Nối mạch thông thương Việt Nam - Lào - Campuchia
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên được xem là sẽ “mở cánh cửa” giao thương giữa 3 nước
Ngày 15/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã chính thức phát lệnh dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.
Đây được coi là dự án huyết mạch “mở cánh cửa” giao thương giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tại lễ khởi công, ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án cho biết, hiện tại, dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn 1. Qua đó, đưa vào sử dụng hơn 1.350 km từ Hà Nội đến Kom Tum cùng một số đoạn tuyến riêng lẻ khác như: Cao Bằng, Phú Thọ, Đồng Tháp, Cà Mau.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, đồng thời thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về cắt giảm đầu tư công, nên tuyến đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) qua Tây Nguyên chưa được triển khai. Tuy nhiên, từ lâu, đoạn tuyến qua Tây Nguyên được xác định là tuyến đường chiến lược nên tại hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua nghị quyết về việc huy động các nguồn vốn để nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên.
Sau đó, Chính phủ đã đồng ý cho phép huy động nguồn vốn bằng hình thức BOT để triển khai dự án.
Để đẩy nhanh tiến độ, Chính phủ cũng đã đồng ý bổ sung nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Sau khi nghiên cứu kỹ, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên được xác định trùng với quốc lộ 14 nên được chia làm hai dự án.
Dự án thứ nhất điều chỉnh đoạn từ km 1667 + 570 - km 1738 + 148. Dự án này cơ bản bám theo quốc lộ 14 hiện hữu, có mở rộng để đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế và quy hoạch của địa phương, một số đoạn cải tạo cục bộ bình diện và trắc dọc bảo đảm an toàn giao thông.
Tổng chiều dài tuyến khoảng 70,16 km với qui mô tiêu chuẩn được thiết kế theo hai dạng: đường ngoài đô thị (hai làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h) và đi qua đô thị (có quy mô đường phố chính đô thị).
Tổng mức đầu tư dự án là 2.633 tỷ đồng, đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn khác. Thời gian hoàn thành 24 tháng.
Dự án thứ hai đi qua tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông, từ km 1824 - km 1876 và cầu Serepok thuộc tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông có điểm đầu thuộc phạm vi xã Đăk R’La huyện Đăk Mil (Đắc Nông) và điểm cuối thuộc xã Nam Giang, huyện Đăk Song (Đắc Nông).
Dự án có cầu Serepok phạm vi thiết kế từ km 1792 + 850 - km 1793 + 600 thuộc địa phận hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. Đoạn này cũng cơ bản bám theo quốc lộ 14 hiện hữu, có mở rộng để đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế và qui hoạch của địa phương.
Tổng chiều dài tuyến khoảng 50 km (không bao gồm 3 km đoạn qua thị trấn Đăk Mil và 750 m thuộc phạm vi cầu Serepok). Đoạn đường này cũng được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ngoài đô thị và đi qua đô thị, có qui mô cấp 3 đồng bằng, hai làn xe, tốc độ thiết kế 60 km/h.
Ông Phạm Hồng Sơn cho biết: việc sớm thi công và hoàn thiện các đoạn tuyến trên là hết sức cần thiết. Đầu tiên là “gắn mạch” từ Hà Nội đến Tây Nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền. Mặt khác, đây được coi như một món quà tri ân đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã hết lòng đi theo Đảng, Nhà nước.
Ông Hoàng Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc nói, vùng đất Tây Nguyên là cửa ngõ thông thương giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Thế nhưng, do điều kiện giao thông còn hạn chế, nên kinh tế khu vực Tây Nguyên chưa thật sự bứt phá. Vì thế, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh sẽ là tiền đề để khu vực Tây Nguyên cất cánh.
Ông Hải cũng cam kết, tỉnh Đắc Lắc sẽ sớm bàn giao mặt bằng thi công dự án, đồng thời mong mỏi tiến độ dự án được đẩy nhanh để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Tại lễ khởi công, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chỉ đạo: để dự án hoàn thành đúng tiến độ, các tỉnh cần gấp rút chỉ đạo các đơn vị sớm giao mặt bằng để nhà đầu tư thi công khi kết thúc mùa mưa. Ban quản lý dự án cần tăng cường kiểm tra giám sát tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu. Đối với các nhà thầu, cần nghiêm chỉnh tổ chức thi công, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định pháp luật về tổ chức thi công, bảo đảm chất lượng công trình và an toàn giao thông.
Đây được coi là dự án huyết mạch “mở cánh cửa” giao thương giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tại lễ khởi công, ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án cho biết, hiện tại, dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn 1. Qua đó, đưa vào sử dụng hơn 1.350 km từ Hà Nội đến Kom Tum cùng một số đoạn tuyến riêng lẻ khác như: Cao Bằng, Phú Thọ, Đồng Tháp, Cà Mau.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, đồng thời thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về cắt giảm đầu tư công, nên tuyến đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) qua Tây Nguyên chưa được triển khai. Tuy nhiên, từ lâu, đoạn tuyến qua Tây Nguyên được xác định là tuyến đường chiến lược nên tại hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua nghị quyết về việc huy động các nguồn vốn để nối thông đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên.
Sau đó, Chính phủ đã đồng ý cho phép huy động nguồn vốn bằng hình thức BOT để triển khai dự án.
Để đẩy nhanh tiến độ, Chính phủ cũng đã đồng ý bổ sung nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Sau khi nghiên cứu kỹ, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên được xác định trùng với quốc lộ 14 nên được chia làm hai dự án.
Dự án thứ nhất điều chỉnh đoạn từ km 1667 + 570 - km 1738 + 148. Dự án này cơ bản bám theo quốc lộ 14 hiện hữu, có mở rộng để đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế và quy hoạch của địa phương, một số đoạn cải tạo cục bộ bình diện và trắc dọc bảo đảm an toàn giao thông.
Tổng chiều dài tuyến khoảng 70,16 km với qui mô tiêu chuẩn được thiết kế theo hai dạng: đường ngoài đô thị (hai làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h) và đi qua đô thị (có quy mô đường phố chính đô thị).
Tổng mức đầu tư dự án là 2.633 tỷ đồng, đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn khác. Thời gian hoàn thành 24 tháng.
Dự án thứ hai đi qua tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông, từ km 1824 - km 1876 và cầu Serepok thuộc tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông có điểm đầu thuộc phạm vi xã Đăk R’La huyện Đăk Mil (Đắc Nông) và điểm cuối thuộc xã Nam Giang, huyện Đăk Song (Đắc Nông).
Dự án có cầu Serepok phạm vi thiết kế từ km 1792 + 850 - km 1793 + 600 thuộc địa phận hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. Đoạn này cũng cơ bản bám theo quốc lộ 14 hiện hữu, có mở rộng để đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế và qui hoạch của địa phương.
Tổng chiều dài tuyến khoảng 50 km (không bao gồm 3 km đoạn qua thị trấn Đăk Mil và 750 m thuộc phạm vi cầu Serepok). Đoạn đường này cũng được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ngoài đô thị và đi qua đô thị, có qui mô cấp 3 đồng bằng, hai làn xe, tốc độ thiết kế 60 km/h.
Ông Phạm Hồng Sơn cho biết: việc sớm thi công và hoàn thiện các đoạn tuyến trên là hết sức cần thiết. Đầu tiên là “gắn mạch” từ Hà Nội đến Tây Nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền. Mặt khác, đây được coi như một món quà tri ân đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã hết lòng đi theo Đảng, Nhà nước.
Ông Hoàng Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc nói, vùng đất Tây Nguyên là cửa ngõ thông thương giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Thế nhưng, do điều kiện giao thông còn hạn chế, nên kinh tế khu vực Tây Nguyên chưa thật sự bứt phá. Vì thế, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh sẽ là tiền đề để khu vực Tây Nguyên cất cánh.
Ông Hải cũng cam kết, tỉnh Đắc Lắc sẽ sớm bàn giao mặt bằng thi công dự án, đồng thời mong mỏi tiến độ dự án được đẩy nhanh để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Tại lễ khởi công, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chỉ đạo: để dự án hoàn thành đúng tiến độ, các tỉnh cần gấp rút chỉ đạo các đơn vị sớm giao mặt bằng để nhà đầu tư thi công khi kết thúc mùa mưa. Ban quản lý dự án cần tăng cường kiểm tra giám sát tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu. Đối với các nhà thầu, cần nghiêm chỉnh tổ chức thi công, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định pháp luật về tổ chức thi công, bảo đảm chất lượng công trình và an toàn giao thông.