Ông Trump: ''Ngày buồn với Triều Tiên nếu Mỹ dùng biện pháp quân sự''
Người đứng đầu Nhà Trắng một lần nữa không loại trừ khả năng Mỹ tiến hành cuộc tấn công quân sự với Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/9 nói không muốn hành động quân sự để giải quyết mối nguy từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhưng nếu ông sử dụng biện pháp này, thì đó sẽ là “một ngày rất buồn” đối với Bình Nhưỡng.
Theo tin từ Reuters, người đứng đầu Nhà Trắng một lần nữa không loại trừ khả năng Mỹ tiến hành một cuộc tấn công quân sự để đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ sáu và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Lập trường này của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Washington đang tìm cách gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đang “hành động rất xấu và họ phải dừng lại”, nhà lãnh đạo Mỹ nói.
“Hành động quân sự chắc chắn là một lựa chọn. Nhưng đó có phải là giải pháp tất yếu không? Chẳng có gì là không tránh được cả”, ông Trump phát biểu trong một cuộc họp báo.
“Tôi không muốn dùng đến biện pháp quân sự. Nếu chúng tôi thực sự dùng biện pháp này đối với Triều Tiên, thì đó sẽ là một ngày rất buồn đối với họ”, ông nói.
Cho dù ông Trump gần đây luôn khẳng định giờ không phải là lúc đàm phán với Triều Tiên, nhiều nhân vật cấp cao trong chính quyền ông lại tuyên bố rằng cánh cửa cho giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ, nhất là xét tới việc bất kỳ cuộc tấn công phủ đầu nào của Mỹ cũng có thể dẫn tới hành động trả đũa không hề nhẹ của Triều Tiên.
Trong khi ông Trump tỏ thái độ cứng rắn với Bình Nhưỡng, Trung Quốc ngày 7/9 đã nhất trí rằng Liên hiệp quốc nên có thêm hành động đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục kêu gọi đối thoại để giải quyết cuộc đối đầu.
Về phần mình, Triều Tiên tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào của Liên hiệp quốc và sức ép của Mỹ bằng “những biện pháp mạnh”, đồng thời cáo buộc Mỹ muốn xảy ra chiến tranh.
Dự thảo siết trừng phạt Triều Tiên do Mỹ soạn thảo kêu gọi cấm vận dầu lửa đối với Triều Tiên, cấm hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Triều Tiên, ngừng sử dụng lao động xuất khẩu của Triều Tiên, đóng băng tài sản và hạn chế đi lại đối với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Sức ép từ Mỹ đối với Triều Tiên đã gia tăng kể từ vụ thử bom nhiệt hạch của nước này vào hôm Chủ nhật tuần trước. Cùng với hàng loạt vụ phóng thử tên lửa, vụ thử hạt nhân này cho thấy Triều Tiên đang tiến gần khả năng chế tạo được một vũ khí mạnh tấn công được vào Mỹ.
“Xét tới những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc nhất trí rằng Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nên có sự đáp trả mạnh hơn và có những biện pháp cần thiết”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trước báo giới hôm thứ Năm. “Bất kỳ hành động mới nào của cộng đồng quốc tế đối với Triều Tiên nên nhằm mục đích kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, đồng thời dẫn đến việc tái khởi động đối thoại và tham vấn”.
Cùng ngày, đoàn đại biểu Triều Tiên tham dự một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok Nga ra một tuyên bố có đoạn viết: “Chúng tôi sẽ đáp trả âm mưu man rợ phía sau lệnh trừng phạt và sức ép của Mỹ bằng các biện pháp mạnh mẽ”.
Một nhà ngoại giao thuộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc tiết lộ với Reuters rằng Nga và Trung Quốc không nhất trí với nội dung của dự thảo tăng cường trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đưa ra. Mỹ đang muốn hội đồng bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết này vào ngày thứ Hai tới.
Bên lề diễn đàn kinh tế ở Vladivostok, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Ave và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có cuộc gặp vào ngày thứ Năm và nhất trí cùng thuyết phục Trung Quốc và Nga cắt giảm nhiều nhất có thể nguồn cung dầu lửa đối với Triều Tiên - giới chức Hàn Quốc cho hay.
Phản ứng trước thông tin này, Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc và Nhật Bản dùng chiêu “chính trị bẩn”.
Triều Tiên luôn nói cần phải sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ trước sự gây hấn của Mỹ. Các chính quyền Mỹ trước đây đều tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 7/9 từ chối trả lời câu hỏi về việc liệu ông có chấp nhận một trạng thái mà ở đó Bình Nhưỡng sẽ bị ngăn ngừa và kiềm chế khỏi việc sử dụng kho vũ khí của họ. Ông Trump nói ông không muốn tiết lộ chiến lược đàm phán của mình.
Sau đó, một quan chức cấp cao của Mỹ đề nghị không tiết lộ danh tính nói không rõ liệu mô hình ngăn ngừa mà Washington sử dụng với Liên Xô trước đây có thể áp dụng được với Triều Tiên hay không. Vị quan chức này nói có một rủi ro rất lớn là Triều Tiên có thể “tính toán sai lầm” về sự đáp trả của Mỹ đối với các vụ thử vũ khí của nước này, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng không nên xem nhẹ quyết tâm của Washington.
Trong một diễn biến khác, Hàn Quốc ngày 7/9 đã lắp đặt xong 4 bệ phóng còn lại thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ THAAD mà nước này triển khai ở khu vực gần Seoul. Trước đó, hai bệ phóng đầu tiên đã được lắp đặt.
Hơn 30 người đã bị thương khi khoảng 8.000 cảnh sát được triển khai để phá vỡ một rào chắn do người dân địa phương dựng lên gần khu vực triển khai THAAD. Khoảng 300 dân làng và thành viên các tổ chức dân sự đã biểu tình mạnh để phản đối việc lắp đặt lá chắn tên lửa này.
Ngoài sự phản đối của người dân địa phương, việc Hàn Quốc triển khai THAAD cũng bị Trung Quốc chỉ trích mạnh. Bắc Kinh cho rằng hệ thống này có thể xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc và làm mất cân bằng an ninh khu vực.
Theo tin từ Reuters, người đứng đầu Nhà Trắng một lần nữa không loại trừ khả năng Mỹ tiến hành một cuộc tấn công quân sự để đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ sáu và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Lập trường này của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Washington đang tìm cách gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đang “hành động rất xấu và họ phải dừng lại”, nhà lãnh đạo Mỹ nói.
“Hành động quân sự chắc chắn là một lựa chọn. Nhưng đó có phải là giải pháp tất yếu không? Chẳng có gì là không tránh được cả”, ông Trump phát biểu trong một cuộc họp báo.
“Tôi không muốn dùng đến biện pháp quân sự. Nếu chúng tôi thực sự dùng biện pháp này đối với Triều Tiên, thì đó sẽ là một ngày rất buồn đối với họ”, ông nói.
Cho dù ông Trump gần đây luôn khẳng định giờ không phải là lúc đàm phán với Triều Tiên, nhiều nhân vật cấp cao trong chính quyền ông lại tuyên bố rằng cánh cửa cho giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ, nhất là xét tới việc bất kỳ cuộc tấn công phủ đầu nào của Mỹ cũng có thể dẫn tới hành động trả đũa không hề nhẹ của Triều Tiên.
Trong khi ông Trump tỏ thái độ cứng rắn với Bình Nhưỡng, Trung Quốc ngày 7/9 đã nhất trí rằng Liên hiệp quốc nên có thêm hành động đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục kêu gọi đối thoại để giải quyết cuộc đối đầu.
Về phần mình, Triều Tiên tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào của Liên hiệp quốc và sức ép của Mỹ bằng “những biện pháp mạnh”, đồng thời cáo buộc Mỹ muốn xảy ra chiến tranh.
Dự thảo siết trừng phạt Triều Tiên do Mỹ soạn thảo kêu gọi cấm vận dầu lửa đối với Triều Tiên, cấm hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Triều Tiên, ngừng sử dụng lao động xuất khẩu của Triều Tiên, đóng băng tài sản và hạn chế đi lại đối với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Sức ép từ Mỹ đối với Triều Tiên đã gia tăng kể từ vụ thử bom nhiệt hạch của nước này vào hôm Chủ nhật tuần trước. Cùng với hàng loạt vụ phóng thử tên lửa, vụ thử hạt nhân này cho thấy Triều Tiên đang tiến gần khả năng chế tạo được một vũ khí mạnh tấn công được vào Mỹ.
“Xét tới những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc nhất trí rằng Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nên có sự đáp trả mạnh hơn và có những biện pháp cần thiết”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trước báo giới hôm thứ Năm. “Bất kỳ hành động mới nào của cộng đồng quốc tế đối với Triều Tiên nên nhằm mục đích kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, đồng thời dẫn đến việc tái khởi động đối thoại và tham vấn”.
Cùng ngày, đoàn đại biểu Triều Tiên tham dự một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok Nga ra một tuyên bố có đoạn viết: “Chúng tôi sẽ đáp trả âm mưu man rợ phía sau lệnh trừng phạt và sức ép của Mỹ bằng các biện pháp mạnh mẽ”.
Một nhà ngoại giao thuộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc tiết lộ với Reuters rằng Nga và Trung Quốc không nhất trí với nội dung của dự thảo tăng cường trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đưa ra. Mỹ đang muốn hội đồng bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết này vào ngày thứ Hai tới.
Bên lề diễn đàn kinh tế ở Vladivostok, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Ave và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có cuộc gặp vào ngày thứ Năm và nhất trí cùng thuyết phục Trung Quốc và Nga cắt giảm nhiều nhất có thể nguồn cung dầu lửa đối với Triều Tiên - giới chức Hàn Quốc cho hay.
Phản ứng trước thông tin này, Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc và Nhật Bản dùng chiêu “chính trị bẩn”.
Triều Tiên luôn nói cần phải sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ trước sự gây hấn của Mỹ. Các chính quyền Mỹ trước đây đều tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 7/9 từ chối trả lời câu hỏi về việc liệu ông có chấp nhận một trạng thái mà ở đó Bình Nhưỡng sẽ bị ngăn ngừa và kiềm chế khỏi việc sử dụng kho vũ khí của họ. Ông Trump nói ông không muốn tiết lộ chiến lược đàm phán của mình.
Sau đó, một quan chức cấp cao của Mỹ đề nghị không tiết lộ danh tính nói không rõ liệu mô hình ngăn ngừa mà Washington sử dụng với Liên Xô trước đây có thể áp dụng được với Triều Tiên hay không. Vị quan chức này nói có một rủi ro rất lớn là Triều Tiên có thể “tính toán sai lầm” về sự đáp trả của Mỹ đối với các vụ thử vũ khí của nước này, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng không nên xem nhẹ quyết tâm của Washington.
Trong một diễn biến khác, Hàn Quốc ngày 7/9 đã lắp đặt xong 4 bệ phóng còn lại thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ THAAD mà nước này triển khai ở khu vực gần Seoul. Trước đó, hai bệ phóng đầu tiên đã được lắp đặt.
Hơn 30 người đã bị thương khi khoảng 8.000 cảnh sát được triển khai để phá vỡ một rào chắn do người dân địa phương dựng lên gần khu vực triển khai THAAD. Khoảng 300 dân làng và thành viên các tổ chức dân sự đã biểu tình mạnh để phản đối việc lắp đặt lá chắn tên lửa này.
Ngoài sự phản đối của người dân địa phương, việc Hàn Quốc triển khai THAAD cũng bị Trung Quốc chỉ trích mạnh. Bắc Kinh cho rằng hệ thống này có thể xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc và làm mất cân bằng an ninh khu vực.