Phố Wall ăn “tết” buồn: Trong rủi có may
Thay vì tiền mặt, cổ phiếu sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong các khoản thưởng cuối năm nay tại Phố Wall
Lợi nhuận ảm đạm và những biến động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu hứa hẹn đem đến cho ngành tài chính Mỹ một mùa thưởng cuối năm tồi tệ nhất trong vài năm gần đây của những người làm việc ở Phố Wall. Tuy nhiên, nhiều nhà tài chính ở đây vẫn nuôi hy vọng bất lợi này sẽ biến thành một lợi thế.
Tờ New York Times cho biết, mùa thưởng cuối năm 2011, các công ty tài chính và ngân hàng Mỹ được dự báo sẽ tung ra hàng loạt những khoản thưởng cổ phiếu, thay vì thưởng tiền mặt. Giá cổ phiếu hiện nay đang ở mức thấp, thậm chí “rẻ như bèo”, nhưng nhiều khả năng sẽ phục hồi mạnh trong vài năm tới khi các công ty làm ăn có lãi trở lại.
“Tình hình hiện nay khiến nhiều người đoán trước về một mùa thưởng khiêm tốn. Nhưng rốt cục, vài năm nữa, mùa thưởng năm nay có thể đem đến những khoản tiền khổng lồ cho giới tài chính Phố Wall. Không phải ngân hàng nào cũng có thể “phất” trong dài hạn, nhưng phần lớn sẽ làm được điều đó”, Giáo sư Jonathan R. Macey thuộc Đại học Yale, nhận xét.
Không chỉ mạnh tay cắt giảm nhân sự, các “đại gia” ở Phố Wall như Goldman Sachs, Bank of America và Citigroup được nhận định là sẽ cắt giảm tiền thưởng cho lãnh đạo và nhân viên tới 30% trong năm nay. Thêm vào đó, thay vì tiền mặt, cổ phiếu sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong các khoản thưởng này.
Từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Washington và “búa rìu dư luận” đối với hoạt động chi thưởng, Phố Wall buộc phải chuyển sang thưởng bằng cổ phiếu và quyền chọn là chính. Trong đó, số cổ phiếu được thưởng chỉ được phép bán ra sau một khoảng thời gian nhất định, còn quyền chọn cho phép nhân viên mua cổ phiếu về sau ở một mức giá nhất định.
Thưởng cổ phiếu được xem là một cách ràng buộc lãnh đạo và nhân viên với kết quả kinh doanh dài hạn của công ty, buộc họ phải cắt giảm những phi vụ làm ăn rủi ro có thể dẫn tới rủi ro đối với hệ thống tài chính như những gì đã từng xảy ra mấy năm trước.
Bởi vậy, thưởng cổ phiếu giờ đã trở thành chuyện phổ biến trong ngành tài chính Mỹ. Năm 2010, Giám đốc điều hành (CEO) Lloyd C. Bankfein của Goldman Sachs nhận được 70% khoản thưởng cuối năm dưới dạng cổ phiếu bị hạn chế về thời gian được phép chuyển đổi thành tiền mặt, tương đương khoảng 12,6 triệu USD. Thậm chí, CEO Brian T. Moynihan của Bank of America còn nhận được toàn bộ khoản thưởng 9,05 triệu USD dưới dạng cổ phiếu.
Năm nay, tình hình sẽ không có gì mới. Một số nguồn tin thân cận tiết lộ với New York Times, thậm chí một số lãnh đạo ngân hàng còn thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách vận động tăng tỷ lệ thưởng bằng cổ phiếu và giảm thưởng tiền mặt trong gói thường cuối năm. Một quản lý làm việc ở Phố Wall cho biết, ông “cầu nguyện” hàng ngày mong giá cổ phiếu của công ty không tăng trước ngày phát thưởng vào đầu năm tới.
“Thực ra, ai cũng mong như tôi cả”, quản lý này nói.
Nếu nhận thưởng tiền mặt, các nhà tài chính Phố Wall sẽ chỉ nhận được một khoản cố định. Trong khi đó, thưởng bằng cổ phiếu có khả năng trở thành một khoản thưởng to hơn khi giá cổ phiếu tăng, nhưng cũng đi kèm với rủi ro trong trường hợp giá cổ phiếu đi xuống.
Giới tài chính Mỹ dự báo, sang năm, ít nhất giá cổ phiếu sẽ không giảm thêm, hoặc sẽ tăng đáng kể. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ đã giảm 40% kể từ mức đỉnh đạt được vào hồi tháng 2. “Các nhà đầu tư thận trọng và tránh mua cổ phiếu của các công ty tài chính lớn, khiến giá cổ phiếu của các công ty này giảm. Nhưng lịch sử cho thấy, những công ty này sẽ thích nghi được với tình hình, cải thiện lợi nhuận và giá cổ phiếu của họ sẽ lại tăng”, nhà phân tích Glenn Schorr thuộc công ty Nomura phát biểu.
Trên thực tế, chiến thuật thưởng cổ phiếu khi thị trường đi xuống đã từng được Phố Wall áp dụng trước đây. Vào năm 2008, khi giá cổ phiếu đang ở mức đáy trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều công ty tài chính đã tung ra những khoản thưởng cổ phiếu lớn bất thường cho nhân viên.
Đầu năm 2009, JPMorgan thưởng 131 triệu cổ phiếu hạn chế cho lãnh đạo và nhân viên, với mức giá bình quân chưa đầy 20 USD/cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu của ngân hàng này tăng trong năm 2010, công ty này cho phép nhân viên bán ra 80 triệu cổ phiếu đã thưởng ở mức giá bình quân 43 USD/cổ phiếu.
Trong tháng 12/2008, Goldman Sachs phát thưởng 36 triệu quyền chọn cổ phiếu, nhiều gấp hơn 10 lần so với năm trước đó. Ở thời điểm số quyền chọn này được phát thưởng, giá cổ phiếu Goldman Sachs là gần 79 USD/cổ phiếu, đến nay đã tăng lên 97 USD/cổ phiếu.
Nhưng, thưởng cổ phiếu không phải lúc nào cũng đem tới món hời cho người nhận. Vào tháng 12/2008, Morgan Stanley thưởng 28 triệu cổ phiếu cho lãnh đạo và phân viên, khi giá cổ phiếu này là 16,81 USD/cổ phiếu. Tới nay, giá cổ phiếu Morgan Stanley chỉ còn 15,5 USD/cổ phiếu.
Mặc dù vậy, thưởng cổ phiếu vẫn là một ván bạc mà nhiều lãnh đạo ngân hàng dám nhảy vào, vì họ đặt cược vào khả năng tăng giá trở lại của cổ phiếu trong thời gian tới, bất chấp những khó khăn hiện nay của thị trường. Thông thường, sau những đợt suy yếu kéo dài của thị trường, các công ty tài chính lại đón nhận một đợt tăng mạnh của giá cổ phiếu. Chẳng hạn, sau khi suy thoái kinh tế Mỹ kết thúc vào năm 2003, giá cổ phiếu ngành ngân hàng Mỹ đã tăng hơn 40%.
Tờ New York Times cho biết, mùa thưởng cuối năm 2011, các công ty tài chính và ngân hàng Mỹ được dự báo sẽ tung ra hàng loạt những khoản thưởng cổ phiếu, thay vì thưởng tiền mặt. Giá cổ phiếu hiện nay đang ở mức thấp, thậm chí “rẻ như bèo”, nhưng nhiều khả năng sẽ phục hồi mạnh trong vài năm tới khi các công ty làm ăn có lãi trở lại.
“Tình hình hiện nay khiến nhiều người đoán trước về một mùa thưởng khiêm tốn. Nhưng rốt cục, vài năm nữa, mùa thưởng năm nay có thể đem đến những khoản tiền khổng lồ cho giới tài chính Phố Wall. Không phải ngân hàng nào cũng có thể “phất” trong dài hạn, nhưng phần lớn sẽ làm được điều đó”, Giáo sư Jonathan R. Macey thuộc Đại học Yale, nhận xét.
Không chỉ mạnh tay cắt giảm nhân sự, các “đại gia” ở Phố Wall như Goldman Sachs, Bank of America và Citigroup được nhận định là sẽ cắt giảm tiền thưởng cho lãnh đạo và nhân viên tới 30% trong năm nay. Thêm vào đó, thay vì tiền mặt, cổ phiếu sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong các khoản thưởng này.
Từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Washington và “búa rìu dư luận” đối với hoạt động chi thưởng, Phố Wall buộc phải chuyển sang thưởng bằng cổ phiếu và quyền chọn là chính. Trong đó, số cổ phiếu được thưởng chỉ được phép bán ra sau một khoảng thời gian nhất định, còn quyền chọn cho phép nhân viên mua cổ phiếu về sau ở một mức giá nhất định.
Thưởng cổ phiếu được xem là một cách ràng buộc lãnh đạo và nhân viên với kết quả kinh doanh dài hạn của công ty, buộc họ phải cắt giảm những phi vụ làm ăn rủi ro có thể dẫn tới rủi ro đối với hệ thống tài chính như những gì đã từng xảy ra mấy năm trước.
Bởi vậy, thưởng cổ phiếu giờ đã trở thành chuyện phổ biến trong ngành tài chính Mỹ. Năm 2010, Giám đốc điều hành (CEO) Lloyd C. Bankfein của Goldman Sachs nhận được 70% khoản thưởng cuối năm dưới dạng cổ phiếu bị hạn chế về thời gian được phép chuyển đổi thành tiền mặt, tương đương khoảng 12,6 triệu USD. Thậm chí, CEO Brian T. Moynihan của Bank of America còn nhận được toàn bộ khoản thưởng 9,05 triệu USD dưới dạng cổ phiếu.
Năm nay, tình hình sẽ không có gì mới. Một số nguồn tin thân cận tiết lộ với New York Times, thậm chí một số lãnh đạo ngân hàng còn thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách vận động tăng tỷ lệ thưởng bằng cổ phiếu và giảm thưởng tiền mặt trong gói thường cuối năm. Một quản lý làm việc ở Phố Wall cho biết, ông “cầu nguyện” hàng ngày mong giá cổ phiếu của công ty không tăng trước ngày phát thưởng vào đầu năm tới.
“Thực ra, ai cũng mong như tôi cả”, quản lý này nói.
Nếu nhận thưởng tiền mặt, các nhà tài chính Phố Wall sẽ chỉ nhận được một khoản cố định. Trong khi đó, thưởng bằng cổ phiếu có khả năng trở thành một khoản thưởng to hơn khi giá cổ phiếu tăng, nhưng cũng đi kèm với rủi ro trong trường hợp giá cổ phiếu đi xuống.
Giới tài chính Mỹ dự báo, sang năm, ít nhất giá cổ phiếu sẽ không giảm thêm, hoặc sẽ tăng đáng kể. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ đã giảm 40% kể từ mức đỉnh đạt được vào hồi tháng 2. “Các nhà đầu tư thận trọng và tránh mua cổ phiếu của các công ty tài chính lớn, khiến giá cổ phiếu của các công ty này giảm. Nhưng lịch sử cho thấy, những công ty này sẽ thích nghi được với tình hình, cải thiện lợi nhuận và giá cổ phiếu của họ sẽ lại tăng”, nhà phân tích Glenn Schorr thuộc công ty Nomura phát biểu.
Trên thực tế, chiến thuật thưởng cổ phiếu khi thị trường đi xuống đã từng được Phố Wall áp dụng trước đây. Vào năm 2008, khi giá cổ phiếu đang ở mức đáy trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều công ty tài chính đã tung ra những khoản thưởng cổ phiếu lớn bất thường cho nhân viên.
Đầu năm 2009, JPMorgan thưởng 131 triệu cổ phiếu hạn chế cho lãnh đạo và nhân viên, với mức giá bình quân chưa đầy 20 USD/cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu của ngân hàng này tăng trong năm 2010, công ty này cho phép nhân viên bán ra 80 triệu cổ phiếu đã thưởng ở mức giá bình quân 43 USD/cổ phiếu.
Trong tháng 12/2008, Goldman Sachs phát thưởng 36 triệu quyền chọn cổ phiếu, nhiều gấp hơn 10 lần so với năm trước đó. Ở thời điểm số quyền chọn này được phát thưởng, giá cổ phiếu Goldman Sachs là gần 79 USD/cổ phiếu, đến nay đã tăng lên 97 USD/cổ phiếu.
Nhưng, thưởng cổ phiếu không phải lúc nào cũng đem tới món hời cho người nhận. Vào tháng 12/2008, Morgan Stanley thưởng 28 triệu cổ phiếu cho lãnh đạo và phân viên, khi giá cổ phiếu này là 16,81 USD/cổ phiếu. Tới nay, giá cổ phiếu Morgan Stanley chỉ còn 15,5 USD/cổ phiếu.
Mặc dù vậy, thưởng cổ phiếu vẫn là một ván bạc mà nhiều lãnh đạo ngân hàng dám nhảy vào, vì họ đặt cược vào khả năng tăng giá trở lại của cổ phiếu trong thời gian tới, bất chấp những khó khăn hiện nay của thị trường. Thông thường, sau những đợt suy yếu kéo dài của thị trường, các công ty tài chính lại đón nhận một đợt tăng mạnh của giá cổ phiếu. Chẳng hạn, sau khi suy thoái kinh tế Mỹ kết thúc vào năm 2003, giá cổ phiếu ngành ngân hàng Mỹ đã tăng hơn 40%.