Nợ xấu thấp vì vắng bất động sản, chứng khoán và... đại gia
“Nợ xấu thấp, vì không có các anh bất động sản, chứng khoán, không có những đại gia làm ăn lớn mà không kiểm soát được”
Chuyến công tác cuối tuần này tại hai tỉnh Gia Lai, Đắc Nông của ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại cho thêm những thực tế nữa về tín dụng và nợ xấu.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắc Nông sáng 5/4, lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đây đưa ra yếu tố khó khăn về nguồn vốn - một lý giải chính cho tín dụng khó tăng trưởng mạnh.
Đắc Nông cũng như hầu hết các địa bàn tỉnh lẻ, các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa mà VnEconomy từng tổng hợp, nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp, hộ dân và người dân trên địa bàn thời gian qua còn hạn chế do thiếu đầu vào. Hàng chục tỉnh thành như vậy, lượng vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 30 - 40% dư nợ. Các ngân hàng phải điều chuyển vốn từ các địa bàn lớn về tiếp sức.
Như tại Đắc Nông, tính đến 31/3/2014, tổng vốn huy động tại chỗ ước chỉ đạt 4.214 tỷ đồng, tăng 588 tỷ đồng (tăng 16,22%) so với đầu năm, trong khi tổng dư nợ trên địa bàn ước đạt 9.023 tỷ đồng.
Lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đây cho biết, các ngân hàng thương mại đã tìm mọi cách để có thể huy động, khai thác tốt hơn nguồn lực tại chỗ, tuy nhiên lượng vốn huy động hàng năm chỉ có thể đáp ứng được khoảng 35 – 40% nhu cầu. Đáng chú ý là lượng vốn trung dài hạn chỉ đáp ứng 12,19% dư nợ cho vay trung dài hạn, còn lại phần lớn phụ thuộc các nguồn vốn điều hòa từ hội sở về với chi phí tương đối cao.
Vốn từ hội sở điều chuyển về có chi phí cao, do áp lực cạnh tranh và chi phí huy động cao tại những địa bàn lớn. Trong khi đó, Đắc Nông cũng như hầu hết các địa phương tỉnh lẻ đều có tỷ trọng nông nghiệp cao, cho vay chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay thấp. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn và khả năng mở rộng tín dụng cho các lĩnh vực này.
“Mặc dù đã cố gắng và tìm mọi cách huy động nguồn lực tại chỗ, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 40%. Đề nghị các ngân hang thương mại ưu tiên nguồn vốn chi phí thấp cho địa bàn”, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắc Nông kiến nghị.
Trước kiến nghị trên, Thống đốc Bình cho rằng, việc điều chuyển vốn về đáp ứng từ 60 - 70% nhu cầu như vậy cũng đã là một cố gắng của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, để điều chuyển vốn tốt hơn, không hẳn chỉ là vai trò của các ngân hàng.
Đơn cử như để phục vụ chương trình tái canh cây cà phê, xóa bỏ diện tích đã già cỗi và không khai thác được nữa để trồng mới, Thống đốc cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ đồng, giao Agribank giải ngân cho các hộ dân khu vực Tây Nguyên. Thế nhưng, tái canh như thế nào, quy mô và việc tổ chức tái canh, nguồn giống và cơ cấu làm sao để không ảnh hưởng đến sản lượng và dòng tiền của các hộ dân lại là của các đầu mối khác.
Việc tái canh cây cà phê có độ trễ thu hoạch, độ trễ của sản lượng và dòng tiền thường mất từ 3 - 5 năm. Đây là điểm cần chú ý, gắn với cơ cấu nợ và kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước sẽ đáp ứng yêu cầu này, cả về chính sách lãi suất. Ngoài ra, cơ quan này cũng vừa nâng hạn mức cho vay các hộ nghèo từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng/hộ; cơ chế lãi suất đang trình Chính phủ để có sự hỗ trợ tốt nhất.
Với các ngân hàng thương mại, ngoài việc phải điều chuyển vốn với tỷ trọng lớn, cho vay ở những khu vực này, chủ yếu là các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất thu được thấp hơn các địa bàn kinh doanh lớn. Đây có thể là một lý do nhiều ngân hàng thương mại chưa mặn mà, thể hiện ở mạng lưới chi nhánh và sự hiện diện của họ chưa mở rộng, đặc biệt ở khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Tuy nhiên, như từng bất ngờ ở Quảng Bình, hay tại các tỉnh Tây Bắc qua các chuyến công tác cuối năm 2013 vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình một lần nữa nhấn mạnh đúc kết của mình: chính tại những địa bàn khó khăn như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân vay vốn lại cao hơn, tỷ lệ nợ xấu hầu hết đều ở mức rất thấp (phổ biến dưới 3%, nhiều địa phương chỉ trên dưới 1,5%).
“Tỷ lệ nợ xấu thấp, vì ở đây không có các anh bất động sản, chứng khoán chứng khiếc gì cả, không có những ông đại gia làm ăn lớn mà không kiểm soát được, còn người dân vay vốn làm ăn thì rất có trách nhiệm”, Thống đốc Bình nói.
“Chính vì vậy, tôi cho rằng các ngân hàng thương mại nên tập trung hơn nữa vào đây, dù lợi nhuận không cao như các địa bàn lớn, nhưng an toàn hơn”.
Để khuyến khích, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, tại những địa bàn xa, nếu ngân hàng nào muốn mở chi nhánh và mạng lưới và chưa đáp ứng được các điều kiện quy định, ông sẽ trực tiếp xem xét.
Riêng Agribank, muốn mở bao nhiêu chi nhánh, phòng giao dịch ở những địa bàn đó, ông sẵn sàng “nhắm mắt ký”, để làm sao phủ được mạng lưới dịch vụ ngân hàng cho người dân tiếp cận thuận lợi hơn.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắc Nông sáng 5/4, lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đây đưa ra yếu tố khó khăn về nguồn vốn - một lý giải chính cho tín dụng khó tăng trưởng mạnh.
Đắc Nông cũng như hầu hết các địa bàn tỉnh lẻ, các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa mà VnEconomy từng tổng hợp, nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp, hộ dân và người dân trên địa bàn thời gian qua còn hạn chế do thiếu đầu vào. Hàng chục tỉnh thành như vậy, lượng vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 30 - 40% dư nợ. Các ngân hàng phải điều chuyển vốn từ các địa bàn lớn về tiếp sức.
Như tại Đắc Nông, tính đến 31/3/2014, tổng vốn huy động tại chỗ ước chỉ đạt 4.214 tỷ đồng, tăng 588 tỷ đồng (tăng 16,22%) so với đầu năm, trong khi tổng dư nợ trên địa bàn ước đạt 9.023 tỷ đồng.
Lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đây cho biết, các ngân hàng thương mại đã tìm mọi cách để có thể huy động, khai thác tốt hơn nguồn lực tại chỗ, tuy nhiên lượng vốn huy động hàng năm chỉ có thể đáp ứng được khoảng 35 – 40% nhu cầu. Đáng chú ý là lượng vốn trung dài hạn chỉ đáp ứng 12,19% dư nợ cho vay trung dài hạn, còn lại phần lớn phụ thuộc các nguồn vốn điều hòa từ hội sở về với chi phí tương đối cao.
Vốn từ hội sở điều chuyển về có chi phí cao, do áp lực cạnh tranh và chi phí huy động cao tại những địa bàn lớn. Trong khi đó, Đắc Nông cũng như hầu hết các địa phương tỉnh lẻ đều có tỷ trọng nông nghiệp cao, cho vay chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay thấp. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn và khả năng mở rộng tín dụng cho các lĩnh vực này.
“Mặc dù đã cố gắng và tìm mọi cách huy động nguồn lực tại chỗ, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 40%. Đề nghị các ngân hang thương mại ưu tiên nguồn vốn chi phí thấp cho địa bàn”, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắc Nông kiến nghị.
Trước kiến nghị trên, Thống đốc Bình cho rằng, việc điều chuyển vốn về đáp ứng từ 60 - 70% nhu cầu như vậy cũng đã là một cố gắng của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, để điều chuyển vốn tốt hơn, không hẳn chỉ là vai trò của các ngân hàng.
Đơn cử như để phục vụ chương trình tái canh cây cà phê, xóa bỏ diện tích đã già cỗi và không khai thác được nữa để trồng mới, Thống đốc cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ đồng, giao Agribank giải ngân cho các hộ dân khu vực Tây Nguyên. Thế nhưng, tái canh như thế nào, quy mô và việc tổ chức tái canh, nguồn giống và cơ cấu làm sao để không ảnh hưởng đến sản lượng và dòng tiền của các hộ dân lại là của các đầu mối khác.
Việc tái canh cây cà phê có độ trễ thu hoạch, độ trễ của sản lượng và dòng tiền thường mất từ 3 - 5 năm. Đây là điểm cần chú ý, gắn với cơ cấu nợ và kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước sẽ đáp ứng yêu cầu này, cả về chính sách lãi suất. Ngoài ra, cơ quan này cũng vừa nâng hạn mức cho vay các hộ nghèo từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng/hộ; cơ chế lãi suất đang trình Chính phủ để có sự hỗ trợ tốt nhất.
Với các ngân hàng thương mại, ngoài việc phải điều chuyển vốn với tỷ trọng lớn, cho vay ở những khu vực này, chủ yếu là các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất thu được thấp hơn các địa bàn kinh doanh lớn. Đây có thể là một lý do nhiều ngân hàng thương mại chưa mặn mà, thể hiện ở mạng lưới chi nhánh và sự hiện diện của họ chưa mở rộng, đặc biệt ở khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Tuy nhiên, như từng bất ngờ ở Quảng Bình, hay tại các tỉnh Tây Bắc qua các chuyến công tác cuối năm 2013 vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình một lần nữa nhấn mạnh đúc kết của mình: chính tại những địa bàn khó khăn như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân vay vốn lại cao hơn, tỷ lệ nợ xấu hầu hết đều ở mức rất thấp (phổ biến dưới 3%, nhiều địa phương chỉ trên dưới 1,5%).
“Tỷ lệ nợ xấu thấp, vì ở đây không có các anh bất động sản, chứng khoán chứng khiếc gì cả, không có những ông đại gia làm ăn lớn mà không kiểm soát được, còn người dân vay vốn làm ăn thì rất có trách nhiệm”, Thống đốc Bình nói.
“Chính vì vậy, tôi cho rằng các ngân hàng thương mại nên tập trung hơn nữa vào đây, dù lợi nhuận không cao như các địa bàn lớn, nhưng an toàn hơn”.
Để khuyến khích, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, tại những địa bàn xa, nếu ngân hàng nào muốn mở chi nhánh và mạng lưới và chưa đáp ứng được các điều kiện quy định, ông sẽ trực tiếp xem xét.
Riêng Agribank, muốn mở bao nhiêu chi nhánh, phòng giao dịch ở những địa bàn đó, ông sẵn sàng “nhắm mắt ký”, để làm sao phủ được mạng lưới dịch vụ ngân hàng cho người dân tiếp cận thuận lợi hơn.