Phố Wall mất điểm vì “tin đồn”
Ngày 20/2, Phố Wall tiếp tục mất điểm trước lo ngại Chính phủ sẽ quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn
Ngày 20/2, Phố Wall tiếp tục mất điểm trước lo ngại Chính phủ sẽ quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn.
Hôm thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 1/2009 đã tăng 0,3%, sau khi giảm 0,8% trong tháng 12/2008.
Mức tăng này tương đương với dự báo của giới phân tích, và đây cũng là tháng đầu tiên kể từ tháng 7/2008, CPI ở Mỹ đã tăng trở lại.
Trong tháng, giá năng lượng đã tăng 1,7% nhưng vẫn giảm 20,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm thì CPI cơ bản ở Mỹ trong tháng 1/2009 tăng 0,2% và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lo ngại quốc hữu hóa ngân hàng lớn
Trong một thông báo nhằm trấn an thị trường, Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ đã bác bỏ thông tin về khả năng sẽ quốc hữu hóa hai ngân hàng hàng đầu ở nước này là Citigroup và Bank of America.
“Chính quyền hoàn toàn tin tưởng rằng, hệ thống ngân hàng tư nhân sẽ là hướng đi đúng đắn”, đại diện Nhà Trắng cho biết.
Bên cạnh đó, kênh truyền hình CNBC cũng loan tin về việc Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố kế hoạch chi tiết về gói giải cứu khối tài chính Mỹ trong tuần tới.
Được biết, từ đầu tháng 2/2009, những lo ngại về khả năng quốc hữu hóa ngân hàng lớn ở Phố Wall của giới đầu tư bắt đầu gia tăng, điều này được thể hiện rõ nét khi giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu khối ngân hàng như Citigroup, Bank of America... khiến các cổ phiếu khối này mất điểm liên tiếp trong 7 phiên giao dịch gần đây.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu khối ngân hàng bắt đầu từ ngày 10/2, khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner công bố kế hoạch giải cứu khối tài chính Mỹ, nhưng không đưa ra chi tiết và lộ trình cụ thể cho kế hoạch này.
Những lo ngại đó đã khiến cổ phiếu khối ngân hàng giảm mạnh trong nhiều ngày qua, trong đó cổ phiếu Citigroup, Bank of America luôn dẫn đầu về biên độ giảm điểm.
Trong ngày, cổ phiếu Citigroup, Bank of America có lúc đã giảm tới 35%, trước khi quay đầu tăng trở lại nhưng vẫn ở mức thấp hơn phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Citigroup giảm 22,35% xuống còn 1,95 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America hạ 2,56% xuống 3,79 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần tiếp tục giảm điểm vì lo ngại Chính phủ Mỹ sẽ quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn.
Chỉ số S&P 500 có lúc đã mất hơn 3% xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua, trước khi phục hồi trở lại nhờ những thông báo trấn an của Chính phủ Mỹ về sự tin tưởng và “mạnh mẽ ủng hộ” đối với hệ thống ngân hàng tư nhân.
Với những khó khăn hiện tại, đặc biệt là nguy cơ quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn và tập đoàn sản xuất ôtô, nhiều chuyên gia phân tích đã dự báo về khả năng chỉ số S&P 500 sẽ mất 20% trong năm 2009 xuống ngưỡng 600 điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 6,17%, chỉ số S&P 500 hạ 6,9%, chỉ số Nasdaq trượt 6,1%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 16,07%, chỉ số S&P 500 mất 14,75%, chỉ số Nasdaq hạ 8,61%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 20/2: chỉ số Dow Jones mất 100,28 điểm, tương đương -1,34%, chốt ở mức 7.365,67.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 1,59 điểm, tương đương -0,11%, chốt ở mức 1.441,23.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,89 điểm, tương đương -1,14%, đóng cửa ở mức 770,05.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 2,12 tỷ cổ phiếu, tăng hơn 600 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 8 cổ phiếu giảm điểm thì có 3 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,57 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu xuống mức thấp nhất trong 6 năm
Chứng khoán châu Âu đã sụt giảm mạnh khi giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu để mua các tài sàn có tính an toàn cao như vàng và trái phiếu.
Lo ngại về suy thoái kinh tế ngày một tồi tệ hơn và nguy cơ quốc hữu hóa nhiều ngân hàng, đã tạo nên một đợt bán tháo cổ phiếu mạnh.
Giá vàng tương lai ở Mỹ vọt qua ngưỡng 1.000 USD/oz và trái phiếu ở châu Âu bất ngờ tăng vọt khiến thị trường chứng khoán bị chao đảo.
Cổ phiếu khối ngân hàng bị bán tháo mạnh nhất, trong đó, cổ phiếu UBS sụt giảm 14%, cổ phiếu Deutsche Bank mất 6,6%, cổ phiếu Credit Agricole giảm 9%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland hạ 11,5%, cổ phiếu Commerzbank trượt 8,6%.
Cổ phiếu khối năng lượng cũng giảm mạnh, trong đó cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil, Total giảm từ 2,5% đến 6,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 giảm 129,31 điểm, tương đương -3,22%, chốt ở mức 3.889,06.
Chỉ số DAX của Đức giảm 4,76%, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 4,25%.
Hôm thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 1/2009 đã tăng 0,3%, sau khi giảm 0,8% trong tháng 12/2008.
Mức tăng này tương đương với dự báo của giới phân tích, và đây cũng là tháng đầu tiên kể từ tháng 7/2008, CPI ở Mỹ đã tăng trở lại.
Trong tháng, giá năng lượng đã tăng 1,7% nhưng vẫn giảm 20,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm thì CPI cơ bản ở Mỹ trong tháng 1/2009 tăng 0,2% và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lo ngại quốc hữu hóa ngân hàng lớn
Trong một thông báo nhằm trấn an thị trường, Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ đã bác bỏ thông tin về khả năng sẽ quốc hữu hóa hai ngân hàng hàng đầu ở nước này là Citigroup và Bank of America.
“Chính quyền hoàn toàn tin tưởng rằng, hệ thống ngân hàng tư nhân sẽ là hướng đi đúng đắn”, đại diện Nhà Trắng cho biết.
Bên cạnh đó, kênh truyền hình CNBC cũng loan tin về việc Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố kế hoạch chi tiết về gói giải cứu khối tài chính Mỹ trong tuần tới.
Được biết, từ đầu tháng 2/2009, những lo ngại về khả năng quốc hữu hóa ngân hàng lớn ở Phố Wall của giới đầu tư bắt đầu gia tăng, điều này được thể hiện rõ nét khi giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu khối ngân hàng như Citigroup, Bank of America... khiến các cổ phiếu khối này mất điểm liên tiếp trong 7 phiên giao dịch gần đây.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu khối ngân hàng bắt đầu từ ngày 10/2, khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner công bố kế hoạch giải cứu khối tài chính Mỹ, nhưng không đưa ra chi tiết và lộ trình cụ thể cho kế hoạch này.
Những lo ngại đó đã khiến cổ phiếu khối ngân hàng giảm mạnh trong nhiều ngày qua, trong đó cổ phiếu Citigroup, Bank of America luôn dẫn đầu về biên độ giảm điểm.
Trong ngày, cổ phiếu Citigroup, Bank of America có lúc đã giảm tới 35%, trước khi quay đầu tăng trở lại nhưng vẫn ở mức thấp hơn phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Citigroup giảm 22,35% xuống còn 1,95 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America hạ 2,56% xuống 3,79 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần tiếp tục giảm điểm vì lo ngại Chính phủ Mỹ sẽ quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn.
Chỉ số S&P 500 có lúc đã mất hơn 3% xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua, trước khi phục hồi trở lại nhờ những thông báo trấn an của Chính phủ Mỹ về sự tin tưởng và “mạnh mẽ ủng hộ” đối với hệ thống ngân hàng tư nhân.
Với những khó khăn hiện tại, đặc biệt là nguy cơ quốc hữu hóa một số ngân hàng lớn và tập đoàn sản xuất ôtô, nhiều chuyên gia phân tích đã dự báo về khả năng chỉ số S&P 500 sẽ mất 20% trong năm 2009 xuống ngưỡng 600 điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 6,17%, chỉ số S&P 500 hạ 6,9%, chỉ số Nasdaq trượt 6,1%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính ở thị trường Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 16,07%, chỉ số S&P 500 mất 14,75%, chỉ số Nasdaq hạ 8,61%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 20/2: chỉ số Dow Jones mất 100,28 điểm, tương đương -1,34%, chốt ở mức 7.365,67.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 1,59 điểm, tương đương -0,11%, chốt ở mức 1.441,23.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 8,89 điểm, tương đương -1,14%, đóng cửa ở mức 770,05.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 2,12 tỷ cổ phiếu, tăng hơn 600 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 8 cổ phiếu giảm điểm thì có 3 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,57 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu xuống mức thấp nhất trong 6 năm
Chứng khoán châu Âu đã sụt giảm mạnh khi giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu để mua các tài sàn có tính an toàn cao như vàng và trái phiếu.
Lo ngại về suy thoái kinh tế ngày một tồi tệ hơn và nguy cơ quốc hữu hóa nhiều ngân hàng, đã tạo nên một đợt bán tháo cổ phiếu mạnh.
Giá vàng tương lai ở Mỹ vọt qua ngưỡng 1.000 USD/oz và trái phiếu ở châu Âu bất ngờ tăng vọt khiến thị trường chứng khoán bị chao đảo.
Cổ phiếu khối ngân hàng bị bán tháo mạnh nhất, trong đó, cổ phiếu UBS sụt giảm 14%, cổ phiếu Deutsche Bank mất 6,6%, cổ phiếu Credit Agricole giảm 9%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland hạ 11,5%, cổ phiếu Commerzbank trượt 8,6%.
Cổ phiếu khối năng lượng cũng giảm mạnh, trong đó cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil, Total giảm từ 2,5% đến 6,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 giảm 129,31 điểm, tương đương -3,22%, chốt ở mức 3.889,06.
Chỉ số DAX của Đức giảm 4,76%, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 4,25%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.465,95 | 7.365,67 | 100,28 | 1,34 |
Nasdaq | 1.442,82 | 1.441,23 | 1,59 | 0,11 | |
S&P 500 | 778,94 | 770,05 | 8,89 | 1,14 | |
Anh | FTSE 100 | 4.018,37 | 3.889,06 | 129,31 | 3,22 |
Đức | DAX | 4.215,21 | 4.014,66 | 200,55 | 4,76 |
Pháp | CAC 40 | 2.872,60 | 2.750,55 | 122,05 | 4,25 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.528,87 | 4.436,94 | 91,93 | 2,03 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.557,65 | 7.416,38 | 141,27 | 1,87 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.023,36 | 12.699,20 | 324,19 | 2,49 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.107,10 | 1.065,95 | 41,15 | 3,72 |
Singapore | Straits Times | 1.632,60 | 1.594,94 | 34,41 | 2,11 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.227,12 | 2.261,48 | 34,35 | 1,54 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.035,05 | 8.843,21 | 199,42 | 2,21 |
Australia | ASX | 3.398,00 | 3.353,00 | 45,00 | 1,32 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |