Obama “to tiếng” với Nga tại Liên hiệp quốc
Tổng thống Mỹ nói, "sự xâm lược của Nga ở châu Âu gợi nhớ lại những ngày tháng khi các nước lớn chà đạp những nước nhỏ"
Theo AFP, phát biểu tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 24/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án những hành động "xâm lược" của Nga ở Ukraine.
"Sự xâm lược của Nga ở châu Âu gợi nhớ lại những ngày tháng khi các nước lớn chà đạp những nước nhỏ, nhằm theo đuổi những tham vọng về lãnh thổ", ông Obama phát biểu tại kỳ họp của Đại hội đồng, trước sự có mặt của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
"Những hành động của Nga ở Ukraine đã thách thức trật tự thời hậu chiến. Chúng tôi sẽ khiến Nga phải trả giá vì sự xâm lược này", người đứng đầu nước Mỹ tuyên bố. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi đầu tháng này ở Ukraine đang mở ra một cánh cửa hướng đến ngoại giao và hòa bình.
Tổng thống Mỹ cho biết, "nếu nước Nga đi theo con đường đó, con đường đã mang lại sự thịnh vượng cho người dân Nga trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, thì chúng tôi sẽ dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt của mình và hoan nghênh vai trò của Nga trong việc giải quyết những thách thức chung".
Ông chỉ rõ, hai nước Mỹ và Nga "đã có nhiều thứ làm được trong những năm qua, từ việc cắt giảm đầu đạn hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân, đến việc hợp tác để loại bỏ và phá hủy vũ khí hóa học ở Syria", và rằng Washington sẵn sàng tiếp tục theo đuổi kiểu hợp tác đó "nếu như Nga thay đổi cách tiếp cận".
Ngoài vấn đề Nga, Ukraine, trong diễn văn của mình, Tổng thống Obama còn kêu gọi thế giới chung tay đối phó với sự lây lan khó kiểm soát của virus "tử thần" Ebola và triệt tiêu tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị lãnh đạo các nước thành viên Liên hiệp quốc ủng hộ chiến dịch quân sự của Washington triệt tiêu tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng với mạng lưới chết chóc của nó tại khu vực Trung Đông.
"Không tranh luận, không thương lượng với loại tội ác này", ông Obama tuyên bố tại Đại hội đồng. Người đứng đầu nước Mỹ cho rằng, vũ lực là thứ ngôn ngữ duy nhất mà các phiến quân Hồi giáo hiểu được, những kẻ tham gia mạng lưới của chúng cần nhanh chóng rời khỏi chiến trường khi còn có thể.
Ông khẳng định, chủ nghĩa cực đoan bạo lực đã trở thành căn bệnh ung thư tàn phá nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo. Ông nói, trong thế kỷ 21, những kẻ khủng bố lợi dụng danh nghĩa tôn giáo và biết dùng công nghệ hiện đại đã tạo ra những mối nguy hại chưa từng có tiền lệ cho nhân loại.
Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, nước ông không và sẽ không bao giờ phát động chiến tranh chống đạo Hồi, vì "đạo Hồi dạy con người ta về hòa bình". Ông bác bỏ chuyện có va chạm giữa các nền văn minh ở đây.
Trong một diễn biến khác, hôm 24/9, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã phối hợp với các nước Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, tiến hành oanh kích 12 mục tiêu của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở phía đông Syria, trong đó các máy bay chiến đấu tấn công những nhà máy lọc dầu do nhóm này kiểm soát.
Đây là lần đầu tiên các cuộc không kích của liên quân nhằm vào các cơ sở dầu mỏ ở miền đông Syria, trong nỗ lực cắt giảm nguồn thu nhập chủ chốt của nhóm Nhà nước Hồi giáo, bởi tổ chức này phụ thuộc vào việc buôn lậu dầu thô cho những kẻ trung gian trong khu vực.
Chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết các máy bay của liên quân đã tấn công bằng tên lửa dẫn đường chính xác.
"Sự xâm lược của Nga ở châu Âu gợi nhớ lại những ngày tháng khi các nước lớn chà đạp những nước nhỏ, nhằm theo đuổi những tham vọng về lãnh thổ", ông Obama phát biểu tại kỳ họp của Đại hội đồng, trước sự có mặt của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
"Những hành động của Nga ở Ukraine đã thách thức trật tự thời hậu chiến. Chúng tôi sẽ khiến Nga phải trả giá vì sự xâm lược này", người đứng đầu nước Mỹ tuyên bố. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi đầu tháng này ở Ukraine đang mở ra một cánh cửa hướng đến ngoại giao và hòa bình.
Tổng thống Mỹ cho biết, "nếu nước Nga đi theo con đường đó, con đường đã mang lại sự thịnh vượng cho người dân Nga trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, thì chúng tôi sẽ dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt của mình và hoan nghênh vai trò của Nga trong việc giải quyết những thách thức chung".
Ông chỉ rõ, hai nước Mỹ và Nga "đã có nhiều thứ làm được trong những năm qua, từ việc cắt giảm đầu đạn hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân, đến việc hợp tác để loại bỏ và phá hủy vũ khí hóa học ở Syria", và rằng Washington sẵn sàng tiếp tục theo đuổi kiểu hợp tác đó "nếu như Nga thay đổi cách tiếp cận".
Ngoài vấn đề Nga, Ukraine, trong diễn văn của mình, Tổng thống Obama còn kêu gọi thế giới chung tay đối phó với sự lây lan khó kiểm soát của virus "tử thần" Ebola và triệt tiêu tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị lãnh đạo các nước thành viên Liên hiệp quốc ủng hộ chiến dịch quân sự của Washington triệt tiêu tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng với mạng lưới chết chóc của nó tại khu vực Trung Đông.
"Không tranh luận, không thương lượng với loại tội ác này", ông Obama tuyên bố tại Đại hội đồng. Người đứng đầu nước Mỹ cho rằng, vũ lực là thứ ngôn ngữ duy nhất mà các phiến quân Hồi giáo hiểu được, những kẻ tham gia mạng lưới của chúng cần nhanh chóng rời khỏi chiến trường khi còn có thể.
Ông khẳng định, chủ nghĩa cực đoan bạo lực đã trở thành căn bệnh ung thư tàn phá nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo. Ông nói, trong thế kỷ 21, những kẻ khủng bố lợi dụng danh nghĩa tôn giáo và biết dùng công nghệ hiện đại đã tạo ra những mối nguy hại chưa từng có tiền lệ cho nhân loại.
Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, nước ông không và sẽ không bao giờ phát động chiến tranh chống đạo Hồi, vì "đạo Hồi dạy con người ta về hòa bình". Ông bác bỏ chuyện có va chạm giữa các nền văn minh ở đây.
Trong một diễn biến khác, hôm 24/9, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã phối hợp với các nước Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, tiến hành oanh kích 12 mục tiêu của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở phía đông Syria, trong đó các máy bay chiến đấu tấn công những nhà máy lọc dầu do nhóm này kiểm soát.
Đây là lần đầu tiên các cuộc không kích của liên quân nhằm vào các cơ sở dầu mỏ ở miền đông Syria, trong nỗ lực cắt giảm nguồn thu nhập chủ chốt của nhóm Nhà nước Hồi giáo, bởi tổ chức này phụ thuộc vào việc buôn lậu dầu thô cho những kẻ trung gian trong khu vực.
Chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết các máy bay của liên quân đã tấn công bằng tên lửa dẫn đường chính xác.