“Nhịp cầu” nối những luồng vốn từ ASEAN
Chuyến thăm 5 nước ASEAN của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong khu vực
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến 5 nước ASEAN đã kết thúc tốt đẹp, hứa hẹn bắc những “nhịp cầu” nối những luồng vốn từ ASEAN vào Việt Nam.
Chuyến thăm đến Indonesia, Philippines, Singapore, Myanmar, Brunei từ ngày 8 đến 17/8 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn đến từ khu vực ASEAN.
Nhiều dự án hợp tác Việt Nam-Singapore được ký kết
Đi tiên phong thăm dò thị trường Việt Nam, nhóm dự án của các doanh nhân Singapore đã liên tục dẫn đầu trong 17-18 năm qua. Singapore đã trở thành đối tác kinh tế uy tín và lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Chính phủ hai nước đã ủng hộ sáng kiến kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore.
Thể hiện mạnh mẽ quyết tâm này, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã ký hai thỏa thuận quan trọng liên quan tới các dự án lớn, được coi là một phần trong những nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế song phương.
Hai dự án lớn này là dự án phát triển Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore rộng 700 ha tại tỉnh Bắc Ninh và 1.200 ha gần Hải Phòng. Một loạt hợp đồng kinh doanh và đầu tư trị giá tới 11 tỷ USD được ký kết, trong đó có dự án xây dựng tổ hợp dầu khí ở tỉnh Phú Yên với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD và dự án xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore trị giá 180 triệu USD ở Bắc Ninh.
Tập đoàn Hàng hải Việt Nam vay Ngân hàng Credit Suisse 700 triệu USD, hợp tác giữa Tổng công ty du lịch Sài Gòn và Công ty Golden Travel trị giá 100 triệu USD. Bộ Tài chính nước ta cũng trao giấy phép hoạt động cho Công ty bảo hiểm Great Eastern của Singapore.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long coi việc hỗ trợ kỹ thuật, các dịch vụ tài chính, thị trường chứng khoán, ngành hàng không và du lịch là những ưu tiên trong thỏa thuận song phương, đồng thời cho rằng phát triển các khu công nghiệp là những ưu tiên trong nỗ lực hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Không chỉ có sự đồng thuận ở cấp lãnh đạo, trong mắt các nhà đầu tư Singapore, Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai tại châu Á, đặc biệt hấp dẫn với các tiềm năng phát triển trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, hậu cần, thị trường bán lẻ...
Tiếp một số tập đoàn kinh tế lớn của Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhận được những cam kết mạnh mẽ đầu tư vào Việt Nam từ những doanh nghiệp này.
Tỉ phú Ong Beng Seng, người sáng lập Tập đoàn Hotel Properties Ltd. (HPL) đã bày tỏ mong muốn được xây dựng ở Tp.HCM và Hà Nội những khách sạn 5 sao như Four Seasons ở Singapore và phát triển những khu du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, Côn Đảo và Nha Trang.
Liên hiệp Thương mại Quốc gia Singapore (NTUC) - một tổ hợp siêu thị bán lẻ, bảo hiểm, tin rằng nhu cầu tiêu dùng tăng và dân số trẻ là những lí do chính để NTUC muốn gia tăng sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Giám đốc điều hành Tan Kian Chew cho biết NTUC đang lên kế hoạch thâm nhập sâu hơn vào hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, cũng như làm kênh liên thông cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt ở Singapore.
Ông Ho-Kee Lim, Chủ tịch Singapore Post, cũng đề đạt với Thủ tướng nguyện vọng được tham gia hỗ trợ ngành bưu chính Việt Nam cải tiến quy trình lọc phát thư và hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển mô hình phân phối các dịch vụ tài chính và cho vay tài chính không thế chấp.
Một ngành kinh tế khác cũng được doanh nghiệp Singapore đánh giá đầy hứa hẹn là dịch vụ cá cược và xổ số hợp pháp.
"Việt Nam có thị trường hơn 80 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao", ông John Teo, Giám đốc tài chính của Singapore Pools nhấn mạnh. Vị giám đốc này khẳng định rằng sự hiện diện của Tập đoàn Pools sẽ làm cho hoạt động cờ bạc trở nên minh bạch và được quản lý. Lợi nhuận thu được sẽ được bù đắp vào các công trình phúc lợi xã hội.
Triển vọng khả quan từ các nước còn lại
Không nằm trong nhóm 3 quốc gia thuộc ASEAN dẫn đầu Singapore, Malaysia và Thái Lan nhưng các nhà đầu tư khác vẫn tỏ rõ tiềm năng. Ngay trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ, doanh nghiệp Indonesia và Philippines đã ký hàng loạt các văn bản thoả thuận hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp nước ta.
Trong đó phải kể đến Chương trình hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Việt Nam và Philippines; Bản ghi nhớ về hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Indonesia; Thoả thuận hợp tác chống tham nhũng giữa Thanh tra Chính phủ nước ta với Uỷ ban chống tham nhũng Indonesia; các thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam với Phòng thương mại và công nghiệp Philippines và Indonesia; Hợp đồng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí giữa ba bên Việt Nam, Indonesia và Malaysia cùng nhiều hợp đồng, thoả thuận hợp tác đầu tư khác giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra hai bên cũng đã thảo luận vấn đề hợp tác bảo toàn an ninh năng lượng, quảng bá các sản phẩm tiêu dùng của Philippines tại Việt Nam như các loại mỹ phẩm, đồ đạc trong nhà, trang trí nội thất...
Những năm gần đây, quan hệ giao lưu kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Myanmar đã có nét khởi sắc nhưng quan hệ hợp tác đầu tư vẫn chưa phát triển. Đến nay mới có 1 dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực dược phẩm của Myanmar.
Đây là khoảng trống đang cần sự nỗ lực của cả hai phía. Phát biểu trước doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam–Myanmar được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng khẳng định, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và tình hình chính trị ổn định, dân số đông, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư của đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo, trong cuộc hội đàm với quyền Thủ tướng Thein Sein ngày 14/8, Chính phủ hai nước đã nhất trí nhiều biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ sản; sản xuất, chế biến xuất khẩu; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa phát triển du lịch, dịch vụ. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước hợp tác cùng phát triển. Được biết trong thời gian tới một đoàn doanh nghiệp Myanmar sẽ sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Brunei còn khiêm tốn, mới đạt khoảng 5 triệu USD năm vừa qua, song sẽ tiếp tục tăng lên nhờ hai bên đã mở đường bay trực tiếp giữa thủ đô Bandar Seri Begawan và Tp.HCM. Theo nhận định của các chuyên gia với tiềm lực tài chính hùng mạnh của Brunei, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước sẽ rất lớn.
Một số doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang tìm hướng đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi để tiêu thụ tại Brunei và xuất khẩu. Lĩnh vực dầu khí cũng được cộng đồng doanh nghiệp hai nước đánh giá có nhiều tiềm năng hợp tác. Với việc hai nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần này hứa hẹn hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới.
Chuyến thăm 5 nước ASEAN của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết thúc nhưng đang mở ra những cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp trong khối. Với những quyết tâm của các cấp lãnh đạo nhằm đưa quan hệ hợp tác trong nội khối lên bước phát triển về chất sẽ là tiền đề để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Chuyến thăm đến Indonesia, Philippines, Singapore, Myanmar, Brunei từ ngày 8 đến 17/8 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn đến từ khu vực ASEAN.
Nhiều dự án hợp tác Việt Nam-Singapore được ký kết
Đi tiên phong thăm dò thị trường Việt Nam, nhóm dự án của các doanh nhân Singapore đã liên tục dẫn đầu trong 17-18 năm qua. Singapore đã trở thành đối tác kinh tế uy tín và lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Chính phủ hai nước đã ủng hộ sáng kiến kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore.
Thể hiện mạnh mẽ quyết tâm này, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã ký hai thỏa thuận quan trọng liên quan tới các dự án lớn, được coi là một phần trong những nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế song phương.
Hai dự án lớn này là dự án phát triển Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore rộng 700 ha tại tỉnh Bắc Ninh và 1.200 ha gần Hải Phòng. Một loạt hợp đồng kinh doanh và đầu tư trị giá tới 11 tỷ USD được ký kết, trong đó có dự án xây dựng tổ hợp dầu khí ở tỉnh Phú Yên với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD và dự án xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore trị giá 180 triệu USD ở Bắc Ninh.
Tập đoàn Hàng hải Việt Nam vay Ngân hàng Credit Suisse 700 triệu USD, hợp tác giữa Tổng công ty du lịch Sài Gòn và Công ty Golden Travel trị giá 100 triệu USD. Bộ Tài chính nước ta cũng trao giấy phép hoạt động cho Công ty bảo hiểm Great Eastern của Singapore.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long coi việc hỗ trợ kỹ thuật, các dịch vụ tài chính, thị trường chứng khoán, ngành hàng không và du lịch là những ưu tiên trong thỏa thuận song phương, đồng thời cho rằng phát triển các khu công nghiệp là những ưu tiên trong nỗ lực hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Không chỉ có sự đồng thuận ở cấp lãnh đạo, trong mắt các nhà đầu tư Singapore, Việt Nam - nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai tại châu Á, đặc biệt hấp dẫn với các tiềm năng phát triển trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, hậu cần, thị trường bán lẻ...
Tiếp một số tập đoàn kinh tế lớn của Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhận được những cam kết mạnh mẽ đầu tư vào Việt Nam từ những doanh nghiệp này.
Tỉ phú Ong Beng Seng, người sáng lập Tập đoàn Hotel Properties Ltd. (HPL) đã bày tỏ mong muốn được xây dựng ở Tp.HCM và Hà Nội những khách sạn 5 sao như Four Seasons ở Singapore và phát triển những khu du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, Côn Đảo và Nha Trang.
Liên hiệp Thương mại Quốc gia Singapore (NTUC) - một tổ hợp siêu thị bán lẻ, bảo hiểm, tin rằng nhu cầu tiêu dùng tăng và dân số trẻ là những lí do chính để NTUC muốn gia tăng sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Giám đốc điều hành Tan Kian Chew cho biết NTUC đang lên kế hoạch thâm nhập sâu hơn vào hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, cũng như làm kênh liên thông cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt ở Singapore.
Ông Ho-Kee Lim, Chủ tịch Singapore Post, cũng đề đạt với Thủ tướng nguyện vọng được tham gia hỗ trợ ngành bưu chính Việt Nam cải tiến quy trình lọc phát thư và hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển mô hình phân phối các dịch vụ tài chính và cho vay tài chính không thế chấp.
Một ngành kinh tế khác cũng được doanh nghiệp Singapore đánh giá đầy hứa hẹn là dịch vụ cá cược và xổ số hợp pháp.
"Việt Nam có thị trường hơn 80 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao", ông John Teo, Giám đốc tài chính của Singapore Pools nhấn mạnh. Vị giám đốc này khẳng định rằng sự hiện diện của Tập đoàn Pools sẽ làm cho hoạt động cờ bạc trở nên minh bạch và được quản lý. Lợi nhuận thu được sẽ được bù đắp vào các công trình phúc lợi xã hội.
Triển vọng khả quan từ các nước còn lại
Không nằm trong nhóm 3 quốc gia thuộc ASEAN dẫn đầu Singapore, Malaysia và Thái Lan nhưng các nhà đầu tư khác vẫn tỏ rõ tiềm năng. Ngay trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ, doanh nghiệp Indonesia và Philippines đã ký hàng loạt các văn bản thoả thuận hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp nước ta.
Trong đó phải kể đến Chương trình hành động giai đoạn 2007-2010 giữa Việt Nam và Philippines; Bản ghi nhớ về hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Indonesia; Thoả thuận hợp tác chống tham nhũng giữa Thanh tra Chính phủ nước ta với Uỷ ban chống tham nhũng Indonesia; các thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam với Phòng thương mại và công nghiệp Philippines và Indonesia; Hợp đồng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí giữa ba bên Việt Nam, Indonesia và Malaysia cùng nhiều hợp đồng, thoả thuận hợp tác đầu tư khác giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra hai bên cũng đã thảo luận vấn đề hợp tác bảo toàn an ninh năng lượng, quảng bá các sản phẩm tiêu dùng của Philippines tại Việt Nam như các loại mỹ phẩm, đồ đạc trong nhà, trang trí nội thất...
Những năm gần đây, quan hệ giao lưu kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Myanmar đã có nét khởi sắc nhưng quan hệ hợp tác đầu tư vẫn chưa phát triển. Đến nay mới có 1 dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực dược phẩm của Myanmar.
Đây là khoảng trống đang cần sự nỗ lực của cả hai phía. Phát biểu trước doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam–Myanmar được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng khẳng định, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và tình hình chính trị ổn định, dân số đông, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư của đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thông báo, trong cuộc hội đàm với quyền Thủ tướng Thein Sein ngày 14/8, Chính phủ hai nước đã nhất trí nhiều biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ sản; sản xuất, chế biến xuất khẩu; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa phát triển du lịch, dịch vụ. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước hợp tác cùng phát triển. Được biết trong thời gian tới một đoàn doanh nghiệp Myanmar sẽ sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Brunei còn khiêm tốn, mới đạt khoảng 5 triệu USD năm vừa qua, song sẽ tiếp tục tăng lên nhờ hai bên đã mở đường bay trực tiếp giữa thủ đô Bandar Seri Begawan và Tp.HCM. Theo nhận định của các chuyên gia với tiềm lực tài chính hùng mạnh của Brunei, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước sẽ rất lớn.
Một số doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang tìm hướng đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi để tiêu thụ tại Brunei và xuất khẩu. Lĩnh vực dầu khí cũng được cộng đồng doanh nghiệp hai nước đánh giá có nhiều tiềm năng hợp tác. Với việc hai nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần này hứa hẹn hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới.
Chuyến thăm 5 nước ASEAN của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết thúc nhưng đang mở ra những cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp trong khối. Với những quyết tâm của các cấp lãnh đạo nhằm đưa quan hệ hợp tác trong nội khối lên bước phát triển về chất sẽ là tiền đề để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.