OCB nâng cấp khung quản trị rủi ro
OCB bắt đầu triển khai dự án chuyển đổi hệ thống quản lý rủi ro, hướng tới các chuẩn quốc tế
Ngân hàng Phương Đông (OCB) và Công ty KPMG Việt Nam vừa ký kết hợp đồng triển khai dự án chuyển đổi hệ thống quản lý rủi ro.
Hướng tới mô hình hoạt động an toàn, hiệu quả
Theo hợp đồng vừa ký, KPMG sẽ tư vấn cho OCB bốn hạng mục chính, bao gồm khung quản trị rủi ro doanh nghiệp, xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị danh mục tín dụng, quản lý nợ xấu.
Dự án này cho phép OCB hướng tới thực hiện các thông lệ tốt nhất theo chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro, đồng thời, giúp ngân hàng đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.
Với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược là BNP Paribas, OCB đã hoạch định một cách bài bản chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015. OCB và BNP Paribas đã xây dựng nhiều chính sách, quy trình và thủ tục về quản lý rủi ro. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, OCB nhận thấy vấn đề quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung cũng như phù hợp với tiến tiến trình hội nhập quốc tế nói riêng. Chính vì vậy, ban lãnh đạo OCB đã quyết định triển khai dự án nâng cấp khung quản trị rủi ro với sự tham gia tư vấn của KPMG - một mạng lưới toàn cầu đứng đầu thị trường về tư vấn cho các tổ chức tài chính quốc tế.
Việc triển khai dự án trên sẽ giúp OCB xây dựng một khung quản trị vững mạnh, bảo vệ ngân hàng trước các yếu tố bất ngờ, ổn định hiệu quả công việc, hỗ trợ ban điều hành trong việc ra quyết định, xem xét chi phí, lợi ích cũng như giúp cải thiện việc phân bổ nguồn lực.
Ngoài ra hệ thống này sẽ giúp OCB có được mô hình quản trị tín dụng toàn diện, từ khâu chọn lọc khách hàng, đánh giá, phân loại khách hàng, đến quy trình thẩm định, cấp tín dụng, quản lý khoản vay, theo dõi, thu hồi và xử lý nợ. Với hệ thống quản lý rủi ro vững mạnh, tiền gửi tại OCB được quản lý chặt chẽ, khách hàng vay vốn sẽ được ngân hàng hỗ trợ các giải pháp hợp lý khi khách hàng gặp khó khăn.
Phù hợp với quá trình phát triển
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nướcd chi nhánh Tp.HCM cho rằng, xu thế chung của các ngân hàng hiện nay là tiết kiệm chi phí. Việc OCB tập trung chú trọng vào vấn đề quản lý rủi ro chứng tỏ tầm nhìn xa cũng như khả năng đi tắt đón đầu của OCB.
Cũng theo ông Dũng, sự hợp tác giữa OCB và KPMG sẽ mở ra những bước ngoặt mới, đưa OCB trở thành ngân hàng tiên phong về chất lượng dịch vụ.
Thực tế, trong 3 năm qua OCB đã và đang có sự cải tổ mạnh. Ngân hàng đã cùng đối tác BNP Paribas hoạch định chiến lược phát triển OCB (2011 - 2015), nỗ lực thực thi các chủ đề chiến lược quan trọng với kỳ vọng tạo ra bước đột phá, đưa OCB trở thành ngân hàng đa năng, dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và SMEs tại Việt Nam năm 2015. Điều này đòi hỏi phải có khung quản trị rủi ro chặt chẽ, chuyên nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững của OCB cũng như đem lại những giá trị tốt nhất cho các khách hàng.
Theo lộ trình triển khai chiến lược OCB đã được hoạch định, OCB sẽ đẩy mạnh phát triển vào thị trường bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng một khung quản trị rủi ro tiên tiến; tiếp tục nâng cao cấu trúc quản lý rủi ro hiện có của OCB, hướng đến tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế cũng như phù hợp với tiến trình tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Mr Warrik Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG khẳng định, đội ngũ cán bộ chuyên viên của KPMG sẽ làm việc hết mình với mục tiêu hoàn thành tiến độ trong vòng tối đa 12 tháng, giúp đưa hệ thống đi vào hoạt động ổn định giúp OCB nhanh chóng hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Như vậy, thông qua việc tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, OCB đã thể hiện rõ quyết tâm nâng cao giá trị đối với các bên có lợi ích liên quan, cũng như đóng góp vào quá trình củng cố thương hiệu, hướng đến sự ổn định, bền vững ngành ngân hàng Việt Nam.
(Nguồn: OCB)
Hướng tới mô hình hoạt động an toàn, hiệu quả
Theo hợp đồng vừa ký, KPMG sẽ tư vấn cho OCB bốn hạng mục chính, bao gồm khung quản trị rủi ro doanh nghiệp, xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị danh mục tín dụng, quản lý nợ xấu.
Dự án này cho phép OCB hướng tới thực hiện các thông lệ tốt nhất theo chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro, đồng thời, giúp ngân hàng đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.
Với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược là BNP Paribas, OCB đã hoạch định một cách bài bản chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015. OCB và BNP Paribas đã xây dựng nhiều chính sách, quy trình và thủ tục về quản lý rủi ro. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, OCB nhận thấy vấn đề quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung cũng như phù hợp với tiến tiến trình hội nhập quốc tế nói riêng. Chính vì vậy, ban lãnh đạo OCB đã quyết định triển khai dự án nâng cấp khung quản trị rủi ro với sự tham gia tư vấn của KPMG - một mạng lưới toàn cầu đứng đầu thị trường về tư vấn cho các tổ chức tài chính quốc tế.
Việc triển khai dự án trên sẽ giúp OCB xây dựng một khung quản trị vững mạnh, bảo vệ ngân hàng trước các yếu tố bất ngờ, ổn định hiệu quả công việc, hỗ trợ ban điều hành trong việc ra quyết định, xem xét chi phí, lợi ích cũng như giúp cải thiện việc phân bổ nguồn lực.
Ngoài ra hệ thống này sẽ giúp OCB có được mô hình quản trị tín dụng toàn diện, từ khâu chọn lọc khách hàng, đánh giá, phân loại khách hàng, đến quy trình thẩm định, cấp tín dụng, quản lý khoản vay, theo dõi, thu hồi và xử lý nợ. Với hệ thống quản lý rủi ro vững mạnh, tiền gửi tại OCB được quản lý chặt chẽ, khách hàng vay vốn sẽ được ngân hàng hỗ trợ các giải pháp hợp lý khi khách hàng gặp khó khăn.
Phù hợp với quá trình phát triển
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nướcd chi nhánh Tp.HCM cho rằng, xu thế chung của các ngân hàng hiện nay là tiết kiệm chi phí. Việc OCB tập trung chú trọng vào vấn đề quản lý rủi ro chứng tỏ tầm nhìn xa cũng như khả năng đi tắt đón đầu của OCB.
Cũng theo ông Dũng, sự hợp tác giữa OCB và KPMG sẽ mở ra những bước ngoặt mới, đưa OCB trở thành ngân hàng tiên phong về chất lượng dịch vụ.
Thực tế, trong 3 năm qua OCB đã và đang có sự cải tổ mạnh. Ngân hàng đã cùng đối tác BNP Paribas hoạch định chiến lược phát triển OCB (2011 - 2015), nỗ lực thực thi các chủ đề chiến lược quan trọng với kỳ vọng tạo ra bước đột phá, đưa OCB trở thành ngân hàng đa năng, dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và SMEs tại Việt Nam năm 2015. Điều này đòi hỏi phải có khung quản trị rủi ro chặt chẽ, chuyên nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững của OCB cũng như đem lại những giá trị tốt nhất cho các khách hàng.
Theo lộ trình triển khai chiến lược OCB đã được hoạch định, OCB sẽ đẩy mạnh phát triển vào thị trường bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng một khung quản trị rủi ro tiên tiến; tiếp tục nâng cao cấu trúc quản lý rủi ro hiện có của OCB, hướng đến tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế cũng như phù hợp với tiến trình tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Mr Warrik Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG khẳng định, đội ngũ cán bộ chuyên viên của KPMG sẽ làm việc hết mình với mục tiêu hoàn thành tiến độ trong vòng tối đa 12 tháng, giúp đưa hệ thống đi vào hoạt động ổn định giúp OCB nhanh chóng hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Như vậy, thông qua việc tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, OCB đã thể hiện rõ quyết tâm nâng cao giá trị đối với các bên có lợi ích liên quan, cũng như đóng góp vào quá trình củng cố thương hiệu, hướng đến sự ổn định, bền vững ngành ngân hàng Việt Nam.
(Nguồn: OCB)