Phố Wall “đổ đèo” cùng giá đồng, dầu thô
Nhóm cổ phiếu hàng hóa trượt giảm mạnh trước sự lao dốc của giá kim loại đồng và dầu thô Brent Biển Bắc
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm khá mạnh đêm qua (28/9). Giá kim loại và năng lượng giảm mạnh đã kéo lùi giá trị nhóm cổ phiếu hàng hóa, từ đó tác động mạnh lên tâm lý bất an của giới đầu tư về đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Đà lao dốc tới 7% của giá kim loại đồng, một trong những chỉ báo quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, đã khiến giới đầu cơ cổ phiếu sợ hãi và dẫn tới mức giảm 4,5% của chỉ số S&P nguyên vật liệu. Cổ phiếu của hãng Freeport-McMoRan Copper & Gold Inc trượt giảm tới 7,3% xuống còn 32,29 USD.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc hôm qua cũng trở lại xu hướng giảm giá, khi rớt hơn 3 USD trong phiên giao dịch buổi chiều, đẩy chỉ số S&P của nhóm cổ phiếu năng lượng trượt tới 3%. Đáng chú ý, cổ phiếu của hãng Chevron giảm 1,9% xuống 91,74 USD.
Thêm vào đó, giới đầu tư cũng đang nhấp nhổm chờ đợi kết quả thanh sát việc thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong bối cảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel cố gắng xoa dịu sự bất đồng trong chính phủ trước thềm cuộc bỏ phiếu mở rộng quỹ cứu trợ châu Âu.
Mức giảm hôm qua đã đẩy chỉ số S&P hướng tới quý giao dịch tồi tệ nhất kể từ thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính trước đây (quý 4/2008). Đồng thời, diễn biến này cũng cho thấy rõ sự nhạy cảm của thị trường trước những tin tức về tình hình bất ổn tại khu vực châu Âu như thế nào.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 179,79 điểm, tương ứng 1,61%, xuống 11.010,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 24,32 điểm, tương ứng 2,07%, xuống còn 1.151,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 55,25 điểm, tương ứng 2,17%, xuống mức 2.491,58 điểm.
Khoảng 7,96 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, tương đương với mức giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, mỗi 5 cổ phiếu hạ điểm thì có một cổ phiếu tăng điểm. Tỷ lệ này cũng tương tự ở sàn Nasdaq.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu đêm qua quay đầu thoái lui nhưng với biên độ nhẹ hơn. Chỉ số DAX của Đức hạ 50,02 điểm, tương ứng 0,89%, xuống mức 5.578,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 27,76 điểm, tương ứng 0,92%, xuống 2.995,62 điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1,44% xuống 5.217,63 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả trái chiều, sau khi đồng loạt tăng điểm mạnh trong phiên liền trước. Giới đầu tư bắt đầu tỏ ra thận trọng hơn khi thấy rằng những kế hoạch giải cứu Khu vực đồng Euro khỏi khủng hoảng nợ vẫn chưa có gì là cụ thể.
Hiện, các nhà đầu tư cổ phiếu trong khu vực đang ngóng chờ kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 29/9 tại Đức về việc nới lỏng quỹ giải cứu các nước châu Âu. Hôm 27/9, Thủ tướng Đức một lần nữa tỏ ý ủng hộ Hy Lạp và cam kết hỗ trợ cho Athens thông qua việc thúc đẩy đợt giải ngân cuối cùng trong gói trị giá 110 tỷ Euro.
Tiếp tục xu hướng đi lên trong phiên này có các thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Cụ thể, chốt phiên giao dịch 28/9, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhích nhẹ 5,70 điểm, tương ứng 0,07%, lên chốt ở mức 8.615,65 điểm. Chỉ số Taiex của sàn chứng khoán Đài Loan tăng 57,03 điểm, tương ứng 0,80%, lên 7.146,98 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 22,99 điểm, tương ứng 0,95%, xuống mức 2.392,06 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,91%, xuống còn 2.701,17 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,73%, xuống mức 1.723,09 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,66% xuống còn 18.011,10 điểm.
Đà lao dốc tới 7% của giá kim loại đồng, một trong những chỉ báo quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, đã khiến giới đầu cơ cổ phiếu sợ hãi và dẫn tới mức giảm 4,5% của chỉ số S&P nguyên vật liệu. Cổ phiếu của hãng Freeport-McMoRan Copper & Gold Inc trượt giảm tới 7,3% xuống còn 32,29 USD.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc hôm qua cũng trở lại xu hướng giảm giá, khi rớt hơn 3 USD trong phiên giao dịch buổi chiều, đẩy chỉ số S&P của nhóm cổ phiếu năng lượng trượt tới 3%. Đáng chú ý, cổ phiếu của hãng Chevron giảm 1,9% xuống 91,74 USD.
Thêm vào đó, giới đầu tư cũng đang nhấp nhổm chờ đợi kết quả thanh sát việc thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong bối cảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel cố gắng xoa dịu sự bất đồng trong chính phủ trước thềm cuộc bỏ phiếu mở rộng quỹ cứu trợ châu Âu.
Mức giảm hôm qua đã đẩy chỉ số S&P hướng tới quý giao dịch tồi tệ nhất kể từ thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính trước đây (quý 4/2008). Đồng thời, diễn biến này cũng cho thấy rõ sự nhạy cảm của thị trường trước những tin tức về tình hình bất ổn tại khu vực châu Âu như thế nào.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 179,79 điểm, tương ứng 1,61%, xuống 11.010,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 24,32 điểm, tương ứng 2,07%, xuống còn 1.151,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 55,25 điểm, tương ứng 2,17%, xuống mức 2.491,58 điểm.
Khoảng 7,96 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, tương đương với mức giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, mỗi 5 cổ phiếu hạ điểm thì có một cổ phiếu tăng điểm. Tỷ lệ này cũng tương tự ở sàn Nasdaq.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu đêm qua quay đầu thoái lui nhưng với biên độ nhẹ hơn. Chỉ số DAX của Đức hạ 50,02 điểm, tương ứng 0,89%, xuống mức 5.578,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 27,76 điểm, tương ứng 0,92%, xuống 2.995,62 điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1,44% xuống 5.217,63 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả trái chiều, sau khi đồng loạt tăng điểm mạnh trong phiên liền trước. Giới đầu tư bắt đầu tỏ ra thận trọng hơn khi thấy rằng những kế hoạch giải cứu Khu vực đồng Euro khỏi khủng hoảng nợ vẫn chưa có gì là cụ thể.
Hiện, các nhà đầu tư cổ phiếu trong khu vực đang ngóng chờ kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 29/9 tại Đức về việc nới lỏng quỹ giải cứu các nước châu Âu. Hôm 27/9, Thủ tướng Đức một lần nữa tỏ ý ủng hộ Hy Lạp và cam kết hỗ trợ cho Athens thông qua việc thúc đẩy đợt giải ngân cuối cùng trong gói trị giá 110 tỷ Euro.
Tiếp tục xu hướng đi lên trong phiên này có các thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Cụ thể, chốt phiên giao dịch 28/9, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhích nhẹ 5,70 điểm, tương ứng 0,07%, lên chốt ở mức 8.615,65 điểm. Chỉ số Taiex của sàn chứng khoán Đài Loan tăng 57,03 điểm, tương ứng 0,80%, lên 7.146,98 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 22,99 điểm, tương ứng 0,95%, xuống mức 2.392,06 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,91%, xuống còn 2.701,17 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,73%, xuống mức 1.723,09 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,66% xuống còn 18.011,10 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.190,70 | 11.010,90 | 179,79 | 1,61 |
S&P 500 | 1.175,38 | 1.151,06 | 24,32 | 2,07 | |
Nasdaq | 2.546,83 | 2.491,58 | 55,25 | 2,17 | |
Anh | FTSE 100 | 5.294,05 | 5.217,63 | 76,42 | 1,44 |
Pháp | CAC 40 | 3.023,38 | 2.995,62 | 27,76 | 0,92 |
Đức | DAX | 5.628,44 | 5.578,42 | 50,02 | 0,89 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.609,95 | 8.615,65 | 5,70 | 0,07 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.130,60 | 18.011,10 | 119,49 | 0,66 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.415,05 | 2.392,06 | 22,99 | 0,95 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.089,95 | 7.146,98 | 57,03 | 0,80 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.735,71 | 1.723,09 | 12,62 | 0,73 |
Singapore | Straits Times | 2.725,91 | 2.701,17 | 24,74 | 0,91 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |