Phố Wall khép tuần giao dịch đầu năm thành công
Mặc dù thị trường đỏ lửa phiên 7/1, nhưng Phố Wall vẫn có tuần giao dịch thành công đầu tiên trong năm 2011
Mặc dù thị trường đỏ lửa trong phiên giao dịch 7/1, nhưng Phố Wall vẫn có tuần giao dịch thành công đầu tiên trong năm 2011.
Kết thúc ngày giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 22,55 điểm (-0,19%) xuống 11.674,76 điểm. S&P 500 giảm 2,35 điểm (-0,18%) xuống 1.271,50 điểm. Nasdaq giảm 6,72 điểm (-0,25%) xuống 2.703,17 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 8,72 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,84%, S&P 500 cộng 1,1% và Nasdaq tăng 1,9%. Tuy nhiên so với mức đỉnh xác lập tháng 10/2007, chỉ số Dow Jones vẫn còn cách 17,58%, S&P 500 3,59% và Nasdaq 18,76%.
Trong tuần, Phố Wall đạt mức tăng mạnh nhất là các ngày 3 và 5/1 nhờ niềm tin của giới đầu tư vào thị trường năm mới cũng như sự khởi sắc trên lĩnh vực lao động của khối doanh nghiệp tư nhân.
Phiên hôm qua, Phố Wall đón nhận thông tin lạc quan về tỷ lệ thất nghiệp tháng 12 bất ngờ giảm mạnh từ 9,8% xuống còn 9,4%, tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 4/1998, tốt hơn rất nhiều so với dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn bị lung lay trước báo cáo việc làm không đạt kỳ vọng. Cụ thể, trong tháng 12/2010, Mỹ có thêm 103.000 việc làm mới, trong khi giới phân tích trước đó dự báo là 175.000.
Paul Zemsky, chuyên gia thuộc hãng ING Investment Management, nhận xét: “103.000 việc làm mới, dù theo tiêu chí nào, cũng không phải là con số lớn, không đủ để giảm tỷ lệ thất nghiệp".
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,58% xuống 5.984,33 điểm, DAX của Đức hạ 0,48% xuống 6.947,84 điểm, CAC 40 của Pháp giảm 0,99% xuống 3.865,58 điểm.
Ngược lại, các thị trường châu Á diễn biến trái chiều vào cuối phiên giao dịch ngày 7/1. Trong khi các sàn chứng khoán Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phục hồi thì các thị trường còn lại tiếp tục mất điểm.
Thị trường Nhật Bản chạm mức cao 8 tháng. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,11% lên 10.541,04 điểm. Tính cả tuần, chỉ số này tăng 3%. Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,52% lên 2.838.80 điểm. Tính cả tuần, Shanghai Composite tăng 1,1%.
Tại Hàn Quốc, đà bứt phá của nhóm cổ phiếu sản xuất ô tô và bán lẻ giúp thị trường chứng khoán nước này lên điểm. Chỉ số Kospi tăng 0,41% lên 2.086,20 điểm.
Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán Hồng Kông chấm dứt đà tăng giá 7 phiên liên tiếp trước đó, khi Hang Seng giảm 0,42%. Các chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,13%, Straits Times của Singapore hạ 0,56%.
Kết thúc ngày giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 22,55 điểm (-0,19%) xuống 11.674,76 điểm. S&P 500 giảm 2,35 điểm (-0,18%) xuống 1.271,50 điểm. Nasdaq giảm 6,72 điểm (-0,25%) xuống 2.703,17 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 8,72 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,84%, S&P 500 cộng 1,1% và Nasdaq tăng 1,9%. Tuy nhiên so với mức đỉnh xác lập tháng 10/2007, chỉ số Dow Jones vẫn còn cách 17,58%, S&P 500 3,59% và Nasdaq 18,76%.
Trong tuần, Phố Wall đạt mức tăng mạnh nhất là các ngày 3 và 5/1 nhờ niềm tin của giới đầu tư vào thị trường năm mới cũng như sự khởi sắc trên lĩnh vực lao động của khối doanh nghiệp tư nhân.
Phiên hôm qua, Phố Wall đón nhận thông tin lạc quan về tỷ lệ thất nghiệp tháng 12 bất ngờ giảm mạnh từ 9,8% xuống còn 9,4%, tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 4/1998, tốt hơn rất nhiều so với dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn bị lung lay trước báo cáo việc làm không đạt kỳ vọng. Cụ thể, trong tháng 12/2010, Mỹ có thêm 103.000 việc làm mới, trong khi giới phân tích trước đó dự báo là 175.000.
Paul Zemsky, chuyên gia thuộc hãng ING Investment Management, nhận xét: “103.000 việc làm mới, dù theo tiêu chí nào, cũng không phải là con số lớn, không đủ để giảm tỷ lệ thất nghiệp".
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,58% xuống 5.984,33 điểm, DAX của Đức hạ 0,48% xuống 6.947,84 điểm, CAC 40 của Pháp giảm 0,99% xuống 3.865,58 điểm.
Ngược lại, các thị trường châu Á diễn biến trái chiều vào cuối phiên giao dịch ngày 7/1. Trong khi các sàn chứng khoán Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phục hồi thì các thị trường còn lại tiếp tục mất điểm.
Thị trường Nhật Bản chạm mức cao 8 tháng. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,11% lên 10.541,04 điểm. Tính cả tuần, chỉ số này tăng 3%. Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,52% lên 2.838.80 điểm. Tính cả tuần, Shanghai Composite tăng 1,1%.
Tại Hàn Quốc, đà bứt phá của nhóm cổ phiếu sản xuất ô tô và bán lẻ giúp thị trường chứng khoán nước này lên điểm. Chỉ số Kospi tăng 0,41% lên 2.086,20 điểm.
Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán Hồng Kông chấm dứt đà tăng giá 7 phiên liên tiếp trước đó, khi Hang Seng giảm 0,42%. Các chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,13%, Straits Times của Singapore hạ 0,56%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.697,30 | 11.674,80 | 22,55 | 0,19 |
S&P 500 | 1.273,85 | 1.271,50 | 2,35 | 0,18 | |
Nasdaq | 2.709,89 | 2.703,17 | 6,72 | 0,25 | |
Anh | FTSE 100 | 6.019,51 | 5.984,33 | 35,18 | 0,58 |
Pháp | CAC 40 | 3.904,42 | 3.865,58 | 38,84 | 0,99 |
Đức | DAX | 6.981,39 | 6.947,84 | 33,55 | 0,48 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.529,80 | 10.541,00 | 11,28 | 0,11 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.786,30 | 23.686,60 | 99,67 | 0,42 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.824,20 | 2.838,80 | 14,60 | 0,52 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.883,21 | 8.782,72 | 100,49 | 1,13 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.077,61 | 2.086,20 | 8,59 | 0,41 |
Ấn Độ | BSE | 20.184,70 | 19.691,80 | 492,93 | 2,44 |
Singapore | Straits Times | 3.279,70 | 3.261,35 | 18,35 | 0,56 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |