"Ông WTO": Xem lại tư duy kinh tế và mô hình phát triển
Bây giờ nhìn lại quãng đường đã đi mà nói giá như thế này giá như thế kia... thì dễ hơn nhiều
Bây giờ nhìn lại quãng đường đã đi mà nói giá như thế này giá như thế kia... thì dễ hơn nhiều. Trong tình huống rất nhạy cảm, việc lựa chọn bao giờ cũng khó khăn so với lúc này nhìn lại, "ông WTO" Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại tâm sự.
Khẳng định rằng lạm phát ở nước ta có nguyên nhân từ bên ngoài nhưng nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho rằng, nguyên nhân bên trong là chính, trong đó nguyên nhân sâu xa là từ những khuyết tật trong cơ cấu kinh tế đã tồn tại từ nhiều năm nhưng chậm được khắc phục.
Cụ thể là hiệu quả đầu tư thấp, tiền bỏ ra nhiều mà sản phẩm làm ra ít, sức cạnh tranh của sản phẩm và của cả nền kinh tế kém. Cùng với những khuyết tật trong cơ cấu kinh tế, những yếu kém trong quản lý, điều hành nhất là trong điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2007 và những tháng đầu 2008 làm cho lạm phát tăng cao.
Chính điều này làm cho sức đề kháng của chúng ta trở nên yếu đi và nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường thế giới.
"Giá như..." - nói sau bao giờ cũng dễ!
Trong năm 2008, có lúc nào ông thấy đáng ra giải pháp của Chính phủ cần được đưa sớm hơn, làm nhanh hơn?
Bây giờ nhìn lại quãng đường đã đi mà nói giá như thế này giá như thế kia... thì dễ hơn nhiều.
Tôi cũng nghe có người nói giá như chúng ta không tăng giá xăng dầu lên cao nhất vào ngày 21/7: xăng: 19.000 đồng/lít, diesel: 15.950 đồng/lít,... (theo tính toán của Bộ Tài chính thì cũng mới chỉ bằng 70% giá không phải bù lỗ tại cùng thời điểm) nhưng lúc đó có ai khẳng định giá dầu sẽ xuống thấp như bây giờ?
Thậm chí có chuyên gia dầu mỏ còn đưa ra nhận định giá dầu sẽ lên tới 200 USD/ thùng. Trong trường hợp đó, nếu ta không chủ động tăng giá sẽ rất bị động. Và, liệu ngân sách có chịu nổi mức bù lỗ khi giá dầu tiếp tục tăng cao?
Câu chuyện điều hành tỷ giá và lãi suất cũng vậy. Khi chúng ta đưa lãi suất cơ bản lên 14%, tôi không thấy có ý kiến nào nói cao quá, thậm chí không ít chuyên gia trong nước trong đó có những chuyên gia độc lập cho rằng cần lên cao hơn. Hầu hết chuyên gia nước ngoài cũng kiến nghị như thế. Nếu lúc đó Chính phủ nghe theo các ý kiến này, giờ chắc có người bảo rằng tăng lãi suất lên như vậy là sai.
Thật ra trong tình huống rất nhạy cảm, việc lựa chọn bao giờ cũng khó khăn so với lúc này nhìn lại.
Nói như vậy không có nghĩa rằng mọi chuyện đều tốt cả. Nếu trình độ phân tích kinh tế khá hơn, chúng ta đã có thể nhận thấy lạm phát đã bắt đầu đe dọa nền kinh tế từ năm 2004. Hoặc chí ít chúng ta nhận biết nó ngay trong năm 2007, khi tổng phương tiện thanh toán đã lên tới 43% và tổng dư nợ tín dụng lên tới 53% thì sự lựa chọn phản ứng chính sách đã đúng đắn, kịp thời và dễ dàng hơn.
Chính phủ cũng đã nhận rõ các yếu kém trong công tác dự báo và phân tích kinh tế của các cơ quan chính phủ.
Hoặc vào tháng 2 khi lạm phát đã rất cao, nếu chúng ta kết hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ ngay từ đầu mà không dồn gánh nặng chống lạm phát cho chính sách tiền tệ thì sẽ bớt lúng túng, bị động... đặc biệt, đã không xảy ra tình hình thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tôi đã nhiều lần phát biểu: lạm phát đối với nền kinh tế giống như bệnh cao huyết áp đối với con người; nếu không chữa trị, có ngày xuất huyết não sẽ rất nguy. Nhưng muốn chữa kiểu gì cũng phải để cho máu lưu thông. Nếu không, chưa chết do xuất huyết não thì đã chết do tắc mạch máu rồi.
Một nền kinh tế cũng vậy! Muốn chống lạm phát cũng phải bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Chính phủ cũng đã nhận ra điều này và tháng 3 đã đưa ra 8 nhóm giải pháp toàn diện và đồng bộ. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng quá trình sau đó, chính sách tài khóa vẫn chưa hỗ trợ tốt cho chính sách tiền tệ.
Mặc dầu, theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tổng giá trị các công trình mà các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đình hoãn, cắt giảm là trên 30.000 tỷ đồng (?) nhưng tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 vẫn bằng 43,1% GDP - một con số rất cao so với mức tăng trưởng 6,23% và hệ số ICOR (nếu tính theo cách lược quy) lên đến xấp xỉ 7. Điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư còn kém đi.
Việt Nam từng bỏ quy định trần lãi suất mà có sao đâu
Một điểm nữa cá nhân tôi (và nhiều người khác nữa) cho rằng nếu chúng ta bỏ quy định về trần lãi suất cho vay thông qua việc sử dụng lãi suất cơ bản như là một công cụ định trần thì lãi suất sẽ phản ánh đúng quan hệ thị trường và việc phân bổ nguồn lực sẽ hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ nắm chắc hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng chấp nhận lãi suất của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở những tín hiệu thị trường, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ thị trường mở để điều chỉnh lãi suất tín dụng theo mục tiêu lựa chọn. Như thế sẽ dễ dàng hơn và dễ tránh được sự “lệch khớp” có thể xảy ra khi điều hành bằng lãi suất cơ bản như hiện nay, nhất là trong những tình huống nhạy cảm và trong điều kiện hệ thống thu thập và xử lý số liệu không đủ tin cậy.
Đừng ngại bỏ trần lãi suất các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay lên, vì nếu đưa lên, chi phí vốn doanh nghiệp cao họ sẽ không vay, buộc ngân hàng phải hạ lãi suất xuống, trong khi đó, có những doanh nghiệp có thể vay trong ngắn hạn với lãi suất cao hơn mức trần để thực hiện một thương vụ kinh doanh mà vẫn có lãi lại không tiếp cận được tín dụng.
Chúng ta vẫn nói đây là quy định của luật dân sự nhưng tôi hiểu, quy định này chỉ để khống chế việc cho vay ngoài hệ thống tín dụng hiện đang khá phổ biến ở nông thôn, nhất là vùng ĐBSCL. Hơn nữa, đã có một thời gian khá dài, chúng ta đã bỏ quy định về trần lãi suất theo nghị quyết Trung ương 3 khoá IX mà có sao đâu.
Nếu đưa lãi suất cơ bản lên 14% là phanh gấp, tôi là người đề nghị "phanh gấp"
Nhiều người nói trong chống lạm phát, chúng ta đã có những cú phanh gấp, tự mình làm khó cho mình, đẩy kinh tế suy giảm nhanh hơn, trước khi khủng hoảng toàn cầu ập vào?
Có phải chúng ta “phanh gấp” không? Trước khi công bố 8 nhóm giải pháp, mọi gánh nặng chống lạm phát đều dồn lên vai chính sách tiền tệ. Và, chúng ta đã sử dụng cả “ba mũi giáp công” trong chính sách tiền tệ: tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc thì sự khái quát bằng hình tượng đó - tuy hơi "cay nghiệt" nhưng có thể hiểu được. Song quá trình điều chỉnh lãi suất cơ bản sau này thì tôi không nghĩ thế.
Trong một cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về lãi suất, tôi và anh Lê Đức Thuý đề nghị đưa lãi suất cơ bản từ 10% lên thẳng 14% chứ không phải 12% như một số đồng chí đề nghị. Sau khi Thủ tướng kết luận chỉ đưa lên 12%, tôi tiếp tục gặp Thủ tướng và cho rằng 12% là chưa đủ mức.
Suy nghĩ của tôi lúc đó là lạm phát các tháng vẫn rất cao, đưa thẳng lên 14% sẽ giảm bớt tần suất điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, hạn chế được sự hỗn loạn trong thị trường tín dụng (22 ngày sau ta cũng đã phải đưa lên 14%).
Nếu quan niệm như vậy là “phanh gấp”, thì vào thời điểm đó tôi lại là người đề nghị “phanh gấp”.
Làm chậm, "con bệnh" sẽ không tiếp nhận được thuốc chữa
Những kinh nghiệm, bài học gì cần lưu ý trong điều hành và quản lý kinh tế năm 2009, từ kinh nghiệm của 2008 và những năm trước đó?
Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 tháng 10 vừa qua, Chính phủ nêu ra 5 bài học. Đây là bài học cho nhiều năm cũng là bài học cho năm 2009.
Tôi muốn lưu ý phải đặc biệt coi trọng bảo đảm hiệu quả đầu tư, không vì phải chống suy giảm kinh tế mà chấp nhận những dự án đầu tư, nhất là đầu tư từ ngân sách và đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Nếu không, lạm phát sẽ quay trở lại.
Sự kém hiệu quả trong đầu tư từ các nguồn này là nguyên nhân sâu xa của lạm phát, làm nền kinh tế kém sức cạnh tranh và gây hậu quả lâu dài.
Vì vậy, phải lựa chọn đúng đối tượng đầu tư, hướng vào việc giải toả nhanh những điểm nghẽn tăng trưởng, đầu tư vào kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn, vào phát triển nguồn nhân lực và điều quan trọng nữa là tạo được thị trường cho sản xuất và đầu tư của khu vực dân doanh, qua đó mà giải quyết việc làm và kích thích tiêu dùng; phải bảo đảm cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận được các dự án, không chỉ ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước; lại phải cải cách mạnh các thủ tục trong đầu tư, khâu còn nhiều ách tắc. Có như thế mới nhanh chóng phát huy hiệu quả của việc kích cầu.
Nếu làm chậm, con bệnh trầm trọng hơn sẽ không còn khả năng tiếp nhận thuốc chữa.
Những điều chỉnh mới về cải cách thủ tục trong đầu tư sẽ giúp ta có những thực tiễn tốt nhất để hoàn thiện, tăng tốc cải cách hành chính nói chung.
Bất ổn về cơ chế kinh tế và tổ chức bộ máy
Một trong những yêu cầu cơ bản của năm 2009 là chữa căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam. Theo ông, bệnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là gì và mức độ ra sao? Gốc của bệnh tật đó nằm ở đâu?
Gốc của bệnh trong cơ thể kinh tế Việt Nam là sự thiếu hoàn thiện và minh bạch của cơ chế quản lý và sự bất ổn về mô hình tăng trưởng dẫn đến sự bất ổn trong cơ cấu kinh tế và các cân đối vĩ mô. Không chữa căn nguyên gốc rễ này thì điều hành sẽ rất vất vả.
Đừng quên rằng cơ chế kinh tế, tổ chức bộ máy và chỉ đạo điều hành liên quan mật thiết với nhau tạo thành hệ thống quản lý. Điều hành không thể thay thế được cơ chế quản lý, nó chỉ giúp khắc phục những vấn đề cụ thể mà cơ chế quản lý không bao phủ hết được.
Một cơ chế quản lý, dù tốt đến đâu cũng không phản ánh, bao quát hết được mọi hiện tượng kinh tế, lúc đó điều hành sẽ giúp xử lý những yêu cầu cụ thể nhưng khả năng của điều hành là có giới hạn.
Trong một cuộc họp trước đây, Văn phòng Chính phủ có báo cáo: trong năm Thường trực Chính phủ đã họp mấy trăm cuộc để xử lý công việc (ý muốn nói Thường trực Chính phủ làm việc rất tích cực và các đồng chí lãnh đạo Chính phủ rất bận rộn) tôi nói ngay với Thủ tướng Phan Văn Khải: điều này nói lên rằng có sự bất ổn trong cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy gắn với sự phân cấp của ta.
Chính phủ hiện nay cũng chưa giải quyết được tình hình đó.
Xử lý gốc căn bệnh như thế nào, theo ông?
Chúng ta phải giải quyết triệt để hai vấn đề:
Thứ nhất, hình thành đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường gắn với việc tạo lập môi trường cạnh tranh thật sự bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng phải đặt trong môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Tôi xin nhấn mạnh rằng: qua khủng hoảng, các nhà kinh tế, kể cả những người lâu nay vẫn theo trường phái "thị trường tự điều tiết" đều thừa nhận vai trò của nhà nước. Nhưng mọi sự can thiệp của nhà nước phải dựa trên đường ray của cơ chế thị trường mà không được đi chệch khỏi đường ray đó.
Ở đây có một câu chuyện rất đáng suy nghĩ: trong cuộc họp Chính phủ cuối năm vừa qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có báo cáo gần đây số đăng ký sáng chế tăng mạnh và chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tôi cứ nghĩ về điều này và đặt câu hỏi: vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có tỷ trọng đăng ký sáng chế lớn hơn các doanh nghiệp lớn trong khi nguồn lực của họ, cả tài chính và con người đều thua xa các doanh nghiệp lớn?
Và tự trả lời: doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn không được nhiều ưu ái như các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, nếu họ không tìm cách đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật sẽ rất khó tồn tại, trong khi đó các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hiện vẫn còn nhiều lợi thế do cơ chế cũ để lại, họ chỉ cần khai thác các lợi thế đó để kinh doanh là đủ.
Đó cũng là lý do vì sao chúng ta vẫn kêu gọi đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nhưng tỷ lệ đổi mới công nghệ ở nước ta vẫn rất thấp, thấp hơn nhiều nước trong ASEAN. Có thể suy diễn của tôi chưa đúng nhưng đây là vấn đề cần tìm hiểu đến tận gốc rễ.
Thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên để xuất khẩu, tăng vốn đầu tư trong đó phần quan trọng là đầu tư từ ngân sách và các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, bảo đảm quy mô kinh tế dựa trên khả năng hội tụ và lan toả vùng, khai thác tiềm năng của khu vực dân doanh và gia tăng mức đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng (khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và quản lý nhằm khai thác có hiệu quả vốn, công nghệ và nguồn nhân lực).
Nhìn lại mô hình công nghiệp hóa
Hơn 22 năm đổi mới, nhưng nhiều người vẫn có cảm giác Việt Nam vẫn đang loay hoay đi tìm mô hình phát triển cho mình. Ngay chuyện công nghiệp hóa - hiện đại hóa vẫn chưa biết phải theo phương thức nào, cách làm cụ thể ra sao. Theo ông, Việt Nam làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?
Tháng 8/2007, trước khi rời Bộ Thương mại, tôi có viết bài “Sự lồi lõm trong thế giới phẳng” đăng trên 2 số báo Nhân Dân, trong đó đánh giá rằng mô hình tăng trưởng của chúng ta cũng là mô hình công nghiệp hóa là không ổn.
Tôi có nêu rõ: cho đến nay, thế giới đã trải qua hai mô hình công nghiệp hóa. Vào trước những năm 80 của thế kỷ trước, khi thế giới sống trong chế độ bảo hộ mậu dịch, các nước tiến hành công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu và khá thành công với mô hình này, điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng với hai điều kiện (1) hàng rào bảo hộ cao và (2) tạo ra cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế trên cơ sở phát triển mạnh khu vực tư nhân.
Từ giữa những năm 80 chế độ bảo hộ mậu dịch giảm dần, định hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu không còn phát huy tác dụng, các nước chuyển sang mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh và cũng khá nhiều nền kinh tế thành công với mô hình này; chính mô hình này “đẻ” ra các nước công nghiệp mới (NICs.)
Tuy nhiên từ đầu thập kỷ 90, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế lớn, ngày càng cuốn hút nhiều quốc gia dân tộc vào tiến trình này với sự ra đời của nhiều hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA) khu vực (RTA) và rộng hơn, trên quy mô toàn cầu là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong điều kiện đó, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá, vốn, công nghệ và cả lao động nữa) được di chuyển tự do từ nước này sang nước khác theo các cam kết mở cửa thị trường và theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, thì cái gọi là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu cũng như công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu không còn nguyên nghĩa nữa.
Mô hình công nghiệp hóa phải được thực hiện trên cơ sở lợi thế so sánh dài hạn, quy mô kinh tế trên tầm nhìn liên vùng có tính đến dung lượng thị trường (cả trong và ngoài nước) nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh để có thể chiếm lĩnh những công đoạn có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong khi đó, mô hình công nghiệp hóa của chúng ta hiện nay vẫn không rõ ràng. Thay thế nhập khẩu thì không cạnh tranh được, hướng về xuất khẩu thì chủ yếu là gia công, dựa trên nhân công giá rẻ, giá trị gia tăng rất thấp.
Lợi thế nhân công rẻ không bao giờ là lợi thế cạnh tranh dài hạn trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trong thời đại ngày nay. Hơn nữa, với một chế độ xã hội như chúng ta, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng nếu có ai đó cứ muốn duy trì lợi thế nhân công giá rẻ thì thật là bất ổn!
Củng cố nền tảng của tăng trưởng
Dự báo bình thường đã khó, dự báo trong khủng hoảng lại khó khăn gấp bội, ngay cả với các chuyên gia hàng đầu của thế giới. Trong điều kiện thế giới biến động mạnh như hiện nay, Việt Nam phải làm gì để thích ứng và xử lý kịp thời?
Đúng, dự báo là việc rất khó, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá, tác động lan toả rất mạnh và biến động khó lường. Vì vậy, điều quan trọng là củng cố các nền tảng của tăng trưởng.
Muốn vậy, phải đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế; hoàn thiện các định chế kiểm soát thị trường và các tiêu chí thận trọng đi đôi với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Hai yêu cầu này gắn liền với nhau. Có như thế mới phát triển bền vững, tăng được sức đề kháng cho nền kinh tế trước biến động của bên ngoài.
Song song đó, phải làm tốt hơn công tác dự báo và phân tích kinh tế và có các kịch bản ứng phó với những tình huống xảy ra để không rơi vào thế bị động.
Vào trận như tuyển Việt Nam trước Thái Lan
Nhiều người đã đưa ra những dự đoán rất tiêu cực và bi quan về kinh tế Việt Nam 2009. Nhưng liệu có điều gì để người Việt Nam có thể lạc quan, vững tin hơn?
Đúng là năm 2009 là năm khó khăn, thậm chí khó khăn hơn so với 2008. Nhưng tôi không bi quan như thế. Vì, bên cạnh những khó khăn chúng ta cũng có những thuận lợi:
Thuận lợi lớn nhất là chúng ta có môi trường chính trị xã hội ổn định. Đây là thuân lợi gắn liền với chế độ ta và là tài sản vô giá của đất nước. Chính nhờ thuận lợi này mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn vững tin vào triển vọng phát triển dài hạn của nước ta.
Nguồn lực trong dân và tiềm năng tăng trưởng của đất nước còn nhiều, nếu biết khai thác tốt sẽ là động lực cho phát triển.
Thị trường nội địa của nước ta là lớn mà các doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm khai thác; và những thuận lợi mới mà năm 2008 không có: (1) lãi suất đã giảm và có thể còn được giảm tiếp (tất nhiên phải được tính toán hợp lý, tốt nhất là bỏ quy định về lãi suất cơ bản đang được sử dụng như một công cụ định trần); (2) các chính sách chủ động ngăn chặn suy giảm thể hiện trong 5 gói giải pháp của chính phủ là khá toàn diện trong đó có giải pháp kích cầu đầu tư, giải pháp này sẽ tạo thị trường cho sản xuất; (3) Chính phủ cũng đã giao cho Ngân hàng Phát triển bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tạo nhiều việc làm nhất và là động lực chủ yếu của tăng trưởng; (4) khả năng thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn nhiều so với năm 2008; (5) chúng ta có những cơ hội thị trường mới: hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt-Nhật (EPA) vừa được ký kết, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật...
Vấn đề là phải thực hiện khẩn trương và quyết liệt theo tinh thần “chủ trương 1, biện pháp 10 và quyết tâm 20”...
Phải “vào trận” như các cầu thủ tuyển Việt Nam "vào trận" trước tuyển Thái Lan trong chung kết cả ở Bangkok và Mỹ Đình... thì chúng ta sẽ vượt lên khó khăn và tạo được thành quả. Tôi tin ở bản lĩnh Việt Nam, sức mạnh Việt Nam.
Thách thức 2009 đặt ra yêu cầu cải cách thể chế kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Chẳng phải cũng từ khủng hoảng kinh tế xã hội vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 mà Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đó sao!
Nhìn nhận như vậy, thách thức sẽ là cơ hội để đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới: Nhà nước chủ động đẩy mạnh tiến trình này song song với tiếp nhận và phát huy sáng kiến của nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp, tạo cái nhìn hệ thống và cách làm đồng bộ, mới nâng cao hiệu quả của các chính sách kinh tế. .
"Cái khó ló cái khôn" câu nói dân gian này đã trở thành phương châm hành động của người Việt nghìn đời nay, nó cũng thể hiện bản lĩnh Việt.
Phương Loan (VNN)
Khẳng định rằng lạm phát ở nước ta có nguyên nhân từ bên ngoài nhưng nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho rằng, nguyên nhân bên trong là chính, trong đó nguyên nhân sâu xa là từ những khuyết tật trong cơ cấu kinh tế đã tồn tại từ nhiều năm nhưng chậm được khắc phục.
Cụ thể là hiệu quả đầu tư thấp, tiền bỏ ra nhiều mà sản phẩm làm ra ít, sức cạnh tranh của sản phẩm và của cả nền kinh tế kém. Cùng với những khuyết tật trong cơ cấu kinh tế, những yếu kém trong quản lý, điều hành nhất là trong điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2007 và những tháng đầu 2008 làm cho lạm phát tăng cao.
Chính điều này làm cho sức đề kháng của chúng ta trở nên yếu đi và nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường thế giới.
"Giá như..." - nói sau bao giờ cũng dễ!
Trong năm 2008, có lúc nào ông thấy đáng ra giải pháp của Chính phủ cần được đưa sớm hơn, làm nhanh hơn?
Bây giờ nhìn lại quãng đường đã đi mà nói giá như thế này giá như thế kia... thì dễ hơn nhiều.
Tôi cũng nghe có người nói giá như chúng ta không tăng giá xăng dầu lên cao nhất vào ngày 21/7: xăng: 19.000 đồng/lít, diesel: 15.950 đồng/lít,... (theo tính toán của Bộ Tài chính thì cũng mới chỉ bằng 70% giá không phải bù lỗ tại cùng thời điểm) nhưng lúc đó có ai khẳng định giá dầu sẽ xuống thấp như bây giờ?
Thậm chí có chuyên gia dầu mỏ còn đưa ra nhận định giá dầu sẽ lên tới 200 USD/ thùng. Trong trường hợp đó, nếu ta không chủ động tăng giá sẽ rất bị động. Và, liệu ngân sách có chịu nổi mức bù lỗ khi giá dầu tiếp tục tăng cao?
Câu chuyện điều hành tỷ giá và lãi suất cũng vậy. Khi chúng ta đưa lãi suất cơ bản lên 14%, tôi không thấy có ý kiến nào nói cao quá, thậm chí không ít chuyên gia trong nước trong đó có những chuyên gia độc lập cho rằng cần lên cao hơn. Hầu hết chuyên gia nước ngoài cũng kiến nghị như thế. Nếu lúc đó Chính phủ nghe theo các ý kiến này, giờ chắc có người bảo rằng tăng lãi suất lên như vậy là sai.
Thật ra trong tình huống rất nhạy cảm, việc lựa chọn bao giờ cũng khó khăn so với lúc này nhìn lại.
Nói như vậy không có nghĩa rằng mọi chuyện đều tốt cả. Nếu trình độ phân tích kinh tế khá hơn, chúng ta đã có thể nhận thấy lạm phát đã bắt đầu đe dọa nền kinh tế từ năm 2004. Hoặc chí ít chúng ta nhận biết nó ngay trong năm 2007, khi tổng phương tiện thanh toán đã lên tới 43% và tổng dư nợ tín dụng lên tới 53% thì sự lựa chọn phản ứng chính sách đã đúng đắn, kịp thời và dễ dàng hơn.
Chính phủ cũng đã nhận rõ các yếu kém trong công tác dự báo và phân tích kinh tế của các cơ quan chính phủ.
Hoặc vào tháng 2 khi lạm phát đã rất cao, nếu chúng ta kết hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ ngay từ đầu mà không dồn gánh nặng chống lạm phát cho chính sách tiền tệ thì sẽ bớt lúng túng, bị động... đặc biệt, đã không xảy ra tình hình thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tôi đã nhiều lần phát biểu: lạm phát đối với nền kinh tế giống như bệnh cao huyết áp đối với con người; nếu không chữa trị, có ngày xuất huyết não sẽ rất nguy. Nhưng muốn chữa kiểu gì cũng phải để cho máu lưu thông. Nếu không, chưa chết do xuất huyết não thì đã chết do tắc mạch máu rồi.
Một nền kinh tế cũng vậy! Muốn chống lạm phát cũng phải bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Chính phủ cũng đã nhận ra điều này và tháng 3 đã đưa ra 8 nhóm giải pháp toàn diện và đồng bộ. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng quá trình sau đó, chính sách tài khóa vẫn chưa hỗ trợ tốt cho chính sách tiền tệ.
Mặc dầu, theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tổng giá trị các công trình mà các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đình hoãn, cắt giảm là trên 30.000 tỷ đồng (?) nhưng tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 vẫn bằng 43,1% GDP - một con số rất cao so với mức tăng trưởng 6,23% và hệ số ICOR (nếu tính theo cách lược quy) lên đến xấp xỉ 7. Điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư còn kém đi.
Việt Nam từng bỏ quy định trần lãi suất mà có sao đâu
Một điểm nữa cá nhân tôi (và nhiều người khác nữa) cho rằng nếu chúng ta bỏ quy định về trần lãi suất cho vay thông qua việc sử dụng lãi suất cơ bản như là một công cụ định trần thì lãi suất sẽ phản ánh đúng quan hệ thị trường và việc phân bổ nguồn lực sẽ hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ nắm chắc hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng chấp nhận lãi suất của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở những tín hiệu thị trường, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ thị trường mở để điều chỉnh lãi suất tín dụng theo mục tiêu lựa chọn. Như thế sẽ dễ dàng hơn và dễ tránh được sự “lệch khớp” có thể xảy ra khi điều hành bằng lãi suất cơ bản như hiện nay, nhất là trong những tình huống nhạy cảm và trong điều kiện hệ thống thu thập và xử lý số liệu không đủ tin cậy.
Đừng ngại bỏ trần lãi suất các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay lên, vì nếu đưa lên, chi phí vốn doanh nghiệp cao họ sẽ không vay, buộc ngân hàng phải hạ lãi suất xuống, trong khi đó, có những doanh nghiệp có thể vay trong ngắn hạn với lãi suất cao hơn mức trần để thực hiện một thương vụ kinh doanh mà vẫn có lãi lại không tiếp cận được tín dụng.
Chúng ta vẫn nói đây là quy định của luật dân sự nhưng tôi hiểu, quy định này chỉ để khống chế việc cho vay ngoài hệ thống tín dụng hiện đang khá phổ biến ở nông thôn, nhất là vùng ĐBSCL. Hơn nữa, đã có một thời gian khá dài, chúng ta đã bỏ quy định về trần lãi suất theo nghị quyết Trung ương 3 khoá IX mà có sao đâu.
Nếu đưa lãi suất cơ bản lên 14% là phanh gấp, tôi là người đề nghị "phanh gấp"
Nhiều người nói trong chống lạm phát, chúng ta đã có những cú phanh gấp, tự mình làm khó cho mình, đẩy kinh tế suy giảm nhanh hơn, trước khi khủng hoảng toàn cầu ập vào?
Có phải chúng ta “phanh gấp” không? Trước khi công bố 8 nhóm giải pháp, mọi gánh nặng chống lạm phát đều dồn lên vai chính sách tiền tệ. Và, chúng ta đã sử dụng cả “ba mũi giáp công” trong chính sách tiền tệ: tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc thì sự khái quát bằng hình tượng đó - tuy hơi "cay nghiệt" nhưng có thể hiểu được. Song quá trình điều chỉnh lãi suất cơ bản sau này thì tôi không nghĩ thế.
Trong một cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về lãi suất, tôi và anh Lê Đức Thuý đề nghị đưa lãi suất cơ bản từ 10% lên thẳng 14% chứ không phải 12% như một số đồng chí đề nghị. Sau khi Thủ tướng kết luận chỉ đưa lên 12%, tôi tiếp tục gặp Thủ tướng và cho rằng 12% là chưa đủ mức.
Suy nghĩ của tôi lúc đó là lạm phát các tháng vẫn rất cao, đưa thẳng lên 14% sẽ giảm bớt tần suất điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, hạn chế được sự hỗn loạn trong thị trường tín dụng (22 ngày sau ta cũng đã phải đưa lên 14%).
Nếu quan niệm như vậy là “phanh gấp”, thì vào thời điểm đó tôi lại là người đề nghị “phanh gấp”.
Làm chậm, "con bệnh" sẽ không tiếp nhận được thuốc chữa
Những kinh nghiệm, bài học gì cần lưu ý trong điều hành và quản lý kinh tế năm 2009, từ kinh nghiệm của 2008 và những năm trước đó?
Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 tháng 10 vừa qua, Chính phủ nêu ra 5 bài học. Đây là bài học cho nhiều năm cũng là bài học cho năm 2009.
Tôi muốn lưu ý phải đặc biệt coi trọng bảo đảm hiệu quả đầu tư, không vì phải chống suy giảm kinh tế mà chấp nhận những dự án đầu tư, nhất là đầu tư từ ngân sách và đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Nếu không, lạm phát sẽ quay trở lại.
Sự kém hiệu quả trong đầu tư từ các nguồn này là nguyên nhân sâu xa của lạm phát, làm nền kinh tế kém sức cạnh tranh và gây hậu quả lâu dài.
Vì vậy, phải lựa chọn đúng đối tượng đầu tư, hướng vào việc giải toả nhanh những điểm nghẽn tăng trưởng, đầu tư vào kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn, vào phát triển nguồn nhân lực và điều quan trọng nữa là tạo được thị trường cho sản xuất và đầu tư của khu vực dân doanh, qua đó mà giải quyết việc làm và kích thích tiêu dùng; phải bảo đảm cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận được các dự án, không chỉ ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước; lại phải cải cách mạnh các thủ tục trong đầu tư, khâu còn nhiều ách tắc. Có như thế mới nhanh chóng phát huy hiệu quả của việc kích cầu.
Nếu làm chậm, con bệnh trầm trọng hơn sẽ không còn khả năng tiếp nhận thuốc chữa.
Những điều chỉnh mới về cải cách thủ tục trong đầu tư sẽ giúp ta có những thực tiễn tốt nhất để hoàn thiện, tăng tốc cải cách hành chính nói chung.
Bất ổn về cơ chế kinh tế và tổ chức bộ máy
Một trong những yêu cầu cơ bản của năm 2009 là chữa căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam. Theo ông, bệnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là gì và mức độ ra sao? Gốc của bệnh tật đó nằm ở đâu?
Gốc của bệnh trong cơ thể kinh tế Việt Nam là sự thiếu hoàn thiện và minh bạch của cơ chế quản lý và sự bất ổn về mô hình tăng trưởng dẫn đến sự bất ổn trong cơ cấu kinh tế và các cân đối vĩ mô. Không chữa căn nguyên gốc rễ này thì điều hành sẽ rất vất vả.
Đừng quên rằng cơ chế kinh tế, tổ chức bộ máy và chỉ đạo điều hành liên quan mật thiết với nhau tạo thành hệ thống quản lý. Điều hành không thể thay thế được cơ chế quản lý, nó chỉ giúp khắc phục những vấn đề cụ thể mà cơ chế quản lý không bao phủ hết được.
Một cơ chế quản lý, dù tốt đến đâu cũng không phản ánh, bao quát hết được mọi hiện tượng kinh tế, lúc đó điều hành sẽ giúp xử lý những yêu cầu cụ thể nhưng khả năng của điều hành là có giới hạn.
Trong một cuộc họp trước đây, Văn phòng Chính phủ có báo cáo: trong năm Thường trực Chính phủ đã họp mấy trăm cuộc để xử lý công việc (ý muốn nói Thường trực Chính phủ làm việc rất tích cực và các đồng chí lãnh đạo Chính phủ rất bận rộn) tôi nói ngay với Thủ tướng Phan Văn Khải: điều này nói lên rằng có sự bất ổn trong cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy gắn với sự phân cấp của ta.
Chính phủ hiện nay cũng chưa giải quyết được tình hình đó.
Xử lý gốc căn bệnh như thế nào, theo ông?
Chúng ta phải giải quyết triệt để hai vấn đề:
Thứ nhất, hình thành đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường gắn với việc tạo lập môi trường cạnh tranh thật sự bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng phải đặt trong môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Tôi xin nhấn mạnh rằng: qua khủng hoảng, các nhà kinh tế, kể cả những người lâu nay vẫn theo trường phái "thị trường tự điều tiết" đều thừa nhận vai trò của nhà nước. Nhưng mọi sự can thiệp của nhà nước phải dựa trên đường ray của cơ chế thị trường mà không được đi chệch khỏi đường ray đó.
Ở đây có một câu chuyện rất đáng suy nghĩ: trong cuộc họp Chính phủ cuối năm vừa qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có báo cáo gần đây số đăng ký sáng chế tăng mạnh và chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tôi cứ nghĩ về điều này và đặt câu hỏi: vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có tỷ trọng đăng ký sáng chế lớn hơn các doanh nghiệp lớn trong khi nguồn lực của họ, cả tài chính và con người đều thua xa các doanh nghiệp lớn?
Và tự trả lời: doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn không được nhiều ưu ái như các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, nếu họ không tìm cách đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật sẽ rất khó tồn tại, trong khi đó các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hiện vẫn còn nhiều lợi thế do cơ chế cũ để lại, họ chỉ cần khai thác các lợi thế đó để kinh doanh là đủ.
Đó cũng là lý do vì sao chúng ta vẫn kêu gọi đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nhưng tỷ lệ đổi mới công nghệ ở nước ta vẫn rất thấp, thấp hơn nhiều nước trong ASEAN. Có thể suy diễn của tôi chưa đúng nhưng đây là vấn đề cần tìm hiểu đến tận gốc rễ.
Thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên để xuất khẩu, tăng vốn đầu tư trong đó phần quan trọng là đầu tư từ ngân sách và các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, bảo đảm quy mô kinh tế dựa trên khả năng hội tụ và lan toả vùng, khai thác tiềm năng của khu vực dân doanh và gia tăng mức đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng (khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và quản lý nhằm khai thác có hiệu quả vốn, công nghệ và nguồn nhân lực).
Nhìn lại mô hình công nghiệp hóa
Hơn 22 năm đổi mới, nhưng nhiều người vẫn có cảm giác Việt Nam vẫn đang loay hoay đi tìm mô hình phát triển cho mình. Ngay chuyện công nghiệp hóa - hiện đại hóa vẫn chưa biết phải theo phương thức nào, cách làm cụ thể ra sao. Theo ông, Việt Nam làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?
Tháng 8/2007, trước khi rời Bộ Thương mại, tôi có viết bài “Sự lồi lõm trong thế giới phẳng” đăng trên 2 số báo Nhân Dân, trong đó đánh giá rằng mô hình tăng trưởng của chúng ta cũng là mô hình công nghiệp hóa là không ổn.
Tôi có nêu rõ: cho đến nay, thế giới đã trải qua hai mô hình công nghiệp hóa. Vào trước những năm 80 của thế kỷ trước, khi thế giới sống trong chế độ bảo hộ mậu dịch, các nước tiến hành công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu và khá thành công với mô hình này, điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng với hai điều kiện (1) hàng rào bảo hộ cao và (2) tạo ra cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế trên cơ sở phát triển mạnh khu vực tư nhân.
Từ giữa những năm 80 chế độ bảo hộ mậu dịch giảm dần, định hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu không còn phát huy tác dụng, các nước chuyển sang mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh và cũng khá nhiều nền kinh tế thành công với mô hình này; chính mô hình này “đẻ” ra các nước công nghiệp mới (NICs.)
Tuy nhiên từ đầu thập kỷ 90, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế lớn, ngày càng cuốn hút nhiều quốc gia dân tộc vào tiến trình này với sự ra đời của nhiều hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA) khu vực (RTA) và rộng hơn, trên quy mô toàn cầu là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong điều kiện đó, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá, vốn, công nghệ và cả lao động nữa) được di chuyển tự do từ nước này sang nước khác theo các cam kết mở cửa thị trường và theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, thì cái gọi là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu cũng như công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu không còn nguyên nghĩa nữa.
Mô hình công nghiệp hóa phải được thực hiện trên cơ sở lợi thế so sánh dài hạn, quy mô kinh tế trên tầm nhìn liên vùng có tính đến dung lượng thị trường (cả trong và ngoài nước) nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh để có thể chiếm lĩnh những công đoạn có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong khi đó, mô hình công nghiệp hóa của chúng ta hiện nay vẫn không rõ ràng. Thay thế nhập khẩu thì không cạnh tranh được, hướng về xuất khẩu thì chủ yếu là gia công, dựa trên nhân công giá rẻ, giá trị gia tăng rất thấp.
Lợi thế nhân công rẻ không bao giờ là lợi thế cạnh tranh dài hạn trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trong thời đại ngày nay. Hơn nữa, với một chế độ xã hội như chúng ta, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng nếu có ai đó cứ muốn duy trì lợi thế nhân công giá rẻ thì thật là bất ổn!
Củng cố nền tảng của tăng trưởng
Dự báo bình thường đã khó, dự báo trong khủng hoảng lại khó khăn gấp bội, ngay cả với các chuyên gia hàng đầu của thế giới. Trong điều kiện thế giới biến động mạnh như hiện nay, Việt Nam phải làm gì để thích ứng và xử lý kịp thời?
Đúng, dự báo là việc rất khó, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá, tác động lan toả rất mạnh và biến động khó lường. Vì vậy, điều quan trọng là củng cố các nền tảng của tăng trưởng.
Muốn vậy, phải đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế; hoàn thiện các định chế kiểm soát thị trường và các tiêu chí thận trọng đi đôi với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Hai yêu cầu này gắn liền với nhau. Có như thế mới phát triển bền vững, tăng được sức đề kháng cho nền kinh tế trước biến động của bên ngoài.
Song song đó, phải làm tốt hơn công tác dự báo và phân tích kinh tế và có các kịch bản ứng phó với những tình huống xảy ra để không rơi vào thế bị động.
Vào trận như tuyển Việt Nam trước Thái Lan
Nhiều người đã đưa ra những dự đoán rất tiêu cực và bi quan về kinh tế Việt Nam 2009. Nhưng liệu có điều gì để người Việt Nam có thể lạc quan, vững tin hơn?
Đúng là năm 2009 là năm khó khăn, thậm chí khó khăn hơn so với 2008. Nhưng tôi không bi quan như thế. Vì, bên cạnh những khó khăn chúng ta cũng có những thuận lợi:
Thuận lợi lớn nhất là chúng ta có môi trường chính trị xã hội ổn định. Đây là thuân lợi gắn liền với chế độ ta và là tài sản vô giá của đất nước. Chính nhờ thuận lợi này mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn vững tin vào triển vọng phát triển dài hạn của nước ta.
Nguồn lực trong dân và tiềm năng tăng trưởng của đất nước còn nhiều, nếu biết khai thác tốt sẽ là động lực cho phát triển.
Thị trường nội địa của nước ta là lớn mà các doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm khai thác; và những thuận lợi mới mà năm 2008 không có: (1) lãi suất đã giảm và có thể còn được giảm tiếp (tất nhiên phải được tính toán hợp lý, tốt nhất là bỏ quy định về lãi suất cơ bản đang được sử dụng như một công cụ định trần); (2) các chính sách chủ động ngăn chặn suy giảm thể hiện trong 5 gói giải pháp của chính phủ là khá toàn diện trong đó có giải pháp kích cầu đầu tư, giải pháp này sẽ tạo thị trường cho sản xuất; (3) Chính phủ cũng đã giao cho Ngân hàng Phát triển bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tạo nhiều việc làm nhất và là động lực chủ yếu của tăng trưởng; (4) khả năng thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn nhiều so với năm 2008; (5) chúng ta có những cơ hội thị trường mới: hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt-Nhật (EPA) vừa được ký kết, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật...
Vấn đề là phải thực hiện khẩn trương và quyết liệt theo tinh thần “chủ trương 1, biện pháp 10 và quyết tâm 20”...
Phải “vào trận” như các cầu thủ tuyển Việt Nam "vào trận" trước tuyển Thái Lan trong chung kết cả ở Bangkok và Mỹ Đình... thì chúng ta sẽ vượt lên khó khăn và tạo được thành quả. Tôi tin ở bản lĩnh Việt Nam, sức mạnh Việt Nam.
Thách thức 2009 đặt ra yêu cầu cải cách thể chế kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Chẳng phải cũng từ khủng hoảng kinh tế xã hội vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 mà Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đó sao!
Nhìn nhận như vậy, thách thức sẽ là cơ hội để đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới: Nhà nước chủ động đẩy mạnh tiến trình này song song với tiếp nhận và phát huy sáng kiến của nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp, tạo cái nhìn hệ thống và cách làm đồng bộ, mới nâng cao hiệu quả của các chính sách kinh tế. .
"Cái khó ló cái khôn" câu nói dân gian này đã trở thành phương châm hành động của người Việt nghìn đời nay, nó cũng thể hiện bản lĩnh Việt.
Phương Loan (VNN)