao của Trung Quốc tuyên bố việc đầu cơ giá xuống đối với đồng Nhân dân tệ sẽ thất bại. Vị quan chức này cũng nói những dự báo cho rằng đồng Nhân dân tệ còn mất giá mạnh là “nực cười”.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng cơ chế tỷ giá mới, theo đó thiết lập tỷ giá trung tâm hàng ngày của VND so với USD. “Họ buộc phải điều chỉnh chính sách tỷ giá để phù hợp với biến động hàng ngày trên thị trường”, ông Baig nhận định về động thái của Ngân hàng Nhà nước.
Những gì đang diễn ra với tỷ giá đồng Nhân dân tệ có thể khiến nhiều người nhớ lại câu chuyện của đồng USD hồi đầu thập niên 1970.
Vào năm 1971, nhiều quốc gia đã phàn nàn về việc Mỹ phá giá đồng USD và từ bỏ chế độ bản vị vàng. Đáp lại những lời phàn này này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khi đó là John Connally nói: “Đó là đồng tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của các vị”.
“Từ cách nhìn của Trung Quốc hiện nay, đồng Nhân dân tệ là đồng tiền của họ, nhưng là vấn đề của nước khác. Đó là thực tế mà các quốc gia khác trong khu vực phải đối mặt”, ông Baig phát biểu.
Trong một cuộc trao đổi với hãng tin Bloomberg, ông Mirza Baig, trưởng bộ phận ngoại hối và lãi suất khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngân hàng BNP Paribas, nói Ngân hàng Trung ương Singapore có thể sẽ nới rộng biên độ tỷ giá đồng Đôla Singapore (SGD) nếu tỷ giá đồng tiền các nước đối tác và đối thủ thương mại chính của nước này còn biến động mạnh.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương của Australia, Đài Loan và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ phản ứng bằng cách cắt giảm lãi suất - theo chiến lược gia Mansoor Mohi-uddin của Royal Bank of Scotland.
Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tuần trước giảm mạnh tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ dẫn tới những lo ngại rằng sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là mạnh hơn dự báo. Giới đầu tư toàn cầu đã bán tháo tài sản sau động thái của PBoC.
Cách đây một năm, thị trường ngoại hối toàn cầu chao đảo khi Thụy Sỹ bất ngờ từ bỏ trần tỷ giá của đồng Franc Thụy Sỹ so với Euro. Khi đó, nhiều nước từ Canada tới Singapore đã phản ứng bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.
“Việc đồng Nhân dân tệ mất giá rõ ràng đang tạo ra những cú sốc tài chính lớn”, ông Baig nói.
Trung Quốc đang đẩy mạnh việc bảo vệ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thông qua mua vào đồng tiền này tại thị trường Hồng Kông vào ngày 11/1 - theo một số nguồn tin.
Phát biểu cùng ngày tại New York, một quan chức tài chính cấp cao của Trung Quốc tuyên bố việc đầu cơ giá xuống đối với đồng Nhân dân tệ sẽ thất bại. Vị quan chức này cũng nói những dự báo cho rằng đồng Nhân dân tệ còn mất giá mạnh là “nực cười”.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng cơ chế tỷ giá mới, theo đó thiết lập tỷ giá trung tâm hàng ngày của VND so với USD. “Họ buộc phải điều chỉnh chính sách tỷ giá để phù hợp với biến động hàng ngày trên thị trường”, ông Baig nhận định về động thái của Ngân hàng Nhà nước.
Những gì đang diễn ra với tỷ giá đồng Nhân dân tệ có thể khiến nhiều người nhớ lại câu chuyện của đồng USD hồi đầu thập niên 1970.
Vào năm 1971, nhiều quốc gia đã phàn nàn về việc Mỹ phá giá đồng USD và từ bỏ chế độ bản vị vàng. Đáp lại những lời phàn này này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khi đó là John Connally nói: “Đó là đồng tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của các vị”.
“Từ cách nhìn của Trung Quốc hiện nay, đồng Nhân dân tệ là đồng tiền của họ, nhưng là vấn đề của nước khác. Đó là thực tế mà các quốc gia khác trong khu vực phải đối mặt”, ông Baig phát biểu.