Phía sau tấm huy chương PCI của Đà Nẵng
Người kế nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh từng để lại một câu nói khiến nhiều cấp lãnh đạo Đà Nẵng nhớ mãi
Hai tháng sau ngày nhậm chức Chủ tịch Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ có dịp về Hà Nội trong một trải nghiệm khá vui: Đà Nẵng lần thứ hai liên tiếp đứng vị trí quán quân bảng xếp hạng chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), điều mà nhiều tỉnh thành khác mơ ước.
Thành tựu này không chỉ của cá nhân ai. Đà Nẵng dẫn đầu không vì những nghị quyết hay chỉ đạo hành chính suông. Thành phố này rõ ràng có một quyết tâm và khao khát xuyên suốt trong cả hệ thống chính trị.
Nóng từ trên nóng xuống
Trong câu chuyện về PCI giữa báo giới với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, VnEconomy bắt gặp một chi tiết thú vị: nguyên Bí thư Đà Nẵng đã quá cố Nguyễn Bá Thanh từng có phút giây “nổi quạu” vì kết quả PCI của thành phố.
Đó là vào năm 2012, khi mà trong bảng xếp hạng PCI, Đà Nẵng tụt xuống vị trí thứ 5.
Ngay ở buổi nói chuyện một ngày sau khi có kết quả PCI, trước hơn 4.500 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về tình hình kinh tế xã hội và một số công tác khác, ông Bá Thanh gọi đó là một "sự kiện buồn" của Đà Nẵng.
"Việc chấm điểm và xếp hạng do một tổ chức của Mỹ phối hợp với VCCI thực hiện trong các doanh nghiệp cả nước. Tôi thấy lần này người ta chấm Đà Nẵng tụt xuống như thế cũng khá chính xác. Lẽ ra còn tụt hơn tí nữa kia. Chắc là do từ chỗ ba năm liền "vô địch", nay hạ xuống nữa thấy cũng khó coi, nên người ta còn châm chước", Bí thư Đà Nẵng khi đó nói.
Theo dõi hành trình 10 năm qua của PCI, ông Vũ Tiến Lộc nhận thấy rằng, ở đâu người đứng đầu có sự quyết tâm cao độ thì kết quả đạt được sẽ khác. Tuy nhiên, sự quyết tâm của lãnh đạo cao nhất có đến được với các cấp lãnh đạo thấp hơn hay không là yếu tố rất quan trọng, và đó là điều mà Đà Nẵng làm được.
Ông Trần Thọ, người kế nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, cũng từng để lại một câu nói khiến nhiều cấp lãnh đạo Đà Nẵng nhớ mãi.
Khi Đà Nẵng quay lại vị trí số một vào năm ngoái, thay vì thỏa mãn, ông Thọ nói với cấp dưới: “Chúng ta vẫn chưa vui, đây là phong độ, chứ chưa phải là đẳng cấp”.
Có lẽ, thái độ ấy đã khiến cho những nỗ lực chung không bị dừng lại, thể hiện qua việc năm nay, Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ được "ngôi vương" PCI. Cho dù “dư địa” cho cải cách vẫn còn rất lớn, cộng đồng doanh nghiệp chắc chắn có thiện cảm với thành phố này.
Song hành cùng PCI, một cuộc điều tra cảm nhận của các doanh nghiệp FDI cũng đã được tiến hành. Theo GS. Edmund Malesky, Đại học Duke, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI thì có rất nhiều điểm mạnh của Đà Nẵng đã được khẳng định.
Chẳng hạn, đây là nơi duy nhất mà khả năng dự đoán việc thực thi của địa phương không thấp hơn khả năng dự đoán thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương.
Kết quả điều tra cho hay khả năng dự đoán cao nhờ mức độ minh bạch và khả năng tiếp cận tài liệu pháp lý hoặc quy hoạch tại Đà Năng cao đáng kể. Trong khi đó, khi doanh nghiệp gặp khó, 76% số doanh nghiệp cho biết Đà Nẵng đã “linh hoạt giải quyết trong khuôn khổ pháp luật”. Con số trung bình chung trên toàn quốc chỉ là 48%.
Đà Nẵng cũng là tỉnh duy nhất mà các nhà đầu tư không thấy chất lượng cơ sở hạ tầng năm 2014 suy giảm so với 2013.
Trong khi đó, thời gian chờ đợi có đủ các giấy tờ để chính thức hoạt động thấp đáng kể. Có tới 72% doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động sau một tháng kể từ ngày có đăng ký kinh doanh, trong khi trên toàn quốc chỉ là 38%.
Đáng chú ý, Đà Nẵng là tỉnh duy nhất có chưa tới hai cuộc thanh kiểm tra doanh nghiệp FDI mỗi năm. Đây cũng là nơi dễ dàng nhất để được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, với thời hạn chưa tới 15 ngày.
Điểm lớn từ việc nhỏ
Theo Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, việc đưa ra chương trình hành động mang tên “Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014” đã góp phần rất lớn vào vị trí dẫn đầu PCI.
Từ đầu năm, UBND thành phố ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 và đặc biệt là triển khai chỉ thị về “tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố trong tình hình mới”.
Thậm chí, thành phố này đã có nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, bao gồm Bảo hiểm xã hội thành phố; Công an thành phố; Cục Hải quan thành phố; Cục Thuế thành phố; Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Các cơ quan Trung ương đã có nhiều chuyển biến: Cục Thuế tổ chức “tuần lễ đến với người nộp thuế”, Kho bạc Nhà nước thành phố Đà Nẵng xây dựng bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính; Cục Hải Quan, Bảo hiểm xã hội thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến…
Thành phố cũng cho tiến hành khảo sát độc lập với riêng đối tượng là doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính, với tổng cộng gần 2.000 phiếu khảo sát.
Thông qua phỏng vấn qua điện thoại, toàn bộ thông tin phản ánh của doanh nghiệp đã được ghi âm, làm cơ sở cho các cơ quan chuyên môn tiếp thu.
Vẫn theo ông Thơ, đã có những đơn vị căn cứ vào phản ánh qua ghi âm để điều chuyển công tác nhân sự, bố trí lại công chức có năng lực, phẩm chất vào các vị trí cần giao tiếp nhiều với công dân, doanh nghiệp.
Từng việc nhỏ đã đưa đến một điểm số lớn, nhưng phía trước, như lời ông Trần Thọ vẫn là “thách thức phong độ”.
Với điểm số 66,87 điểm, tân Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng dư địa cho cải cách vẫn còn rất lớn, và thành phố không còn con đường nào khác là phải tiếp tục cải cách.
Nói như ông Vũ Tiến Lộc, “người dân mong mỏi điểm 10, trong khi nhóm đầu cũng chỉ mới 6-7 điểm thôi”.
Ở ngay phía sau, nhiều tỉnh thành cũng chỉ cách Đà Nẵng chỉ một vài chục phần trăm điểm, và nhiều tỉnh cũng đang nỗ lực.
Thành tựu này không chỉ của cá nhân ai. Đà Nẵng dẫn đầu không vì những nghị quyết hay chỉ đạo hành chính suông. Thành phố này rõ ràng có một quyết tâm và khao khát xuyên suốt trong cả hệ thống chính trị.
Nóng từ trên nóng xuống
Trong câu chuyện về PCI giữa báo giới với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, VnEconomy bắt gặp một chi tiết thú vị: nguyên Bí thư Đà Nẵng đã quá cố Nguyễn Bá Thanh từng có phút giây “nổi quạu” vì kết quả PCI của thành phố.
Đó là vào năm 2012, khi mà trong bảng xếp hạng PCI, Đà Nẵng tụt xuống vị trí thứ 5.
Ngay ở buổi nói chuyện một ngày sau khi có kết quả PCI, trước hơn 4.500 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về tình hình kinh tế xã hội và một số công tác khác, ông Bá Thanh gọi đó là một "sự kiện buồn" của Đà Nẵng.
"Việc chấm điểm và xếp hạng do một tổ chức của Mỹ phối hợp với VCCI thực hiện trong các doanh nghiệp cả nước. Tôi thấy lần này người ta chấm Đà Nẵng tụt xuống như thế cũng khá chính xác. Lẽ ra còn tụt hơn tí nữa kia. Chắc là do từ chỗ ba năm liền "vô địch", nay hạ xuống nữa thấy cũng khó coi, nên người ta còn châm chước", Bí thư Đà Nẵng khi đó nói.
Theo dõi hành trình 10 năm qua của PCI, ông Vũ Tiến Lộc nhận thấy rằng, ở đâu người đứng đầu có sự quyết tâm cao độ thì kết quả đạt được sẽ khác. Tuy nhiên, sự quyết tâm của lãnh đạo cao nhất có đến được với các cấp lãnh đạo thấp hơn hay không là yếu tố rất quan trọng, và đó là điều mà Đà Nẵng làm được.
Ông Trần Thọ, người kế nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, cũng từng để lại một câu nói khiến nhiều cấp lãnh đạo Đà Nẵng nhớ mãi.
Khi Đà Nẵng quay lại vị trí số một vào năm ngoái, thay vì thỏa mãn, ông Thọ nói với cấp dưới: “Chúng ta vẫn chưa vui, đây là phong độ, chứ chưa phải là đẳng cấp”.
Có lẽ, thái độ ấy đã khiến cho những nỗ lực chung không bị dừng lại, thể hiện qua việc năm nay, Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ được "ngôi vương" PCI. Cho dù “dư địa” cho cải cách vẫn còn rất lớn, cộng đồng doanh nghiệp chắc chắn có thiện cảm với thành phố này.
Song hành cùng PCI, một cuộc điều tra cảm nhận của các doanh nghiệp FDI cũng đã được tiến hành. Theo GS. Edmund Malesky, Đại học Duke, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI thì có rất nhiều điểm mạnh của Đà Nẵng đã được khẳng định.
Chẳng hạn, đây là nơi duy nhất mà khả năng dự đoán việc thực thi của địa phương không thấp hơn khả năng dự đoán thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương.
Kết quả điều tra cho hay khả năng dự đoán cao nhờ mức độ minh bạch và khả năng tiếp cận tài liệu pháp lý hoặc quy hoạch tại Đà Năng cao đáng kể. Trong khi đó, khi doanh nghiệp gặp khó, 76% số doanh nghiệp cho biết Đà Nẵng đã “linh hoạt giải quyết trong khuôn khổ pháp luật”. Con số trung bình chung trên toàn quốc chỉ là 48%.
Đà Nẵng cũng là tỉnh duy nhất mà các nhà đầu tư không thấy chất lượng cơ sở hạ tầng năm 2014 suy giảm so với 2013.
Trong khi đó, thời gian chờ đợi có đủ các giấy tờ để chính thức hoạt động thấp đáng kể. Có tới 72% doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động sau một tháng kể từ ngày có đăng ký kinh doanh, trong khi trên toàn quốc chỉ là 38%.
Đáng chú ý, Đà Nẵng là tỉnh duy nhất có chưa tới hai cuộc thanh kiểm tra doanh nghiệp FDI mỗi năm. Đây cũng là nơi dễ dàng nhất để được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, với thời hạn chưa tới 15 ngày.
Điểm lớn từ việc nhỏ
Theo Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, việc đưa ra chương trình hành động mang tên “Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014” đã góp phần rất lớn vào vị trí dẫn đầu PCI.
Từ đầu năm, UBND thành phố ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 và đặc biệt là triển khai chỉ thị về “tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố trong tình hình mới”.
Thậm chí, thành phố này đã có nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, bao gồm Bảo hiểm xã hội thành phố; Công an thành phố; Cục Hải quan thành phố; Cục Thuế thành phố; Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Các cơ quan Trung ương đã có nhiều chuyển biến: Cục Thuế tổ chức “tuần lễ đến với người nộp thuế”, Kho bạc Nhà nước thành phố Đà Nẵng xây dựng bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính; Cục Hải Quan, Bảo hiểm xã hội thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến…
Thành phố cũng cho tiến hành khảo sát độc lập với riêng đối tượng là doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính, với tổng cộng gần 2.000 phiếu khảo sát.
Thông qua phỏng vấn qua điện thoại, toàn bộ thông tin phản ánh của doanh nghiệp đã được ghi âm, làm cơ sở cho các cơ quan chuyên môn tiếp thu.
Vẫn theo ông Thơ, đã có những đơn vị căn cứ vào phản ánh qua ghi âm để điều chuyển công tác nhân sự, bố trí lại công chức có năng lực, phẩm chất vào các vị trí cần giao tiếp nhiều với công dân, doanh nghiệp.
Từng việc nhỏ đã đưa đến một điểm số lớn, nhưng phía trước, như lời ông Trần Thọ vẫn là “thách thức phong độ”.
Với điểm số 66,87 điểm, tân Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng dư địa cho cải cách vẫn còn rất lớn, và thành phố không còn con đường nào khác là phải tiếp tục cải cách.
Nói như ông Vũ Tiến Lộc, “người dân mong mỏi điểm 10, trong khi nhóm đầu cũng chỉ mới 6-7 điểm thôi”.
Ở ngay phía sau, nhiều tỉnh thành cũng chỉ cách Đà Nẵng chỉ một vài chục phần trăm điểm, và nhiều tỉnh cũng đang nỗ lực.