Mỹ muốn cấm vận dầu lửa Triều Tiên
Ngoài ra, đề xuất tăng cường trừng phạt Triều Tiên của Mỹ còn bao gồm đóng băng tài sản của ông Kim Jong Un
Mỹ đã đề xuất một loạt biện pháp tăng cường trừng phạt Triều Tiên, bao gồm cấm vận dầu lửa đối với nước này và đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Theo tin từ BBC, các biện pháp trên được đưa ra trong một dự thảo nghị quyết trừng phạt mới do Mỹ soạn thảo, nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng. Dự thảo này sẽ được các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc xem xét để xác định có thông qua hay không.
Mỹ đã nói muốn Hội đồng Bảo an đi đến một nghị quyết siết trừng phạt Triều Tiên trong cuộc họp diễn ra vào ngày 11/9.
Dự thảo kêu gọi cấm vận một loạt sản phẩm dầu lửa đối với Triều Tiên và dừng mua các mặt hàng dệt may mà Triều Tiên xuất khẩu. Ngoài ra, dự thảo đề xuất đóng băng tài sản và không cho phép ông Kim Jong Un đi ra nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt mới này được cân nhắc trong bối cảnh chương trình hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên có những bước tiến nhanh chóng. Cuối tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố đã sản xuất được bom nhiệt hạch đủ nhỏ để gắn lên tên lửa tầm xa. Trước đó, Triều Tiên phóng tên lửa bay qua một vùng đông dân trên lãnh thổ Nhật Bản.
Hiện chưa rõ những đề xuất gia tăng trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đưa ra có nhận được sự hậu thuẫn của Nga hay Trung Quốc hay không. Mấy ngày qua, cả hai nước này đều bày tỏ sự hoài nghi, phản đối trước việc Mỹ muốn siết trừng phạt Bình Nhưỡng.
Nga và Trung Quốc đều nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên, và đều có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ đề xuất cũng bao gồm việc cấm sử dụng lao động Triều Tiên ở nước ngoài. Kiều hối do lao động Triều Tiên ở nước ngoài gửi về nước và nguồn thu từ xuất khẩu hàng dệt may được cho là hai nguồn thu nhập quan trọng nhất còn lại của Bình Nhưỡng.
Tại một cuộc họp Hội đồng Bảo an vào đầu tuần này, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley nói 20 năm tăng cường trừng phạt “mỗi lần thêm một chút” đã không khiến Bình Nhưỡng dừng chương trình vũ khí. “Thế là quá đủ rồi”, bà Haley nói. “Giờ là lúc chúng ta áp dụng những biện pháp mạnh nhất có thể”.
Hãng tin Reuters cho biết bà Haley muốn Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên vào ngày thứ Hai tới, tức ngày 11/9. Mặc dù vậy, kế hoạch này có thể vấp phải sự phản đối của một số thành viên hội đồng khác, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng lượng dầu mà nước này xuất khẩu sang Triều Tiên, khoảng 40.000 tấn, là không đáng kể. Ông Putin nói với hãng tin AFP rằng việc tăng cường trừng phạt Triều Tiên không phải là chìa khóa giải quyết vấn đề.
“Không nên để cảm xúc chi phối và dồn Triều Tiên vào chân tường”, người đứng đầu điện Kremlin nói.
Trung Quốc từ lâu là đồng minh chính của Triều Tiên. Cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ những nghị quyết trừng phạt gần đây đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng liên tiếp thử tên lửa. Tuy nhiên, lần này, hai nước thể hiện rõ thái độ không muốn thắt chặt thêm các biện pháp trừng phạt.
Loạt biện pháp trừng phạt hồi tháng 8 đã cấm một loạt mặt hàng xuất khẩu của Triều Tiên, bao gồm than. Nếu được thực thi đầy đủ, các biện pháp này sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên giảm 1 tỷ USD mỗi năm, tương đương giảm 1/3.
Theo tin từ BBC, các biện pháp trên được đưa ra trong một dự thảo nghị quyết trừng phạt mới do Mỹ soạn thảo, nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng. Dự thảo này sẽ được các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc xem xét để xác định có thông qua hay không.
Mỹ đã nói muốn Hội đồng Bảo an đi đến một nghị quyết siết trừng phạt Triều Tiên trong cuộc họp diễn ra vào ngày 11/9.
Dự thảo kêu gọi cấm vận một loạt sản phẩm dầu lửa đối với Triều Tiên và dừng mua các mặt hàng dệt may mà Triều Tiên xuất khẩu. Ngoài ra, dự thảo đề xuất đóng băng tài sản và không cho phép ông Kim Jong Un đi ra nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt mới này được cân nhắc trong bối cảnh chương trình hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên có những bước tiến nhanh chóng. Cuối tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố đã sản xuất được bom nhiệt hạch đủ nhỏ để gắn lên tên lửa tầm xa. Trước đó, Triều Tiên phóng tên lửa bay qua một vùng đông dân trên lãnh thổ Nhật Bản.
Hiện chưa rõ những đề xuất gia tăng trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đưa ra có nhận được sự hậu thuẫn của Nga hay Trung Quốc hay không. Mấy ngày qua, cả hai nước này đều bày tỏ sự hoài nghi, phản đối trước việc Mỹ muốn siết trừng phạt Bình Nhưỡng.
Nga và Trung Quốc đều nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên, và đều có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ đề xuất cũng bao gồm việc cấm sử dụng lao động Triều Tiên ở nước ngoài. Kiều hối do lao động Triều Tiên ở nước ngoài gửi về nước và nguồn thu từ xuất khẩu hàng dệt may được cho là hai nguồn thu nhập quan trọng nhất còn lại của Bình Nhưỡng.
Tại một cuộc họp Hội đồng Bảo an vào đầu tuần này, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley nói 20 năm tăng cường trừng phạt “mỗi lần thêm một chút” đã không khiến Bình Nhưỡng dừng chương trình vũ khí. “Thế là quá đủ rồi”, bà Haley nói. “Giờ là lúc chúng ta áp dụng những biện pháp mạnh nhất có thể”.
Hãng tin Reuters cho biết bà Haley muốn Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên vào ngày thứ Hai tới, tức ngày 11/9. Mặc dù vậy, kế hoạch này có thể vấp phải sự phản đối của một số thành viên hội đồng khác, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng lượng dầu mà nước này xuất khẩu sang Triều Tiên, khoảng 40.000 tấn, là không đáng kể. Ông Putin nói với hãng tin AFP rằng việc tăng cường trừng phạt Triều Tiên không phải là chìa khóa giải quyết vấn đề.
“Không nên để cảm xúc chi phối và dồn Triều Tiên vào chân tường”, người đứng đầu điện Kremlin nói.
Trung Quốc từ lâu là đồng minh chính của Triều Tiên. Cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ những nghị quyết trừng phạt gần đây đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng liên tiếp thử tên lửa. Tuy nhiên, lần này, hai nước thể hiện rõ thái độ không muốn thắt chặt thêm các biện pháp trừng phạt.
Loạt biện pháp trừng phạt hồi tháng 8 đã cấm một loạt mặt hàng xuất khẩu của Triều Tiên, bao gồm than. Nếu được thực thi đầy đủ, các biện pháp này sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên giảm 1 tỷ USD mỗi năm, tương đương giảm 1/3.