Nợ Mỹ vẫn được chuộng dù Trung Quốc bán ròng
Chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc bán ròng mạnh trái phiếu kho bạc do Washington phát hành
Chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc bán ròng mạnh trái phiếu kho bạc do Washington phát hành. Theo hãng tin Bloomberg, đây là đợt xả nợ Mỹ mạnh nhất của Bắc Kinh trong vòng ít nhất một thập kỷ trở lại đây.
Bloomberg dẫn dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 19/10 cho biết, trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc bán ròng 36,5 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, tương đương 3,1% tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ đang được Bắc Kinh nắm giữ, còn 1,14 nghìn tỷ USD.
Động thái bán ra nợ Mỹ này của Trung Quốc diễn ra cùng thời gian với việc hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s tước hạng mức tín nhiệm nợ AAA của Mỹ, đẩy giá trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao và lợi suất xuống những mức thấp kỷ lục.
Trong khi đó, cũng trong tháng 8, tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã tăng 2% lên mức kỷ lục 4,57 nghìn tỷ USD. Sự gia tăng này có được là do giới đầu tư toàn cầu ồ ạt gom mua trái phiếu kho bạc Mỹ để tìm kiếm sự an toàn trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới xáo trộn sau chính việc Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm của Mỹ. Cũng chính vì lý do này mà nợ Mỹ tăng giá cho dù bị đánh giá tín nhiệm thấp đi.
Theo lý giải của các nhà phân tích, do thị trường nợ Mỹ hiện là thị trường nợ lớn nhất và có độ thanh khoản cao nhất thế giới, nên tài sản này luôn nằm trong nhóm những kênh đầu tư được coi là “hầm trú ẩn” hàng đầu và được gom mua mạnh mỗi khi có tin xấu. Trong tháng 8, mức lợi nhuận mà trái phiếu kho bạc Mỹ đem lại cho giới đầu tư vượt các kênh đầu tư khác như hàng hóa cơ bản và cổ phiếu, khi mà mức độ lo ngại trước việc Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm, kinh tế Mỹ giảm tốc và khủng hoảng nợ châu Âu căng thẳng mỗi lúc một tăng.
Theo số liệu từ Bank of America Merrill Lynch, trong tháng 8, trái phiếu kho bạc Mỹ đem lại mức lợi nhuận 2,8%, so với mức lợi nhuận xấp xỉ 2% của thị trường trái phiếu toàn cầu nói chung. Chỉ số MSCI All-Country World Index của thị trường chứng khoán thế giới trong tháng giảm 7%, mạnh nhất từ tháng 5/2010.
Động thái bán ròng nợ Mỹ trong tháng 8 của Trung Quốc “không có nghĩa là các nhà đầu tư đang rút vốn khỏi tài sản này vì viễn cảnh kinh tế tiêu cực” - theo ông James Caron, một chiến lược gia thuộc ngân hàng Morgan Stanley ở New York. “Đợt bán ròng nợ Mỹ này của Trung Quốc về bản chất mang nhiều ý nghĩa kỹ thuật liên quan đến việc đồng USD mạnh lên. Cũng có thể là do Trung Quốc muốn tranh thủ cơ hội khi mức lợi suất xuống thấp để bán ra”, ông Caron nhận định.
Mặt khác, các thống kê mà Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố về nắm giữ nợ Mỹ có thể chưa phản ánh chính xác sự tăng-giảm trong lượng trái phiếu kho bạc nước này mà Trung Quốc nắm giữ. Lý do nằm ở chỗ, Trung Quốc có thể mua trái phiếu Mỹ thông qua các thị trường khác như London hay Carribean, trong khi thống kê ban đầu mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra mới chỉ dựa trên địa điểm diễn ra giao dịch, thay vì chủ sở hữu thực sự của số trái phiếu được mua.
Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do Anh nắm giữ đã tăng 12% trong tháng 8, lên 397,2 tỷ USD. Mức tăng này có thể là do việc các nhà đầu tư từ các quốc gia khác thực hiện mua nợ Mỹ tại thị trường Anh.
Theo bà Priya Misra, một chiến lược gia của ngân hàng Bank of America, Trung Quốc thường mua trái phiếu kho bạc Mỹ thông qua thị trường Anh. Vào cuối năm 2010, số liệu điều chỉnh từ Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, Trung Quốc tăng nắm giữ 200 tỷ USD nợ của nước này, trong khi lượng nợ Mỹ do Anh nắm giữ lại giảm nhẹ.
“Địa vị kênh đầu tư an toàn của trái phiếu kho bạc Mỹ rõ ràng không hề bị đe dọa cho dù nước Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm hồi đầu tháng 8. Nếu thị trường lo ngại mức xếp hạng hiện nay của Mỹ là AA+ không đủ an toàn, thì đã không có những dòng vốn mới đổ vào tài sản này như đã diễn ra”, bà Misra nhận xét.
Bloomberg dẫn dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 19/10 cho biết, trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc bán ròng 36,5 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, tương đương 3,1% tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ đang được Bắc Kinh nắm giữ, còn 1,14 nghìn tỷ USD.
Động thái bán ra nợ Mỹ này của Trung Quốc diễn ra cùng thời gian với việc hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s tước hạng mức tín nhiệm nợ AAA của Mỹ, đẩy giá trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao và lợi suất xuống những mức thấp kỷ lục.
Trong khi đó, cũng trong tháng 8, tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã tăng 2% lên mức kỷ lục 4,57 nghìn tỷ USD. Sự gia tăng này có được là do giới đầu tư toàn cầu ồ ạt gom mua trái phiếu kho bạc Mỹ để tìm kiếm sự an toàn trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới xáo trộn sau chính việc Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm của Mỹ. Cũng chính vì lý do này mà nợ Mỹ tăng giá cho dù bị đánh giá tín nhiệm thấp đi.
Theo lý giải của các nhà phân tích, do thị trường nợ Mỹ hiện là thị trường nợ lớn nhất và có độ thanh khoản cao nhất thế giới, nên tài sản này luôn nằm trong nhóm những kênh đầu tư được coi là “hầm trú ẩn” hàng đầu và được gom mua mạnh mỗi khi có tin xấu. Trong tháng 8, mức lợi nhuận mà trái phiếu kho bạc Mỹ đem lại cho giới đầu tư vượt các kênh đầu tư khác như hàng hóa cơ bản và cổ phiếu, khi mà mức độ lo ngại trước việc Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm, kinh tế Mỹ giảm tốc và khủng hoảng nợ châu Âu căng thẳng mỗi lúc một tăng.
Theo số liệu từ Bank of America Merrill Lynch, trong tháng 8, trái phiếu kho bạc Mỹ đem lại mức lợi nhuận 2,8%, so với mức lợi nhuận xấp xỉ 2% của thị trường trái phiếu toàn cầu nói chung. Chỉ số MSCI All-Country World Index của thị trường chứng khoán thế giới trong tháng giảm 7%, mạnh nhất từ tháng 5/2010.
Động thái bán ròng nợ Mỹ trong tháng 8 của Trung Quốc “không có nghĩa là các nhà đầu tư đang rút vốn khỏi tài sản này vì viễn cảnh kinh tế tiêu cực” - theo ông James Caron, một chiến lược gia thuộc ngân hàng Morgan Stanley ở New York. “Đợt bán ròng nợ Mỹ này của Trung Quốc về bản chất mang nhiều ý nghĩa kỹ thuật liên quan đến việc đồng USD mạnh lên. Cũng có thể là do Trung Quốc muốn tranh thủ cơ hội khi mức lợi suất xuống thấp để bán ra”, ông Caron nhận định.
Mặt khác, các thống kê mà Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố về nắm giữ nợ Mỹ có thể chưa phản ánh chính xác sự tăng-giảm trong lượng trái phiếu kho bạc nước này mà Trung Quốc nắm giữ. Lý do nằm ở chỗ, Trung Quốc có thể mua trái phiếu Mỹ thông qua các thị trường khác như London hay Carribean, trong khi thống kê ban đầu mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra mới chỉ dựa trên địa điểm diễn ra giao dịch, thay vì chủ sở hữu thực sự của số trái phiếu được mua.
Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do Anh nắm giữ đã tăng 12% trong tháng 8, lên 397,2 tỷ USD. Mức tăng này có thể là do việc các nhà đầu tư từ các quốc gia khác thực hiện mua nợ Mỹ tại thị trường Anh.
Theo bà Priya Misra, một chiến lược gia của ngân hàng Bank of America, Trung Quốc thường mua trái phiếu kho bạc Mỹ thông qua thị trường Anh. Vào cuối năm 2010, số liệu điều chỉnh từ Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, Trung Quốc tăng nắm giữ 200 tỷ USD nợ của nước này, trong khi lượng nợ Mỹ do Anh nắm giữ lại giảm nhẹ.
“Địa vị kênh đầu tư an toàn của trái phiếu kho bạc Mỹ rõ ràng không hề bị đe dọa cho dù nước Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm hồi đầu tháng 8. Nếu thị trường lo ngại mức xếp hạng hiện nay của Mỹ là AA+ không đủ an toàn, thì đã không có những dòng vốn mới đổ vào tài sản này như đã diễn ra”, bà Misra nhận xét.