Phố Wall mất điểm trước nhiều tin xấu
Nếu không nhờ phiên giao dịch thành công của khối tài chính thì chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm điểm mạnh
Ngày 5/8, nếu không nhờ phiên giao dịch thành công của khối tài chính thì chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm điểm mạnh.
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 7/2009 đã giảm xuống 46,4 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 48 điểm của giới phân tích, từ mức 47 điểm trong tháng 6.
Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 371.000 việc làm trong tháng 7/2009 - cao hơn so với mức dự báo 345.000 của giới phân tích, từ mức 463.000 trong tháng 6.
Ngày 7/8 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7. Theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 7 sẽ tăng lên 9,6%, từ mức 9,5% trong tháng 6.
Liên quan đến kế hoạch đấu thầu trái phiếu của Chính phủ Mỹ, hôm thứ Tư, Bộ Tài chính nước này cho biết sẽ tổ chức đấu thầu số trái phiếu và kỳ phiếu trị giá 75 tỷ USD trong tuần tới.
Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ sẽ bán đấu giá số kỳ phiếu trị giá 37 tỷ USD, kỳ hạn 3 năm vào ngày 11/8; 23 tỷ USD giá trị kỳ phiếu kỳ hạn 5 năm vào ngày 12/8 và 15 tỷ USD giá trị trái phiếu kỳ hạn 30 năm vào ngày 13/8.
Cổ phiếu AIG tăng hơn 60%
Ngày 5/8, Procter & Gamble cho biết doanh thu của hãng trong quý 4 năm tài chính đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 18,66 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế đạt 2,47 tỷ USD, tương đương 80 cent/cổ phiếu - giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Cổ phiếu của Procter & Gamble (PG-NYSE) đã mất tới 2,8% xuống 53,91 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm hôm thứ Tư do giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu sau khi Viện Quản lý Nguồn cung công bố chỉ số ISM ngành dịch vụ suy giảm và ADP Employer Services cho hay giới chủ tư nhân cắt giảm nhiều lao động trong tháng 7 hơn so với tháng 6.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh gây thất vọng của tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble cũng tác động xấu tới nhà đầu tư.
Dù thị trường mất điểm sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp nhưng vẫn chứng tỏ lực cầu hiện rất lớn. Điều đó được thể hiện rõ khi có tới 1,88 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh thành công trên sàn New York - tăng 26% so với khối lượng giao dịch trung bình/ngày trong hơn 7 tháng qua và cũng là lần đầu tiên sau 3 tháng khối lượng giao dịch vượt mức 1,5 tỷ cổ phiếu.
Lực đỡ cho thị trường phiên này chính là sức tăng mạnh mẽ của cổ phiếu khối tài chính. Cổ phiếu của Bank of America tăng 6,52%, cổ phiếu JPMorgan lên 3,9%, cổ phiếu American Express tiến thêm 5,8%.
Cũng nhờ biên độ tăng mạnh của ba cổ phiếu này mà chỉ số Dow Jones chỉ giảm nhẹ dù có tới 21/30 cổ phiếu trong chỉ số này mất điểm.
Cổ phiếu của Citigroup thì tăng tới 10,15% sau khi Giám đốc điều hành của ngân hàng - ông Vikram Pandit thông báo kế hoạch bán 20 đơn vị kinh doanh mảng tài chính tiêu dùng, chủ yếu là tại châu Âu.
Bất ngờ lớn nhất thuộc về cổ phiếu AIG khi tăng tới 8,48 USD, tương đương 62,72%, chốt ở mức 22 USD/cổ phiếu. Nguyên nhân khiến cổ phiếu này được kỳ vọng lớn là do dự báo hãng sẽ công bố kết quả kinh doanh khả quan lần đầu tiên sau 5 năm. Bên cạnh đó, AIG cũng có thể sẽ thực hiện chuyển đổi nợ lấy cổ phiếu cho Chính phủ Mỹ.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 5/8: chỉ số Dow Jones giảm 39,22 điểm, tương đương -0,42%, chốt ở mức 9.280,97.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 18,26 điểm, tương đương -0,91%, chốt ở mức 1993,05.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 2,93 điểm, tương đương -0,29%, đóng cửa ở mức 1.002,72.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số lượng người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Báo cáo về thị trường việc làm trong tháng 7.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm phiên thứ hai
Chứng khoán khu vực tiếp tục giảm điểm sau những thông tin bất lợi từ ngành dịch vụ và thị trường việc làm ở Mỹ.
Cổ phiếu khối năng lượng nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất, trong đó cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil, Repsol, Total và StatoilHydro giảm từ 0,8% đến 3,9%.
Cũng giống như thị trường Mỹ, cổ phiếu khối tài chính ở châu Âu lại làm lực đỡ mạnh cho thị trường tránh một phiên giảm điểm sâu. Cổ phiếu của Societe Generale lên 6%, cổ phiếu AXA tiến thêm 1,7%, cổ phiếu Lloyds Banking Group tăng 10,6%, các cổ phiếu Standard Chartered, Barclays, Royal Bank of Scotland, UBS và Commerzbank tăng từ 1,1% đến 4,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 24,24 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 4.647,13. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,18%, khối lượng giao dịch đạt 30,46 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,51%, khối lượng giao dịch đạt 174,24 triệu cổ phiếu.
Sắc đỏ phủ khắp thị trường chứng khoán châu Á
Phiên giao dịch trước đó, chứng khoán châu Á đã đuối sức khi nhiều thị trường giảm điểm nhẹ, còn những thị trường khác duy trì mức tăng điểm không đáng kể. Điều này báo hiệu cho thấy sức cầu đã suy giảm.
Đên 4/8, thị trường chứng khoán Mỹ mặc dù lên điểm nhưng biên độ tăng không đủ mạnh để có thể tác động tích cực tới thị trường châu Á ngày 5/8. Rõ ràng sau chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, nhà đầu tư đã bắt đầu chốt lãi. Hơn nữa thị trường không có đủ thông tin hỗ trợ để tiếp tục đi lên.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã giảm 1,1% xuống 111,84 điểm, sau khi tăng nhẹ phiên liền trước.
Trong khi đó, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy yếu tố nội lực và niềm tin của nhà đầu tư đã đưa chỉ số VN-Index một mình lên điểm. Dù sức cầu, điểm số tăng chưa đủ để tạo nên một đợt sóng, nhưng sự vững tin của nhà đầu tư trong nước cùng động thái mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đang tạo nên lực đỡ khiến thị trường khó có thể giảm sâu.
Liên quan đến thị trường Australia, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết thâm hụt thương mại trong tháng 6 đã được thu hẹp lại so với tháng 5/2009. Trước thực tế xuất khẩu của Australia tăng lên trong khi nhập khẩu lại chững lại, thâm hụt thương mại của nước này chỉ còn 441 triệu Đô la Australia (372 triệu USD), từ mức 737 triệu Đô la Australia trong tháng 5.
Trong tháng 6, xuất khẩu của Australia đã tăng 2% lên 20,4 tỷ Đô la Australia - trong đó xuất khẩu vàng tăng 17% và ngũ cốc tăng 15%. Nhập khẩu trong tháng đạt 20,8 tỷ Đô la Australia - trong đó nhập khẩu nhiên liệu tăng 13% và hàng tiều dùng tăng 4%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 1,55%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,99%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 2,02%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 1,45%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ xuống 0,27%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 0,44 %. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,24%. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,18%.
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 7/2009 đã giảm xuống 46,4 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 48 điểm của giới phân tích, từ mức 47 điểm trong tháng 6.
Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 371.000 việc làm trong tháng 7/2009 - cao hơn so với mức dự báo 345.000 của giới phân tích, từ mức 463.000 trong tháng 6.
Ngày 7/8 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7. Theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 7 sẽ tăng lên 9,6%, từ mức 9,5% trong tháng 6.
Liên quan đến kế hoạch đấu thầu trái phiếu của Chính phủ Mỹ, hôm thứ Tư, Bộ Tài chính nước này cho biết sẽ tổ chức đấu thầu số trái phiếu và kỳ phiếu trị giá 75 tỷ USD trong tuần tới.
Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ sẽ bán đấu giá số kỳ phiếu trị giá 37 tỷ USD, kỳ hạn 3 năm vào ngày 11/8; 23 tỷ USD giá trị kỳ phiếu kỳ hạn 5 năm vào ngày 12/8 và 15 tỷ USD giá trị trái phiếu kỳ hạn 30 năm vào ngày 13/8.
Cổ phiếu AIG tăng hơn 60%
Ngày 5/8, Procter & Gamble cho biết doanh thu của hãng trong quý 4 năm tài chính đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 18,66 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế đạt 2,47 tỷ USD, tương đương 80 cent/cổ phiếu - giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Cổ phiếu của Procter & Gamble (PG-NYSE) đã mất tới 2,8% xuống 53,91 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm hôm thứ Tư do giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu sau khi Viện Quản lý Nguồn cung công bố chỉ số ISM ngành dịch vụ suy giảm và ADP Employer Services cho hay giới chủ tư nhân cắt giảm nhiều lao động trong tháng 7 hơn so với tháng 6.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh gây thất vọng của tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble cũng tác động xấu tới nhà đầu tư.
Dù thị trường mất điểm sau 4 phiên tăng điểm liên tiếp nhưng vẫn chứng tỏ lực cầu hiện rất lớn. Điều đó được thể hiện rõ khi có tới 1,88 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh thành công trên sàn New York - tăng 26% so với khối lượng giao dịch trung bình/ngày trong hơn 7 tháng qua và cũng là lần đầu tiên sau 3 tháng khối lượng giao dịch vượt mức 1,5 tỷ cổ phiếu.
Lực đỡ cho thị trường phiên này chính là sức tăng mạnh mẽ của cổ phiếu khối tài chính. Cổ phiếu của Bank of America tăng 6,52%, cổ phiếu JPMorgan lên 3,9%, cổ phiếu American Express tiến thêm 5,8%.
Cũng nhờ biên độ tăng mạnh của ba cổ phiếu này mà chỉ số Dow Jones chỉ giảm nhẹ dù có tới 21/30 cổ phiếu trong chỉ số này mất điểm.
Cổ phiếu của Citigroup thì tăng tới 10,15% sau khi Giám đốc điều hành của ngân hàng - ông Vikram Pandit thông báo kế hoạch bán 20 đơn vị kinh doanh mảng tài chính tiêu dùng, chủ yếu là tại châu Âu.
Bất ngờ lớn nhất thuộc về cổ phiếu AIG khi tăng tới 8,48 USD, tương đương 62,72%, chốt ở mức 22 USD/cổ phiếu. Nguyên nhân khiến cổ phiếu này được kỳ vọng lớn là do dự báo hãng sẽ công bố kết quả kinh doanh khả quan lần đầu tiên sau 5 năm. Bên cạnh đó, AIG cũng có thể sẽ thực hiện chuyển đổi nợ lấy cổ phiếu cho Chính phủ Mỹ.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 5/8 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 5/8: chỉ số Dow Jones giảm 39,22 điểm, tương đương -0,42%, chốt ở mức 9.280,97.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 18,26 điểm, tương đương -0,91%, chốt ở mức 1993,05.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 2,93 điểm, tương đương -0,29%, đóng cửa ở mức 1.002,72.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số lượng người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Báo cáo về thị trường việc làm trong tháng 7.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm phiên thứ hai
Chứng khoán khu vực tiếp tục giảm điểm sau những thông tin bất lợi từ ngành dịch vụ và thị trường việc làm ở Mỹ.
Cổ phiếu khối năng lượng nằm trong nhóm giảm điểm mạnh nhất, trong đó cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil, Repsol, Total và StatoilHydro giảm từ 0,8% đến 3,9%.
Cũng giống như thị trường Mỹ, cổ phiếu khối tài chính ở châu Âu lại làm lực đỡ mạnh cho thị trường tránh một phiên giảm điểm sâu. Cổ phiếu của Societe Generale lên 6%, cổ phiếu AXA tiến thêm 1,7%, cổ phiếu Lloyds Banking Group tăng 10,6%, các cổ phiếu Standard Chartered, Barclays, Royal Bank of Scotland, UBS và Commerzbank tăng từ 1,1% đến 4,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 24,24 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 4.647,13. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,18%, khối lượng giao dịch đạt 30,46 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,51%, khối lượng giao dịch đạt 174,24 triệu cổ phiếu.
Sắc đỏ phủ khắp thị trường chứng khoán châu Á
Phiên giao dịch trước đó, chứng khoán châu Á đã đuối sức khi nhiều thị trường giảm điểm nhẹ, còn những thị trường khác duy trì mức tăng điểm không đáng kể. Điều này báo hiệu cho thấy sức cầu đã suy giảm.
Đên 4/8, thị trường chứng khoán Mỹ mặc dù lên điểm nhưng biên độ tăng không đủ mạnh để có thể tác động tích cực tới thị trường châu Á ngày 5/8. Rõ ràng sau chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, nhà đầu tư đã bắt đầu chốt lãi. Hơn nữa thị trường không có đủ thông tin hỗ trợ để tiếp tục đi lên.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này đã giảm 1,1% xuống 111,84 điểm, sau khi tăng nhẹ phiên liền trước.
Trong khi đó, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy yếu tố nội lực và niềm tin của nhà đầu tư đã đưa chỉ số VN-Index một mình lên điểm. Dù sức cầu, điểm số tăng chưa đủ để tạo nên một đợt sóng, nhưng sự vững tin của nhà đầu tư trong nước cùng động thái mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đang tạo nên lực đỡ khiến thị trường khó có thể giảm sâu.
Liên quan đến thị trường Australia, cơ quan thống kê nước này vừa cho biết thâm hụt thương mại trong tháng 6 đã được thu hẹp lại so với tháng 5/2009. Trước thực tế xuất khẩu của Australia tăng lên trong khi nhập khẩu lại chững lại, thâm hụt thương mại của nước này chỉ còn 441 triệu Đô la Australia (372 triệu USD), từ mức 737 triệu Đô la Australia trong tháng 5.
Trong tháng 6, xuất khẩu của Australia đã tăng 2% lên 20,4 tỷ Đô la Australia - trong đó xuất khẩu vàng tăng 17% và ngũ cốc tăng 15%. Nhập khẩu trong tháng đạt 20,8 tỷ Đô la Australia - trong đó nhập khẩu nhiên liệu tăng 13% và hàng tiều dùng tăng 4%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 1,55%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,99%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 2,02%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 1,45%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ xuống 0,27%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 0,44 %. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,24%. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,18%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.320,19 | 9.280,97 | 39,22 | 0,42 |
Nasdaq | 2.011,31 | 1.993,05 | 18,26 | 0,91 | |
S&P 500 | 1.005,65 | 1.002,72 | 2,93 | 0,29 | |
Anh | FTSE 100 | 4.671,37 | 4.647,13 | 24,24 | 0,52 |
Đức | DAX | 5.417,02 | 5.353,01 | 64,01 | 1,18 |
Pháp | CAC 40 | 3.476,37 | 3.458,53 | 17,84 | 0,51 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.955,87 | 6.848,24 | 107,63 | 1,55 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.375,00 | 10.252,53 | 122,48 | 1,18 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.796,43 | 20.494,77 | 301,66 | 1,45 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.566,37 | 1.559,47 | 6,90 | 0,44 |
Singapore | Straits Times | 2.650,11 | 2.595,13 | 53,63 | 2,02 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.471,44 | 3.428,50 | 42,94 | 1,24 |
Ấn Độ | BSE | 15.754,36 | 15.788,61 | 42,37 | 0,27 |
Australia | ASX | 4.313,90 | 4.272,20 | 41,70 | 0,97 |
Việt Nam | VN-Index | 476,59 | 481,29 | 4,70 | 0,99 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |