Những tỷ phú giàu nhất hành tinh năm 2009
Người sáng lập phần mềm số 1 thế giới Microsoft, tỷ phú Bill Gates, là người giàu nhất thế giới năm 2009
Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách những tỷ phú của thế giới năm 2009. Khủng hoảng tài chính đã khiến số tỷ phú toàn cầu giảm nghiêm trọng, với mức giảm 30%, còn có 793 người trong năm nay, so với mức 1.125 người năm 2008.
Người sáng lập phần mềm số 1 thế giới Microsoft, tỷ phú Bill Gates, là người giàu nhất thế giới năm 2009.
Những con số mà Forbes đưa ra cho thấy, năm 2008 là một năm đầy sóng gió với những người nắm giữ những khối tài sản khổng lồ. Trong số 1.125 tỷ phú của năm qua, có 373 người giờ không còn là tỷ phú - trong số này có 355 người chứng kiến tài sản của mình teo tọp và 18 người đã qua đời. Tuy nhiên, câu lạc bộ tỷ phú năm nay tiếp nhận thêm 38 gương mặt mới. Cộng thêm vào đó là 3 tỷ phú trước đây bị "rớt hạng" xuống triệu phú, nhưng năm nay đã phục hồi được tài sản lên mức tỷ USD.
Theo Forbes, năm nay là năm đầu tiên mà tài sản của những người giàu nhất Trái Đất giảm sút từ năm 2003. Tổng tài sản ròng của 793 tỷ phú trong danh sách năm nay là 2.400 tỷ USD, giảm mất 2.000 tỷ USD so với năm ngoái. Tài sản trung bình của mỗi tỷ phú đã giảm 23%, xuống còn 3 tỷ USD/người.
Năm 2008, tài sản của tỷ phú Bill Gates sụt mất 18 tỷ USD, nhưng ông vẫn giành lại được danh hiệu người giàu nhất thế giới. Tỷ phú số 1 năm ngoái là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã không duy trì được ngôi vị này do tài sản của ông đã “bốc hơi” 25 tỷ USD do cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway mất giá 50% trong năm qua. Mặc dù vậy, Buffett vẫn tỏ ra khá “kiên cường” khi chỉ bị tụt hạng xuống vị trí thứ hai trong danh sách tỷ phú năm 2009.
Tỷ phú viễn thông người Mexico Carlos Slim Helu cũng mất 25 tỷ USD tài sản trong năm qua và tụt xuống vị trí thứ ba trong danh sách năm nay, từ vị trí thứ hai trong danh sách năm ngoái.
Do tác động sâu rộng của cơn bão tài chính, hiếm có tỷ phú nào tránh được sự hao hụt tài sản trong năm qua, cho dù họ hoạt động trên thị trường chứng khoán, trong lĩnh vực nguyên vật liệu thô, địa ốc hay công nghệ…
Tuy nhiên, mất mát lớn nhất thuộc về tỷ phú người Ấn Độ Anil Ambani, với khoản thiệt hại 76% tài sản, tương đương 32 tỷ USD. Giá cổ phiếu của 3 tập đoàn mà ông sở hữu là Reliance Communications, Reliance Power và Reliance Capital cùng gần như “rơi tự do” trong năm qua. Năm 2008, chính tỷ phú này là người có mức gia tăng tài sản ngoạn mục nhất trong danh sách của Forbes.
Ấn Độ có tới 24 tỷ phú trong câu lạc bộ những người giàu nhất hành tinh năm 2009. Trong số này, chỉ có một tỷ phú là không mất tiền trong năm vừa qua. 29 tỷ phú người Ấn trong danh sách năm ngoái tới năm nay đã không còn là tỷ phú, do thị trường chứng khoán nước này sụt giảm tới 44% trong năm 2008, trong khi đồng Rupee mất giá 18% so với USD.
Bởi thế, Ấn Độ đành “ngậm ngùi” trao lại danh hiệu quốc gia có nhiều tỷ phú nhất châu Á cho Trung Quốc, nước đóng góp 28 gương mặt trong câu lạc bộ những người giàu nhất thế giới năm nay.
Về phần mình, Nga đã trở thành trung tâm của “nỗi thống khổ” của các tỷ phú trên hành tinh trong cuộc khủng hoảng tài chính đang hoành hành. 55 tỷ phú Nga, tức 2/3 số tỷ phú của nước này trong danh sách năm ngoái, đã bị đánh bật ra khỏi danh sách năm nay.
Trong số những nhân vật “rớt đài” này phải kể tới tỷ phú ống thép Dmitry Pumpyansky với tài sản sụt giảm 5 tỷ USD, hay tỷ phú khai mỏ và địa ốc Vasily Anisimov “đánh mất” 3,2 tỷ USD.
Cách đây 1 năm, Moscow vượt New York để trở thành thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới. Khi đó, Moscow có 74 tỷ phú, còn New York chỉ có 71 tỷ phú. Nhưng năm nay, New York đã “lật ngược thế cờ” và giành lại danh hiệu này, với 55 tỷ phú, so với con số 27 tỷ phú của thủ đô nước Nga.
Sau mấy năm đi xuống gần đây trong xếp hạng của Forbes, năm nay, nước Mỹ đã giành lại ngôi vị đầu bảng về mức độ giàu có. Các tỷ phú Mỹ năm nay chiếm 44% giá trị tài sản và 55% số thành viên của câu lạc bộ tỷ phú, tăng lần lượt 7% và 3% so với năm ngoái.
Mặc dù vậy, số tỷ phú Mỹ năm nay đã giảm đi 110 người so với năm 2008. Trong đó, những tỷ phú có “dính dáng” tới Phố Wall là những người gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn cả.
Cựu CEO Maurice (Hank) Greenberg của hãng bảo hiểm khổng lồ AIG “bó tay” nhìn khối tài sản 1,9 tỷ USD của ông gần như mất trắng sau khi tập đoàn này được Chính phủ Mỹ tiếp quản để tránh sự đổ vỡ. Hiện, Greenberg chỉ còn lại 100 triệu USD trong tay và “an phận” với danh hiệu triệu phú. Tương tự, cựu Chủ tịch ngân hàng Citigroup, ông Sandy Weill, hiện cũng không còn là tỷ phú nữa.
Năm 2008, có 39 nhà quản lý quỹ đầu cơ của Mỹ là tỷ phú, năm nay, con số này chỉ là 28. Ngoài ra, 12 tỷ phú Mỹ đứng đầu các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân trong năm 2008 tới nay cũng đã rớt ra ngoài danh sách của Forbes. Chủ tịch tập đoàn đầu tư cổ phần tư nhân Blackstone, ông Stephen Schwarzman mất 4 tỷ USD trong năm qua, nhưng vẫn giữ được danh hiệu tỷ phú.
Tính chung trên toàn thế giới, trong số 355 tỷ phú bị loại danh sách, có 80 người có tài sản bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính hoặc đầu tư.
Mặc dù năm 2008 chứng kiến sự mất mát tài sản của 656 tỷ phú, vẫn có 44 tỷ phú trong năm này kiếm thêm được tiền. Đó là những tỷ phú kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng giá cả phải chăng hoặc những tỷ phú đã tiên liệu được sự sụp đổ của thị trường…
Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng nên được nhìn nhận là một cơ hội, bên cạnh những tác động tiêu cực của nó. Bằng chứng là, câu lạc bộ tỷ phú thế giới năm nay vẫn tiếp nhận thêm 38 thành viên mới - những người biết cách biến khủng hoảng thành cơ hội.
Trong số này có tỷ phú Mexico Joaquin Guzma Loera, một trong những nhà cung cấp cocaine lớn nhất cho Mỹ, tỷ phú Trung Quốc kinh doanh xe hơi chạy điện Wang Chuanfu, hay tỷ phú dầu gội đầu người Mỹ John Paul Dejoria…
Top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh năm 2009:
1. Bill Gates (quốc tịch Mỹ, 53 tuổi, người sáng lập hãng phần mềm Microsoft, 40 tỷ USD)
2. Warren Buffett (quốc tịch Mỹ, 78 tuổi, Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, tài sản 37 tỷ USD)
3. Carlos Slim Helu (quốc tịch Mexico, Chủ tịch tập đoàn viễn thông Telmex, 69 tuổi, tài sản 35 tỷ USD)
4. Lawrence Ellison (quốc tịch Mỹ, 64 tuổi, Chủ tịch hãng phần mềm Oracle, tài sản 22,5 tỷ USD)
5. Ingvar Kamprad (quốc tịch Thụy Điển, 83 tuổi, Chủ tịch hãng bán lẻ Ikea, tài sản 22 tỷ USD)
6. Karl Albrecht (quốc tịch Đức, 89 tuổi, chủ hãng bán lẻ Aldi, tài sản 21,5 tỷ USD)
7. Mukesh Ambani (quốc tịch Ấn Độ, 51 tuổi, Chủ tịch tập đoàn công nghiệp Reliance Industries, tài sản 19,5 tỷ USD)
8. Lakshmi Mittal (quốc tịch Ấn Độ, 58 tuổi, Chủ tịch hãng thép Arcelor Mittal, tài sản 19,3 tỷ USD)
9. Theo Albrecht (quốc tịch Đức, chủ các hãng bán lẻ Aldi và Trader’s Joe, 87 tuổi, tài sản 18,8 tỷ USD)
10. Amancio Ortega (quốc tịch Tây Ban Nha, Chủ tịch hãng bán lẻ hàng may mặc Zara, 73 tuổi, tài sản 18,3 tỷ USD)
(Theo Forbes)
Người sáng lập phần mềm số 1 thế giới Microsoft, tỷ phú Bill Gates, là người giàu nhất thế giới năm 2009.
Những con số mà Forbes đưa ra cho thấy, năm 2008 là một năm đầy sóng gió với những người nắm giữ những khối tài sản khổng lồ. Trong số 1.125 tỷ phú của năm qua, có 373 người giờ không còn là tỷ phú - trong số này có 355 người chứng kiến tài sản của mình teo tọp và 18 người đã qua đời. Tuy nhiên, câu lạc bộ tỷ phú năm nay tiếp nhận thêm 38 gương mặt mới. Cộng thêm vào đó là 3 tỷ phú trước đây bị "rớt hạng" xuống triệu phú, nhưng năm nay đã phục hồi được tài sản lên mức tỷ USD.
Theo Forbes, năm nay là năm đầu tiên mà tài sản của những người giàu nhất Trái Đất giảm sút từ năm 2003. Tổng tài sản ròng của 793 tỷ phú trong danh sách năm nay là 2.400 tỷ USD, giảm mất 2.000 tỷ USD so với năm ngoái. Tài sản trung bình của mỗi tỷ phú đã giảm 23%, xuống còn 3 tỷ USD/người.
Năm 2008, tài sản của tỷ phú Bill Gates sụt mất 18 tỷ USD, nhưng ông vẫn giành lại được danh hiệu người giàu nhất thế giới. Tỷ phú số 1 năm ngoái là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã không duy trì được ngôi vị này do tài sản của ông đã “bốc hơi” 25 tỷ USD do cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway mất giá 50% trong năm qua. Mặc dù vậy, Buffett vẫn tỏ ra khá “kiên cường” khi chỉ bị tụt hạng xuống vị trí thứ hai trong danh sách tỷ phú năm 2009.
Tỷ phú viễn thông người Mexico Carlos Slim Helu cũng mất 25 tỷ USD tài sản trong năm qua và tụt xuống vị trí thứ ba trong danh sách năm nay, từ vị trí thứ hai trong danh sách năm ngoái.
Do tác động sâu rộng của cơn bão tài chính, hiếm có tỷ phú nào tránh được sự hao hụt tài sản trong năm qua, cho dù họ hoạt động trên thị trường chứng khoán, trong lĩnh vực nguyên vật liệu thô, địa ốc hay công nghệ…
Tuy nhiên, mất mát lớn nhất thuộc về tỷ phú người Ấn Độ Anil Ambani, với khoản thiệt hại 76% tài sản, tương đương 32 tỷ USD. Giá cổ phiếu của 3 tập đoàn mà ông sở hữu là Reliance Communications, Reliance Power và Reliance Capital cùng gần như “rơi tự do” trong năm qua. Năm 2008, chính tỷ phú này là người có mức gia tăng tài sản ngoạn mục nhất trong danh sách của Forbes.
Ấn Độ có tới 24 tỷ phú trong câu lạc bộ những người giàu nhất hành tinh năm 2009. Trong số này, chỉ có một tỷ phú là không mất tiền trong năm vừa qua. 29 tỷ phú người Ấn trong danh sách năm ngoái tới năm nay đã không còn là tỷ phú, do thị trường chứng khoán nước này sụt giảm tới 44% trong năm 2008, trong khi đồng Rupee mất giá 18% so với USD.
Bởi thế, Ấn Độ đành “ngậm ngùi” trao lại danh hiệu quốc gia có nhiều tỷ phú nhất châu Á cho Trung Quốc, nước đóng góp 28 gương mặt trong câu lạc bộ những người giàu nhất thế giới năm nay.
Về phần mình, Nga đã trở thành trung tâm của “nỗi thống khổ” của các tỷ phú trên hành tinh trong cuộc khủng hoảng tài chính đang hoành hành. 55 tỷ phú Nga, tức 2/3 số tỷ phú của nước này trong danh sách năm ngoái, đã bị đánh bật ra khỏi danh sách năm nay.
Trong số những nhân vật “rớt đài” này phải kể tới tỷ phú ống thép Dmitry Pumpyansky với tài sản sụt giảm 5 tỷ USD, hay tỷ phú khai mỏ và địa ốc Vasily Anisimov “đánh mất” 3,2 tỷ USD.
Cách đây 1 năm, Moscow vượt New York để trở thành thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới. Khi đó, Moscow có 74 tỷ phú, còn New York chỉ có 71 tỷ phú. Nhưng năm nay, New York đã “lật ngược thế cờ” và giành lại danh hiệu này, với 55 tỷ phú, so với con số 27 tỷ phú của thủ đô nước Nga.
Sau mấy năm đi xuống gần đây trong xếp hạng của Forbes, năm nay, nước Mỹ đã giành lại ngôi vị đầu bảng về mức độ giàu có. Các tỷ phú Mỹ năm nay chiếm 44% giá trị tài sản và 55% số thành viên của câu lạc bộ tỷ phú, tăng lần lượt 7% và 3% so với năm ngoái.
Mặc dù vậy, số tỷ phú Mỹ năm nay đã giảm đi 110 người so với năm 2008. Trong đó, những tỷ phú có “dính dáng” tới Phố Wall là những người gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng hơn cả.
Cựu CEO Maurice (Hank) Greenberg của hãng bảo hiểm khổng lồ AIG “bó tay” nhìn khối tài sản 1,9 tỷ USD của ông gần như mất trắng sau khi tập đoàn này được Chính phủ Mỹ tiếp quản để tránh sự đổ vỡ. Hiện, Greenberg chỉ còn lại 100 triệu USD trong tay và “an phận” với danh hiệu triệu phú. Tương tự, cựu Chủ tịch ngân hàng Citigroup, ông Sandy Weill, hiện cũng không còn là tỷ phú nữa.
Năm 2008, có 39 nhà quản lý quỹ đầu cơ của Mỹ là tỷ phú, năm nay, con số này chỉ là 28. Ngoài ra, 12 tỷ phú Mỹ đứng đầu các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân trong năm 2008 tới nay cũng đã rớt ra ngoài danh sách của Forbes. Chủ tịch tập đoàn đầu tư cổ phần tư nhân Blackstone, ông Stephen Schwarzman mất 4 tỷ USD trong năm qua, nhưng vẫn giữ được danh hiệu tỷ phú.
Tính chung trên toàn thế giới, trong số 355 tỷ phú bị loại danh sách, có 80 người có tài sản bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính hoặc đầu tư.
Mặc dù năm 2008 chứng kiến sự mất mát tài sản của 656 tỷ phú, vẫn có 44 tỷ phú trong năm này kiếm thêm được tiền. Đó là những tỷ phú kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng giá cả phải chăng hoặc những tỷ phú đã tiên liệu được sự sụp đổ của thị trường…
Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng nên được nhìn nhận là một cơ hội, bên cạnh những tác động tiêu cực của nó. Bằng chứng là, câu lạc bộ tỷ phú thế giới năm nay vẫn tiếp nhận thêm 38 thành viên mới - những người biết cách biến khủng hoảng thành cơ hội.
Trong số này có tỷ phú Mexico Joaquin Guzma Loera, một trong những nhà cung cấp cocaine lớn nhất cho Mỹ, tỷ phú Trung Quốc kinh doanh xe hơi chạy điện Wang Chuanfu, hay tỷ phú dầu gội đầu người Mỹ John Paul Dejoria…
Top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh năm 2009:
1. Bill Gates (quốc tịch Mỹ, 53 tuổi, người sáng lập hãng phần mềm Microsoft, 40 tỷ USD)
2. Warren Buffett (quốc tịch Mỹ, 78 tuổi, Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, tài sản 37 tỷ USD)
3. Carlos Slim Helu (quốc tịch Mexico, Chủ tịch tập đoàn viễn thông Telmex, 69 tuổi, tài sản 35 tỷ USD)
4. Lawrence Ellison (quốc tịch Mỹ, 64 tuổi, Chủ tịch hãng phần mềm Oracle, tài sản 22,5 tỷ USD)
5. Ingvar Kamprad (quốc tịch Thụy Điển, 83 tuổi, Chủ tịch hãng bán lẻ Ikea, tài sản 22 tỷ USD)
6. Karl Albrecht (quốc tịch Đức, 89 tuổi, chủ hãng bán lẻ Aldi, tài sản 21,5 tỷ USD)
7. Mukesh Ambani (quốc tịch Ấn Độ, 51 tuổi, Chủ tịch tập đoàn công nghiệp Reliance Industries, tài sản 19,5 tỷ USD)
8. Lakshmi Mittal (quốc tịch Ấn Độ, 58 tuổi, Chủ tịch hãng thép Arcelor Mittal, tài sản 19,3 tỷ USD)
9. Theo Albrecht (quốc tịch Đức, chủ các hãng bán lẻ Aldi và Trader’s Joe, 87 tuổi, tài sản 18,8 tỷ USD)
10. Amancio Ortega (quốc tịch Tây Ban Nha, Chủ tịch hãng bán lẻ hàng may mặc Zara, 73 tuổi, tài sản 18,3 tỷ USD)
(Theo Forbes)