Nhìn lại kinh tế cửa khẩu
Các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam nằm tại các vùng tiếp giáp với 3 nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia
Các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam nằm tại các vùng tiếp giáp với 3 nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Từ việc áp dụng các chính sách thí điểm trước đây, đặc biệt là Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg, các khu kinh tế cửa khẩu đã có những tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước.
Trong số đó, các khu kinh tế cửa khẩu nằm trên tuyến biên giới Việt - Trung đã có đóng góp lớn cho sự phát triển quan hệ thương mại du lịch qua các cửa khẩu biên giới. Dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tổng cộng 10 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó Quảng Ninh có 3 khu (Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn và Bắc Phong Sinh); Lạng Sơn có 2 khu (Tân Thanh, Chi Ma); Cao Bằng 1 khu, Hà Giang 1 khu (Thanh Thuỷ), Lào Cai 1 khu; Lai Châu 2 khu (Ma Lù Thàng, Tây Trang).
Các khu kinh tế cửa khẩu này chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ kinh tế thương mại của Trung Quốc và chính sách biên mậu trực tiếp của các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, hiện đang được sự ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc cho tỉnh Vân Nam. Trên các tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các thành phố tiếp tục xây dựng các khu kinh tế động lực theo hướng tự do mở như Đông Hưng, Bằng Tường, Thiên Bảo và Hà Khẩu…
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển nhanh ở tuyến biên giới Việt - Trung, lượng khách xuất, nhập cảnh chiếm 90% so với toàn tuyến. Các khu kinh tế cửa khẩu này phát triển theo hướng phát huy ưu thế của thương mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu cũng như của các tỉnh bên trong nội địa.
Thực tế đã chứng minh, kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch qua các khu kinh tế cửa khẩu giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng qua các năm bởi cả hai nước đều rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ thương mại song phương. Số liệu thống kê chỉ rõ, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2004 đã đạt 7, 2 tỷ USD. Năm 2005, ước đạt trên 8 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các tỉnh biên giới chiếm khoảng trên 2 tỷ USD. Đơn cử như tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, năm 2001 giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc là 106 triệu USD, năm 2002 đã tăng lên tới 280 triệu USD, năm 2005 khoảng 243 triệu USD.
Theo định hướng phát triển biên mậu của Bộ Thương mại, phấn đấu đến năm 2010 sẽ tiến tới lành mạnh hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động biên mậu Việt -Trung. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các trung tâm hàng hoá tại các tỉnh giáp biên giới để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước qua biên giới. Đồng thời, tạo ra cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
Còn trên tuyến biên giới Việt - Lào hiện có tổng cộng 5 khu kinh tế cửa khẩu tại các tỉnh Lai Châu (cửa khẩu Tây Trang); Sơn La, Hà Tĩnh (Cầu Treo); Kon Tum (Bờ Y Ngọc Hồi), Quảng Bình (Cha Lo). Việc thành lập các khu kinh tế cửa khẩu thuộc tuyến biên giới này đều xuất phát từ mối quan hệ láng giềng đặc biệt. Tuy nhiên, đối với cả phía Lào và Việt Nam, phần lớn các khu kinh tế cửa khẩu này mới được triển khai có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nghèo nàn, khả năng phát huy ưu thế về thương mại, dịch vụ hiện còn thấp, nằm ở vùng xa, địa bàn khó khăn nhưng bước đầu đã có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh, góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia cũng có tổng cộng 5 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tỉnh Gia Lai có khu Đường 19, Tây Ninh có cửa khẩu Mộc Bài, Đồng Tháp có 1 khu, An Giang có 1 khu và Kiên Giang có khu Hà Tiên. Các khu kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới phía Tây Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Campuchia. Nhìn chung, tình hình kinh tế của các tỉnh phía Campuchia tiếp giáp với các khu kinh tế cửa khẩu này mới được hồi phục do sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư thấp. Tuy vậy, các khu kinh tế cửa khẩu này đã nhanh chóng phát huy tác dụng đối với sự phát triển thương mại và du lịch như Tân Châu - An Giang, Hà Tiên- Kiên Giang...
Trong các khu kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia có Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên là những khu kinh tế cửa khẩu đã được thực hiện các chính sách thí điểm trước tiên. Các khu kinh tế cửa khẩu này cũng có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khá. Số lượng khách hàng xuất, nhập cảnh chiếm trên 10% so với toàn tuyến. Tuy nhiên, cần có chính sách ưu tiên để hỗ trợ phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh, nhất là những tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu mà nguồn đầu tư từ ngân sách còn thấp.
Với sự hỗ trợ đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, một số khu kinh tế cửa khẩu đã trở thành các điểm sáng trên tuyến biên giới, hình thành một số đô thị biên giới như Móng Cái, Lào Cai, Mộc Bài, Hà Tiên... ngày càng có tác dụng lan toả và làm tăng vị thế của các tỉnh. Những đô thị này đã tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, cải thiện hình ảnh của Việt Nam và nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư khu vực biên giới.
Hạn chế lớn nhất của các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay là do vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam-Lào, Việt Nam - Campuchia ở xa các trung tâm kinh tế và có nguồn thu thuế xuất nhập khẩu đạt thấp. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn kém đòi hỏi nhu cầu đầu tư rất lớn. Rất mong vấn đề này sẽ được các cấp, ngành hữu quan lưu tâm trong thời gian tới…
Từ việc áp dụng các chính sách thí điểm trước đây, đặc biệt là Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg, các khu kinh tế cửa khẩu đã có những tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước.
Trong số đó, các khu kinh tế cửa khẩu nằm trên tuyến biên giới Việt - Trung đã có đóng góp lớn cho sự phát triển quan hệ thương mại du lịch qua các cửa khẩu biên giới. Dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tổng cộng 10 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó Quảng Ninh có 3 khu (Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn và Bắc Phong Sinh); Lạng Sơn có 2 khu (Tân Thanh, Chi Ma); Cao Bằng 1 khu, Hà Giang 1 khu (Thanh Thuỷ), Lào Cai 1 khu; Lai Châu 2 khu (Ma Lù Thàng, Tây Trang).
Các khu kinh tế cửa khẩu này chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ kinh tế thương mại của Trung Quốc và chính sách biên mậu trực tiếp của các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, hiện đang được sự ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc cho tỉnh Vân Nam. Trên các tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các thành phố tiếp tục xây dựng các khu kinh tế động lực theo hướng tự do mở như Đông Hưng, Bằng Tường, Thiên Bảo và Hà Khẩu…
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển nhanh ở tuyến biên giới Việt - Trung, lượng khách xuất, nhập cảnh chiếm 90% so với toàn tuyến. Các khu kinh tế cửa khẩu này phát triển theo hướng phát huy ưu thế của thương mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu cũng như của các tỉnh bên trong nội địa.
Thực tế đã chứng minh, kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch qua các khu kinh tế cửa khẩu giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng qua các năm bởi cả hai nước đều rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ thương mại song phương. Số liệu thống kê chỉ rõ, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2004 đã đạt 7, 2 tỷ USD. Năm 2005, ước đạt trên 8 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các tỉnh biên giới chiếm khoảng trên 2 tỷ USD. Đơn cử như tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, năm 2001 giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc là 106 triệu USD, năm 2002 đã tăng lên tới 280 triệu USD, năm 2005 khoảng 243 triệu USD.
Theo định hướng phát triển biên mậu của Bộ Thương mại, phấn đấu đến năm 2010 sẽ tiến tới lành mạnh hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động biên mậu Việt -Trung. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các trung tâm hàng hoá tại các tỉnh giáp biên giới để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước qua biên giới. Đồng thời, tạo ra cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
Còn trên tuyến biên giới Việt - Lào hiện có tổng cộng 5 khu kinh tế cửa khẩu tại các tỉnh Lai Châu (cửa khẩu Tây Trang); Sơn La, Hà Tĩnh (Cầu Treo); Kon Tum (Bờ Y Ngọc Hồi), Quảng Bình (Cha Lo). Việc thành lập các khu kinh tế cửa khẩu thuộc tuyến biên giới này đều xuất phát từ mối quan hệ láng giềng đặc biệt. Tuy nhiên, đối với cả phía Lào và Việt Nam, phần lớn các khu kinh tế cửa khẩu này mới được triển khai có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nghèo nàn, khả năng phát huy ưu thế về thương mại, dịch vụ hiện còn thấp, nằm ở vùng xa, địa bàn khó khăn nhưng bước đầu đã có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh, góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia cũng có tổng cộng 5 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tỉnh Gia Lai có khu Đường 19, Tây Ninh có cửa khẩu Mộc Bài, Đồng Tháp có 1 khu, An Giang có 1 khu và Kiên Giang có khu Hà Tiên. Các khu kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới phía Tây Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Campuchia. Nhìn chung, tình hình kinh tế của các tỉnh phía Campuchia tiếp giáp với các khu kinh tế cửa khẩu này mới được hồi phục do sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư thấp. Tuy vậy, các khu kinh tế cửa khẩu này đã nhanh chóng phát huy tác dụng đối với sự phát triển thương mại và du lịch như Tân Châu - An Giang, Hà Tiên- Kiên Giang...
Trong các khu kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia có Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên là những khu kinh tế cửa khẩu đã được thực hiện các chính sách thí điểm trước tiên. Các khu kinh tế cửa khẩu này cũng có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khá. Số lượng khách hàng xuất, nhập cảnh chiếm trên 10% so với toàn tuyến. Tuy nhiên, cần có chính sách ưu tiên để hỗ trợ phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh, nhất là những tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu mà nguồn đầu tư từ ngân sách còn thấp.
Với sự hỗ trợ đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, một số khu kinh tế cửa khẩu đã trở thành các điểm sáng trên tuyến biên giới, hình thành một số đô thị biên giới như Móng Cái, Lào Cai, Mộc Bài, Hà Tiên... ngày càng có tác dụng lan toả và làm tăng vị thế của các tỉnh. Những đô thị này đã tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, cải thiện hình ảnh của Việt Nam và nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư khu vực biên giới.
Hạn chế lớn nhất của các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay là do vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam-Lào, Việt Nam - Campuchia ở xa các trung tâm kinh tế và có nguồn thu thuế xuất nhập khẩu đạt thấp. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn kém đòi hỏi nhu cầu đầu tư rất lớn. Rất mong vấn đề này sẽ được các cấp, ngành hữu quan lưu tâm trong thời gian tới…